Người bị rối loạn tiêu hóa nên ăn uống gì và kiêng gì để nhanh hồi phục?

2022-09-06 10:01:00

Rối loạn tiêu hóa nên ăn gì và kiêng gì để thể trạng cơ thể nhanh hồi phục. Đây là băn khoăn của nhiều khách hàng bởi chế độ ăn uống có ảnh hưởng trực tiếp đến thể trạng và đề kháng cơ thể. Người bị rối loạn tiêu hóa cần xây dựng thực đơn khoa học để giảm triệu chứng bệnh nhanh chóng. Vì vậy hãy cùng chúng tôi khám phá thông tin ở bài viết dưới đây nhé!

I - Rối loạn tiêu hóa nên ăn gì?

Rối loạn tiêu hóa là quá trình tiêu hóa thức ăn trong ống tiêu hóa bị đảo lộn và cản trở, gây ra những triệu chứng không mong muốn. Mặc dù là triệu chứng liên quan đến đường tiêu hóa nhưng tình trạng này nếu kéo dài sẽ biến chứng thành nhiều bệnh lý nguy hiểm.

Vậy ăn gì khi bị rối loạn tiêu hóa? Chúng tôi sẽ gợi ý đến bạn các món ăn chất lượng, an toàn để cải thiện chức năng hệ tiêu hóa.

1. Chuối

Chuối được đánh giá là một trong những thực phẩm hàng đầu cho hệ tiêu hóa vì chứa hàm lượng kali cao, giàu chất điện phân. Việc này giúp cơ thể bù đắp lượng kali và chất điện giải đã bị hao hụt trước đó khi người bệnh bị nôn ói, đi ngoài nhiều.

Bên cạnh đó, trong chuối còn chứa chất xơ có tác dụng hấp thu hết chất lỏng dư thừa ở đường ruột. Quá trình giúp hệ thống đường ruột khôi phục các vi khuẩn có ích, tạo sự cân bằng hệ vi sinh đường ruột.

rối loạn tiêu hóa nên ăn gì

Người bị rối loạn tiêu hóa ăn chuối giúp tăng lợi khuẩn cho đường ruột

2. Sữa chua

Muốn cải thiện rối loạn tiêu hóa ăn sữa chua rất hiệu quả. Sữa chua có chứa probiotic và lượng lớn lợi khuẩn giúp cải thiện chứng rối loạn rất hiệu quả nhờ kích thích hệ tiêu hóa hoạt động nhịp nhàng và tăng cường hệ miễn dịch, khắc phục các triệu chứng của rối loạn tiêu hóa như táo bón, khó tiêu…

3. Táo

Rối loạn tiêu hóa nên ăn trái cây gì thì táo chính là đáp án thuyết phục nhất. Táo là loại trái cây giàu vitamin C, chứa cả chất xơ hòa tan và không hòa tan, giúp khắc phục chứng táo bón và tiêu chảy rất tốt. Ngoài ra, táo có khả năng làm giảm nguy cơ nhiễm trùng đường ruột, cải thiện sức khỏe tổng thể.

4. Các loại hoa quả giàu vitamin C

Người bị rối loạn tiêu hóa nên ăn gì để cải thiện các chức năng đường ruột hiệu quả? Người bệnh nên lựa chọn thực phẩm giàu vitamin C để chống oxy hóa và xoa dịu chức năng đường ruột. Các loại quả giàu vitamin C như dứa, cam, quýt, ổi, bưởi… có vị ngọt thanh và dễ kiếm trong tự nhiên. Các nhóm quả này có tác dụng chống oxy hóa, đào thải chất cặn bã ra ngoài cơ thể, làm dịu hệ thống tiêu hóa.

5. Bơ

Bơ chứa hàm lượng cao chất xơ và chất béo không bão hòa đơn lành mạnh, rất tốt cho đường tiêu hóa cũng như túi mật, tuyến tụy và gan. Ngoài ra, bơ nhờ chuyển đổi beta-carotene thành vitamin A cũng rất cần thiết cho niêm mạc lót của toàn bộ đường tiêu hóa.

bị rối loạn tiêu hóa nên ăn bơ

Bơ cung cấp dưỡng chất cần thiết để bảo vệ niêm mạc dạ dày

6. Đu đủ

Trong quả đu đủ có chứa một loại enzyme tiêu hóa mạnh gọi là papain. Papain thường được sử dụng làm một trong những thành phần có trong các loại men tiêu hóa, giúp hỗ trợ quá trình tiêu hóa protein, cải thiện các triệu chứng của viêm đại tràng co thắt như táo bón, đầy hơi... Do đó, đu đủ là thực phẩm không thể thiếu trong thực đơn cho người rối loạn tiêu hóa.

7. Khoai lang

Khoai lang cũng là sự lựa chọn tốt cho hệ tiêu hóa vì có chứa nhiều vitamin, khoáng chất, chất xơ và carbohydrate. Các hợp chất có khả năng phòng ngừa và cải thiện viêm loét dạ dày, tá tràng, tăng cường sức khỏe đường ruột.

8. Gừng

Gừng từ xưa đã được xem là bài thuốc nhờ đặc tính kháng viêm, kháng khuẩn, giúp hỗ trợ tiêu hóa, cải thiện chứng đầy bụng, khó tiêu, buồn nôn, co thắt dạ dày hiệu quả.

9. Ngũ cốc nguyên hạt

Ngũ cốc nguyên hạt (là những loại ngũ cốc có 100% các thành phần cám, mầm, nội nhũ như yến mạch, hạt quinoa, các sản phẩm làm từ lúa mì nguyên chất) chứa hàm lượng chất xơ, vitamin và khoáng chất có tác dụng nuôi dưỡng các loại vi khuẩn có lợi trong đường ruột, tăng khối lượng phân để cải thiện tiêu hóa, giảm chứng táo bón.

thực đơn cho người rối loạn tiêu hóa

Sử dụng ngũ cốc nguyên hạt cho người rối loạn tiêu hóa

10. Rau thì là

Không chỉ là loại gia vị cho các món ăn ngon, rau thì là còn có khả năng cải thiện sức khỏe tiêu hóa, ngăn ngừa táo bón hiệu quả. Trong Đông y, loại gia vị này có tính nóng, cân bằng âm dương nên chống co thắt, cải thiện các triệu chứng của rối loạn tiêu hóa như ợ nóng, ợ hơi.

11. Rau xanh màu đậm

Rau màu xanh đậm cung cấp chất cơ và magie, bổ sung một phần lớn vào phân để đẩy nhanh tốc độ đào thải tạp chất ra khỏi cơ thể, cải thiện các cơn co thắt ở đường tiêu hóa. Đặc biệt, nó còn góp phần nuôi dưỡng lợi khuẩn và làm suy yếu khả năng hoạt động của các vi khuẩn xấu trong đường ruột.

12. Thịt trắng

Ăn thịt trắng như thịt gà, cá sẽ giúp hệ tiêu hóa làm việc tốt hơn so với việc ăn các loại thịt đỏ dễ gây khó tiêu, đầy bụng. Các giá trị dinh dưỡng trong thịt trắng tuy không nhiều bằng thịt đỏ nhưng vẫn bổ sung hàm lượng dưỡng chất cần thiết cho cơ thể.

13. Nước hầm xương

Trong nước hầm xương có gelatin hình thành từ các axit amin glutamine và glycerine có khả năng cải thiện triệu chứng của viêm ruột. Mặt khác, các dưỡng chất trong nước hầm xương có khả năng liên kết với chất lỏng trong đường tiêu hóa để hấp thu dưỡng chất dễ dàng hơn.

14. Cá hồi

Hàm lượng axit béo omega - 3 dồi dào trong cá hồi sẽ giúp cơ thể bạn giảm các triệu chứng viêm, cải thiện sức khỏe đường tiêu hóa của bạn. Cá hồi có thể kết hợp với các rau củ quả tạo thành món salat dễ ăn, tăng cường chức năng tiêu hóa tốt nhất.

rối loạn tiêu hóa nên ăn gì

Cá hồi bổ sung nhiều Omega 3 cho cơ thể

II - Rối loạn tiêu hóa không nên ăn gì?

Người bị rối loạn tiêu hóa cần chú trọng đến chế độ dinh dưỡng để cơ thể nhanh hồi phục. Bên cạnh các loại thực phẩm cần bổ sung thì cần loại bỏ các món ăn dưới đây ra khỏi thực đơn:

1. Các món ăn tái sống hoặc bảo quản lâu ngày

Đồ ăn sống, tái như gỏi cá, rau sống, nộm, tiết canh...tiềm ẩn rất nhiều hại khuẩn cho đường ruột, nguy hiểm hơn là có thể gây ngộ độc thực phẩm.
Bên cạnh đó, các loại thức ăn đã bảo quản lâu ngày dễ bị ôi thiu cũng chứa nhiều vi khuẩn cần loại bỏ ra khỏi thực đơn của người rối loạn tiêu hóa.

2. Rượu bia và các chất kích thích

Các loại đồ uống có cồn như rượu, bia hay chứa chất kích thích như thuốc lá, cà phê là món mà người rối loạn tiêu hóa nên tránh. Các loại thực phẩm này gây kích thích hệ tiêu hóa, cản trở quá trình hấp thụ dinh dưỡng khiến người bệnh bị ảnh hưởng nghiêm trọng.

3. Các món ăn nhiều dầu mỡ, gia vị cay nóng

Bao gồm đồ chiên rán, đồ ăn nhanh, các món xào… cũng là nhóm thực phẩm mà người bệnh cần tránh bởi chúng sẽ làm trầm trọng thêm các triệu chứng của rối loạn tiêu hóa như khó tiêu, ợ hơi, tiêu chảy…

Ngoài ra các thực phẩm chứa nhiều các gia vị cay nóng cũng sẽ ảnh hưởng xấu đến hệ tiêu hóa, khiến tình trạng thêm trầm trọng hơn.

rối loạn tiêu hóa không nên ăn gì

Hạn chế sử dụng món ăn nhiều dầu mỡ

4. Sữa và các chế phẩm từ sữa có lactose

Đa số người bị rối loạn tiêu hóa không thể dung nạp đường lactose vào cơ thể. Khi chất này tồn đọng quá lâu trong cơ thể sẽ gây tình trạng đau bụng, tiêu chảy, đầy hơi khó chịu. Vì thế trong giai đoạn này, người bệnh nên hạn chế sử dụng đồ ăn từ sữa hoặc chế phẩm từ sữa.

5. Đồ ăn nhiều đường

Các loại bánh ngọt, hoa quả khô, nước ngọt, socola… có thể làm tăng áp lực cho dạ dày, đại tràng, làm nặng thêm các tình trạng ợ hơi, ợ chua và đầy bụng. Chính vì vậy, chúng cũng được coi là kẻ thù cho người bị rối loạn tiêu hóa.

III - Người rối loạn tiêu hóa khi ăn chú ý điều gì?

Các món ăn giúp cải thiện hệ tiêu hóa cần được xây dựng theo hướng hài hòa, cân bằng dưỡng chất. Vì vậy người bị rối loạn tiêu hóa khi ăn uống nên chú ý vấn đề sau:

  • Ăn các bữa ăn nhỏ và ăn thường xuyên: Tiêu thụ các phần nhỏ hơn trong ngày thay vì các bữa ăn lớn có thể giúp dễ tiêu hóa và giảm thiểu các triệu chứng. Có thể có lợi nếu tránh ăn gần giờ đi ngủ để giảm nguy cơ trào ngược hoặc khó chịu vào ban đêm.
  • Tập trung vào chế độ ăn uống cân bằng: bổ sung nhiều loại thực phẩm giàu giúp cân bằng chất dinh dưỡng hiệu quả. Tăng cường bổ sung trái cây, rau, ngũ cốc nguyên hạt, thịt nạc. Những thực phẩm này cung cấp các chất dinh dưỡng thiết yếu đồng thời hỗ trợ sức khỏe tiêu hóa tổng thể.
  • Bổ sung chất xơ hợp lý: Tăng chất xơ hòa tan từ thực phẩm như chuối và rau nấu chín có thể cải thiện triệu chứng. Một số người bệnh giảm chất xơ không hòa tan từ thực phẩm như cám, rau sống và đậu có lợi đến sức khỏe.
  • Bổ sung đủ nước cho cơ thể: Uống đủ nước là điều cần thiết để duy trì sức khỏe tiêu hóa. Lượng nước vừa đủ giúp làm mềm phân, ngăn ngừa táo bón và hỗ trợ tiêu hóa tổng thể.

Rối loạn tiêu hóa nên ăn gì và không nên ăn gì được chúng tôi giải đáp chi tiết ở bài viết. Hy vọng dựa trên những thông tin đó, khách hàng đã xây dựng chế độ dinh dưỡng an toàn, khoa học trong giai đoạn hệ tiêu hóa bị tổn thương. Khi lên chế độ dinh dưỡng cân đảm bảo cân bằng các chất để tránh ảnh hưởng đến thể trạng cơ thể.

thông tin tư vấn

Lên đầu trang
Loading