Bệnh Meniere là bệnh gì? Có chữa khỏi được không?

2023-04-19 10:06:50

Bệnh Meniere là bệnh lý xảy ra bên trong tai gây rối loạn thính lực. Thậm chí gây mất thính lực cùng các triệu chứng khó chịu làm suy giảm chất lượng cuộc sống. Vậy liệu bệnh Meniere có chữa khỏi được không?

I - Bệnh meniere là bệnh gì?

Bệnh Meniere được đặt theo tên của Prospere Meniere, một bác sĩ người Pháp. Ông cũng chính là người đầu tiên mô tả các triệu chứng của bệnh lý này.

Căn nguyên của tình trạng này là sự tăng lượng dịch và các ion nội mô bất thường trong tai, gây ứ nội dịch. Ngoài ra các chuyên gia cũng cho rằng bệnh có liên quan đến yếu tố gia đình, chấn thương vùng đầu, người bị bệnh về nhiễm trùng tai…

Khi mắc bệnh Meniere, triệu chứng của bệnh thường rất đặc trưng, tuy nhiên, nguyên nhân thường không được xác định một cách rõ ràng. Bệnh Meniere có thể gặp ở nhiều đối tượng, không kể độ tuổi. Trong đó nhóm người từ 40 - 50 tuổi dễ mắc hơn cả, nữ giới cao hơn nam giới. Bệnh cũng có thể xảy ra đối với trẻ em, vì vậy cha mẹ cần quan tâm theo dõi, kịp thời phát hiện sớm triệu chứng để tránh nguy hiểm.

Đây được đánh giá là căn bệnh mạn tính, khó khỏi hẳn. Tuy nhiên người bệnh không phải quá lo lắng bởi đã có nhiều biện pháp điều trị hiệu quả nhằm giảm bớt các triệu chứng khó chịu.

Bệnh Meniere là bệnh gì?

II - Những triệu chứng điển hình của bệnh Meniere

Bệnh Meniere thường xuất hiện theo từng cơn, thông thường kéo dài từ 15 phút và giảm dần vài giờ sau đó. Bao gồm các triệu chứng điển hình như sau:

1. Chóng mặt

Người bệnh có cảm giác quay cuồng, mọi vật xung quanh dường như chuyển động, đảo lộn. Nặng hơn có thể buồn nôn hoặc nôn ói. Triệu chứng chóng mặt thường xảy đến một cách bất ngờ, không báo trước; thường kéo dài từ 15 - 20 phút thậm chí là vài ba giờ hoặc gần một ngày. Ban đầu các cơn chóng mặt thường dữ dội, những lần sau sẽ giảm nhẹ hơn.

NÊN ĐỌC: Những cách điều trị chứng chóng mặt hiệu quả

Chóng mặt là một trong những triệu chứng của bệnh Meniere

2. Mất thính lực

Đây là tình trạng mất khả năng nghe được âm thanh, bạn có thể nghe được những âm thanh không rõ ràng, lúc được lúc mất, thường xuất hiện trong giai đoạn đầu của bệnh. Theo thời gian không khắc phục dần dần có thể dẫn đến tình trạng mất thính lực kéo dài, không thuyên giảm.

Triệu chứng mất thính lực khi mắc bệnh Meniere

3. Ù tai

Các bệnh nhân mắc bệnh thường nghe thấy tiếng ù trong tai, tiếng rung, tiếng huýt sáo, thậm chí là những tiếng rít đến chói tai.

XEM THÊM: Hiện tượng ù tai chóng mặt

4. Cảm giác đầy tai

Người bị bệnh Meniere có cảm giác tai bị đầy, căng tức hoặc như bị bít lại. Thính lực dao động có thể tăng dần hay giảm dần.

III - Nguyên nhân gây ra hội chứng Meniere

Các chuyên gia cho biết hiện nay vẫn chưa xác định chính xác nguyên nhân gây bệnh.

Nguyên nhân xuất phát căn bệnh khi chất nội dịch trong tai có sự thay đổi bất thường khiến nội dịch tích tụ lại ở tai trong. Chất nội dịch là một chất có vai trò ổn định áp suất, thể tích, thành phần hóa học giúp các cơ quan cảm giác bên trong tai hoạt động chính xác.

Nguyên nhân thực sự gây ra chứng bệnh Meniere là gì?

Ngoài ra một số yếu tố nguy cơ gây ra bệnh Meniere bao gồm:

  • Yếu tố di truyền trong gia đình.
  • Các chấn thương ở vùng đầu gây ảnh hưởng đến tai.
  • Người bị các bệnh liên quan đến nhiễm trùng tai giữa hoặc tai trong.
  • Người có rối loạn tự miễn dịch, bị nhiễm virus, chứng bệnh đau nửa đầu.

IV - Bệnh Meniere có nguy hiểm không?

Bệnh Meniere thường xảy ra đối với một tai, tuy nhiên, từ 20% đến 75% trường hợp có khả năng bị ảnh hưởng đến cả hai tai, gây ra những vấn đề về sức khỏe và hạn chế các hoạt động hàng ngày.

  • Những cơn chóng mặt ập đến bất ngờ làm tăng mối nguy hiểm: tai nạn té ngã, quay cuồng khó chịu, mất tập trung khi đang ngồi học hay làm việc, ảnh hưởng đến tâm lý.
  • Tình trạng rối loạn thính lực kéo dài không có phương pháp chữa trị kịp thời có thể bị giảm mạnh khả năng nghe, thậm chí là mất thính lực vĩnh viễn.
  • Ảnh hưởng đến tâm lý người bệnh như tăng cảm giác lo âu, trầm cảm.
Những ảnh hưởng của bệnh Meniere tới sức khỏe

Ngay khi phát hiện ra những dấu hiệu sớm nhất của bệnh Meniere, chúng ta cần đi thăm khám càng sớm càng tốt. Nhất là khi chóng mặt, ù tai có những triệu chứng khó chịu sau kèm theo: đau đầu mất ý thức, đi lại khó khăn, đau ngực… thì cần đến bác sĩ để thăm khám.

V - Chẩn đoán bệnh Meniere như thế nào?

  • Trước tiên bác sĩ sẽ hỏi thăm về các triệu chứng lâm sàng, người bệnh mô tả ù tai, cảm giác đầy tai; những cơn chóng mặt, buồn nôn.
  • Sau đó sẽ tiến hành các phương pháp cận lâm sàng cũng như chẩn đoán hình ảnh.
  • Kiểm tra thính lực giúp nhận ra sự thay đổi về khả năng nghe, phát hiện bất thường đường dẫn truyền dây thần kinh kiểm soát thính giác từ ốc tai lên tới não.
  • Chụp cộng hưởng MRI để xác định xem có khối u dây thần kinh thính giác nào hay không.
  • Tiến hành Electrocochleography (ECOG), một hoạt động thử nghiệm nhằm đo các hoạt động điện của tai trong.
  • Ngoài ra sẽ kiểm tra thêm về tai mũi họng hoặc hệ thần kinh.
Chẩn đoán bệnh Meniere như thế nào?

VI - Điều trị bệnh meniere như thế nào?

Hiện nay các phương pháp điều trị bệnh meniere phổ biến là điều trị nội khoa, ngoại khoa và thực hiện một số hướng dẫn tại nhà.

1. Điều trị nội khoa

  • Các bác sĩ sẽ đưa ra một số chỉ định nhằm giảm bớt đi các triệu chứng khó chịu, nhất là triệu chứng chóng mặt phổ biến.
  • Các thuốc làm giảm triệu chứng chóng mặt, buồn nôn như các thuốc kháng histamin.
  • Dùng các thuốc chống viêm, giảm sưng đau, nhiễm trùng bên trong tai sẽ giúp giảm đi tình trạng chóng mặt, buồn nôn.
  • Dùng thuốc làm giảm tình trạng ứ dịch, giảm áp suất lượng chất lỏng bên trong cơ thể nhằm điều chỉnh những áp lực ở bên trong tai.
  • Thuốc làm giảm đi tần suất, mức độ nghiêm trọng trước các đợt tấn công của bệnh như một số loại thuốc lorazepam, benzodiazepin.

2. Điều trị ngoại khoa

Người bệnh trải qua những cơn chóng mặt nghiêm trọng, bị các triệu chứng khó chịu khác dẫn tới suy nhược, mệt mỏi đã áp dụng các phương pháp điều trị khác nhưng không khả quan nên sẽ tiến hành điều trị ngoại khoa để xử lý các chất lỏng bên trong tai, các vấn đề liên quan đến dây thần kinh.

Phương pháp điều trị nội khoa cho bệnh Meniere

3. Điều trị tại nhà

  • Dùng máy trợ thính cải thiện khả năng nghe khoảng 2 - 3 lần hằng ngày, mỗi ngày độ tầm 5 phút.
  • Khi chóng mặt bất ngờ kéo đến hãy nằm hoặc ngồi xuống nghỉ ngơi ở nơi yên tĩnh, ít ánh sáng. Uống trà gừng, nước lọc để dịu đi cảm giác khó chịu.
  • Hạn chế tiếp xúc ánh sáng đèn, điều tiết mắt nhiều khi đọc nhiều sách, xem nhiều TV, điện thoại…
  • Tránh căng thẳng, stress.
  • Hạn chế uống cà phê, hút thuốc.

VII - Những lưu ý cho người mắc bệnh Meniere

Người bệnh hoàn toàn có thể kiểm soát các triệu chứng của bệnh Meniere bằng sự điều chỉnh về chế độ ăn uống, sinh hoạt.

1. Chế độ ăn uống

  • Có cho mình một chế độ ăn uống khoa học và điều độ sẽ giúp giảm tần suất xuất hiện triệu chứng bệnh Meniere.
  • Ăn uống điều độ, nên ăn 5 - 6 bữa nhỏ thay vì 3 bữa chính. Hạn chế dùng các thực phẩm có hại giảm lưu lượng máu huyết.
  • Giảm hàm lượng đường, muối nhằm hạn chế tích nước trong cơ thể tránh làm trầm trọng thêm các triệu chứng cũng như ngăn chặn tái phát bệnh Meniere.
Một số biện pháp hạn chế tình trạng bệnh Meniere

2. Thay đổi một số thói quen sinh hoạt khác

  • Tránh dùng cà phê, trà, thuốc lá, nước ngọt, chất kích thích bởi những thực phẩm này có thể sẽ khiến các triệu chứng bệnh càng thêm nặng hơn.
  • Giảm áp lực, lo lắng, căng thẳng giúp giảm độ trầm trọng của các triệu chứng bệnh.
  • Hạn chế bị căn bệnh đau nửa đầu (Migraine), nhiều tài liệu nghiên cứu chỉ ra rằng bệnh đau nửa đầu (Migraine) và bệnh Meniere có mối liên hệ mật thiết với nhau. Vì vậy việc giảm bớt cơn đau nửa đầu sẽ giúp giảm đi chứng bệnh Meniere.

Bệnh Meniere là căn bệnh mạn tính phổ biến, người bệnh hoàn toàn có thể kiểm soát tốt triệu chứng nhờ các biện pháp điều trị phù hợp, phòng ngừa hằng ngày Tuyệt đối không chủ quan xem nhẹ bởi có thể gây ra biến chứng ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe, cuộc sống.

Lên đầu trang
Loading