Không ngủ được, ngủ chập chờn làm gì để ngủ ngon?

2021-11-28 14:48:09

Bạn có đang rơi vào tình trạng giấc ngủ chập chờn mỗi đêm, không ngủ được trọn giấc, ngủ không ngon, dễ tỉnh vào ban đêm, sáng hôm sau tỉnh dậy cảm thấy người uể oải thiếu năng lượng, và những đêm tiếp theo vẫn tiếp tục lặp lại tình trạng như vậy?

Nếu cứ liên tục xảy ra hiện tượng này kéo dài, đừng coi thường và chủ quan. Trạng thái này có thể là dấu hiệu mà cơ thể đang cảnh báo về một số vấn đề sức khỏe nào đó không tốt.

Ngủ chập chờn có thể là dấu hiệu của bệnh gì? Và làm thế nào để dễ dàng ngủ ngon, trọn giấc? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu!

1. Không ngủ được, ngủ chập chờn nguyên nhân do đâu?

Một người trưởng thành cần 7-9 tiếng ngủ mỗi ngày để đảm bảo cơ thể được nghỉ ngơi, hình thành trí nhớ, làm lành những tổn thương, sản sinh kháng thể tăng miễn dịch…

Nhưng ở nhiều người, độ dài giấc ngủ của họ có thể đủ nhưng chất lượng giấc ngủ lại rất kém: Ngủ không liền mạch, bị tỉnh giấc nhiều lần, ngủ chập chờn, không sâu giấc, bị tỉnh rồi có thể ngủ lại được ngay hoặc không ngủ được, trằn trọc một lúc lâu thậm chí đến sáng…

Có một số nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng ngủ chập chờn, cũng là những vấn đề mà chúng ta cần chú ý cảnh giác vì có thể là bệnh lý tiềm ẩn cần can thiệp sớm:

  • Stress căng thẳng: Khi rơi vào stress, các xung thần kinh và não bộ phải chịu nhiều áp lực tiêu cực, sinh ra phản ứng tăng nhạy cảm quá độ. Hormone điều hòa giấc ngủ melatonin cũng không được tổng hợp đầy đủ, dẫn đến tình trạng ngủ chập chờn, dễ tỉnh.
  • Do chế độ dinh dưỡng không lành mạnh: Chất béo bão hòa, caffein, cồn… có thể tác động vào hệ thần kinh trung ương khiến não bộ tỉnh táo cưỡng chế kéo dài, khiến cơ thể không ngủ được, khó ngủ, ngủ không sâu…
  • Do nội tiết tố thay đổi: Hormone estrogen và progesterone nếu có sự thay đổi bất thường thì cũng rất dễ gây ra tình trạng khó ngủ, ngủ không sâu, chập chờn.
  • Trước khi ngủ dùng máy tính, điện thoại lâu: Ánh sáng xanh cũng làm ảnh hưởng việc tổng hợp melatonin, trong cơ thể, vì não bộ đang nhận biết nhầm thời gian ngày-đêm.
  • 90% nguyên nhân gây ngủ chập chờn do thiếu máu lên não: Trên thực tế, hầu hết các trường hợp không ngủ được, ngủ chập chờn, không sâu giấc lại chính là vì thiếu máu lên não. Tuyến tùng tại não bộ đảm nhận vai trò sản sinh hormone melatonin, là yếu tố gây buồn ngủ và tạo giấc ngủ ngon. Nếu như não không được tưới máu đầy đủ, hoạt động của tuyến tùng bị ảnh hưởng thì khó ngủ, không ngủ được, ngủ chập chờn không sâu giấc là điều dễ hiểu.

Vì thế, chỉ cần nắm được nguyên nhân chính là thiếu máu lên não, người bệnh sẽ có phương án điều trị cải thiện hiệu quả hơn hẳn.

2. Những điều cần lưu ý để có giấc ngủ ngon trọn vẹn

Nếu như người bệnh chỉ mới khởi phát chứng ngủ chập chờn, không sâu giấc thì đơn giản chỉ cần thử thay đổi các lối sinh hoạt không lành mạnh của mình và theo dõi chuyển biến.

Tuy nhiên, nếu đã áp dụng mà tình trạng vẫn tiếp tục kéo dài lâu hơn 3 tuần thì người bệnh sẽ cần đến những phương pháp triệt để, hiệu quả hơn.

2.1. Tự kiểm soát căng thẳng, stress

Đây là điều mà tự mỗi người cần phải điều chỉnh công việc, cuộc sống của bản thân để làm sao cho cân bằng được những áp lực căng thẳng phải đối mặt mỗi ngày.

Hãy cố gắng duy trì thời gian làm việc mỗi ngày ở khoảng 7-8 tiếng, để cho não bộ được nghỉ ngơi 1-2 tiếng trước giờ đi ngủ và hạn chế suy nghĩ về những điều tiêu cực trước khi ngủ. Trạng thái ngủ chập chờn, không ngủ được sẽ được cải thiện dần dần theo đó.

2.2. Một số hoạt động nhằm thư giãn não bộ

  • Đọc sách: Vừa để tăng kiến thức cho bản thân, vừa giúp thoải mái thần kinh, giảm căng thẳng và mệt mỏi.
  • Nghe nhạc: Nghe một số bài hát yêu thích mang âm hưởng nhẹ nhàng, nhạc không lời sẽ tăng khả năng loại bỏ những năng lượng tiêu cực, giảm mệt mỏi cho não bộ.
  • Tắm với nước ấm: Nhiệt độ nước ấm sẽ giúp thư giãn các mạch máu ngoại vi, cho cảm giác thư thái, dễ chịu và cũng giúp ngủ ngon hơn.
  • Trò chuyện với những người thân thiết: Tâm sự với những người thân thiết xung quanh sẽ giúp loại bỏ bớt nhiều phiền muộn, tinh thần lạc quan vui vẻ hơn.
doc-sach-de-ngu-hon
Đọc sách 6 phút trước khi đi ngủ có thể làm giảm 68% căng thẳng, giúp ngủ ngon hơn.

2.3. Luyện tập yoga và thiền để giảm tình trạng ngủ chập chờn

Yoga và thiền định giúp chúng ta tĩnh tâm, loại bỏ những suy nghĩ tiêu cực, lấy lại nguồn năng lượng tươi mới, thư giãn tư tưởng…

Ngoài ra, yoga còn giúp thư giãn gân cốt, góp phần điều hòa khí huyết, thúc đẩy tuần hoàn máu, rất có hiệu quả đối với những người bị khó ngủ, không ngủ được, ngủ chập chờn.

2.4. Điều chỉnh lại chế độ dinh dưỡng

  • Một số thực phẩm tốt nên ưu tiên: Socola, chuối, cá hồi, sữa chua, trứng, đậu nành, hạt sen…
  • Một số thực phẩm nên tránh: Cà phê, pho mát, đồ ăn nhanh, đồ đóng hộp, đồ quá cay, đồ nhiều đường, đồ nhiều dầu mỡ…
an-uong-dieu-do
Thực phẩm giàu vitamin B6 như khoai tây, cá hồi, thịt bò, trứng,… rất tốt cho người bị mất ngủ

2.5. Kiểm soát những thói quen lối sống không khoa học

  • Hạn chế các loại đồ uống có cồn, caffeine và những món nhiều dầu mỡ vào bữa tối, tránh ăn khuya, ăn no trước khi đi ngủ.
  • Không nên dùng máy tính, điện thoại liên tục trước giờ đi ngủ.
  • Tập thói quen ngủ đúng giờ, dậy đúng giờ, không nằm quá lâu trên giường.
  • Ban ngày cần để cơ thể tiếp xúc với ánh sáng mặt trời.
  • Tránh vận động mạnh quá sức trước giờ đi ngủ.

3. Tăng cường máu lên não nhờ sản phẩm đạt chuẩn Đông y thế hệ 2, giải quyết tận gốc nguyên nhân khiến giấc ngủ chập chờn

Theo nguyên lý y học cổ truyền, nguyên nhân chính gây nên chứng ngủ không sâu, khó ngủ, không ngủ được, ngủ chập chờn là do thiếu máu lên não.

Vì vậy, cơ chế tác động của Đông y là tăng cường lượng máu lưu thông lên não, bổ huyết, an thần, nhờ vậy sẽ thực sự giúp giấc ngủ tự nhiên diễn ra dễ dàng hơn, chất lượng giấc ngủ cũng được nâng cao, sau khi tỉnh dậy cơ thể sẽ thấy thoải mái, đầu óc thư giãn nhiều năng lượng.

Tuy nhiên không phải tất cả các sản phẩm Đông y đều có thể tác động đúng vào căn nguyên gây bệnh. Chỉ những sản phẩm đạt chuẩn Đông y thế hệ 2 mới có thể đem lại hiệu quả rõ rệt:  5-7 ngày là đã cảm thấy sự thay đổi tích cực hơn hẳn; dùng duy trì 3 tháng không chỉ giúp ngủ ngon mà còn tăng cường trí não, tăng sức tập trung, cơ thể khỏe mạnh, linh hoạt. 

Vì sao sản phẩm trị mất ngủ đạt chuẩn Đông y thế hệ 2 lại được tin tưởng và đạt hiệu quả cao trong hỗ trợ điều trị chứng ngủ chập chờn, không ngủ được?

  • Thuốc Đông y thế 2 là thuốc điều trị chủ đạo, dùng cho bệnh nặng, cạnh tranh hiệu quả với tân dược, nhất là trong điều trị, HẠN CHẾ TÁI PHÁT bệnh mạn tính. (Theo Hội nghị Quốc tế về thảo dược năm 2013 tại Seoul)
  • Bào chế theo các phương pháp đặc biệt trong Ngự y mật phương ( bao gồm các bài thuốc từng được ngự y sử dụng để chữa bệnh mất ngủ cho vua chúa, quan lại Hoàng cung). Hiệu quả bài thuốc đã được chứng minh qua lịch sử nhiều thế kỷ.
  • Được sản xuất trên tiêu chuẩn GMP-WHO (hệ thống quy định và những hướng dẫn của Tổ chức Y tế Thế giới, đảm bảo nhà sản xuất luôn làm ra sản phẩm đạt chất lượng đăng ký và an toàn cho người sử dụng)

Chính vì vậy sản phẩm trị mất ngủ Đông y thế hệ 2 có hiệu quả tốt với cả những trường hợp thiếu ngủ, mất ngủ kéo dài nhiều tháng, thậm chí nhiều năm, đã “nhờn thuốc” với nhiều phương pháp chữa trị trước đó.

Không ngủ được, ngủ chập chờn, không sâu giấc nếu chỉ diễn ra tạm thời hay cấp tính cũng không quá nguy hiểm.

Nhưng nếu tình trạng diễn ra kéo dài, người bệnh có thể sẽ đối mặt với nhiều hệ quả không lường đến như suy nhược cơ thể, suy nhược thần kinh, kém tập trung, suy giảm trí nhớ, thậm chí biến chứng nặng còn có thể đột quỵ, nhồi máu não.

Chủ yếu các hệ quả này là do tình trạng thiếu máu não gây ra. Vì thế, mỗi người cần hiểu đúng về bệnh để trị đúng nguyên nhân, cho hiệu quả nhanh và toàn diện hơn, quan trọng là ngăn tái phát tối đa mà vẫn đảm bảo an toàn, lành tính.

Nếu bạn hoặc người thân đang gặp các triệu chứng về mất ngủ, không ngủ được, ngủ chập chờn, có thắc mắc về bệnh lý mất ngủ cần được giải đáp, vui lòng liên hệ tới HOTLINE 0818.122.122 để được Dược sĩ Nhất Nhất tư vấn trực tiếp và miễn phí!

Lên đầu trang
Loading