Thiếu ngủ là gì? Ngủ không đủ giấc có thể khiến cơ thể chịu tổn thương như thế nào?

2022-11-23 09:05:00

Người trưởng thành cần 7-9 giờ ngủ mỗi ngày để đảm bảo sức khỏe và trí não được nghỉ ngơi, hoạt động tốt. Nhưng ở những người bị thiếu ngủ, họ không đạt đủ thời lượng này nên cả thể chất và tinh thần đều bị ảnh hưởng.

Ở những người này thường xuất hiện các triệu chứng đau đầu thường xuyên, cảm giác mệt mỏi uể oải cả ngày, cơ thể như không có năng lượng, dễ cáu gắt, trí nhớ giảm sút, kém tập trung, năng suất làm việc giảm…

1. Thiếu ngủ là gì?

hau-qua-cua-thieu-ngu
Giấc ngủ tạo cơ hội cho cơ thể chúng ta phục hồi, do đó, việc thiếu ngủ có thể tác hại đến sức khỏe.

Thiếu ngủ thực ra chưa được gọi là bệnh lý mà chỉ là từ được dùng để mô tả tình trạng xảy ra khi một người có thời gian ngủ ít hơn so với nhu cầu cơ thể thông thường.

Dù không phải là bệnh lý nhưng nếu trạng thái này liên tiếp kéo dài thì đó hoàn toàn có thể là triệu chứng cảnh báo của một số căn bệnh nào đó, hoặc chính chứng thiếu ngủ cũng có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm cho sức khỏe tổng thể.

Những người bị thiếu ngủ kéo dài thường xuất hiện một số triệu chứng như sau:

  • Vào ban ngày buồn ngủ rất nhiều, ngủ gật liên tục, đặc biệt là khi chỉ hoạt động trí não, không có vận động thể chất (Ví dụ đọc sách, làm việc văn phòng, xem tivi…).
  • Tâm trạng hay bị chán nản, dễ cáu gắt.
  • Rất khó tập trung vào một việc gì đó, hay bị gián đoạn sự chú ý.
  • Hay quên vặt và thường gặp khó khăn khi phải học một khái niệm mới.
  • Bị tăng cân.

2. Vì sao ngủ đủ giấc rất quan trọng?

Ngủ không chỉ là lúc thư giãn cuối ngày, ngủ còn mang rất nhiều ý nghĩa đối với nhan sắc, sức khỏe cơ thể:

2.1. Giấc ngủ giúp đẹp da, trẻ lâu

Vào ban đêm, mạch máu dưới da giãn nở dưới sự tác động của quá trình trao đổi chất sẽ giúp làn da trở nên hồng hào. Melatonin được tiết ra trong lúc ngủ cũng giúp chống oxy hóa, làm trắng da hiệu quả. Đồng thời, trong suốt giấc ngủ, cơ thể cũng thúc đẩy sản sinh collagen, elastin nhằm giúp da trẻ hóa.

2.2. Giảm cân tốt hơn

Trong lúc ngủ, quá trình trao đổi chất đốt cháy mỡ thừa sẽ diễn ra, các cơ bắp cũng trở nên săn chắc hơn vào ngày hôm sau do được nghỉ ngơi, đồng thời hoạt chất Leptin được sinh ra giúp cơ thể không cảm thấy đói. Chúng ta thường nói “ngủ cho quên đói” là vì lý do này.

2.3. Hợp nhất trí nhớ, cải thiện trí nhớ

Khi ngủ, những thông tin mới mẻ được thu nạp trong ngày sẽ được liên tục phát đi phát lại trong não, hình thành nên trí nhớ. Ngoài ra, ngủ ngon còn giúp cải thiện khả năng sáng tạo, tăng tính logic trong tư duy.

2.4. Tăng khả năng miễn dịch, đề kháng tốt hơn, sống thọ hơn

Giấc ngủ ngon kích thích cơ thể sản sinh các chất giúp làm tăng lượng bạch cầu và hỗ trợ thúc đẩy hiệu quả thải độc của gan, đồng thời còn góp phần tiêu diệt vi khuẩn, chất độc hại xâm nhập cơ thể, nhờ đó giúp tăng cường hệ miễn dịch, giảm khả năng mắc các bệnh vặt như cảm lạnh, sốt, cúm…

2.5. Não được nghỉ ngơi, bảo dưỡng phục hồi hệ thần kinh TW

Trong lúc ngủ, các tế bào thần kinh đệm trong não bị co lại, mở rộng không gian khoảng trống giữa các tế bào não, hỗ trợ đẩy nhanh các chất lỏng và lọc bỏ những chất độc hại, giúp giảm stress, bảo dưỡng não và hệ thần kinh tốt hơn.

2.6. Phục hồi những tổn thương

Chính trong thời gian ngủ, những khu vực bị tổn thương trong và ngoài cơ thể sẽ được đẩy nhanh tốc độ chữa lành nhờ các loại hormone phục hồi tế bào được sản sinh mạnh mẽ trong những giấc ngủ ngon.

3. Mỗi ngày ngủ mấy tiếng là đủ?

thieu-ngu-o-tre-em
Thời gian ngủ cần thiết để hoạt động tốt thay đổi theo từng độ tuổi

Ở mỗi giai đoạn của cuộc đời, nhu cầu giấc ngủ sẽ thay đổi khác nhau, tương ứng như sau:

  • Trẻ sơ sinh (dưới 3 tháng tuổi): 14-17 tiếng/ngày.
  • Trẻ ẵm ngửa (4-11 tháng): 12-15 tiếng/ngày.
  • Trẻ biết đi (1-2 tuổi): 11-14 tiếng/ngày.
  • Trẻ mẫu giáo (3-5 tuổi): 10-13 tiếng/ngày.
  • Trẻ tuổi đi học (6-13 tuổi): 9-11 tiếng/ngày.
  • Trẻ vị thành niên (14-17 tuổi): 8-10 tiếng/ngày.
  • Thanh niên (18-25 tuổi): 7-9 tiếng/ngày.
  • Người trưởng thành (26-64 tuổi): 7-9 tiếng/ngày.
  • Người cao tuổi (65 tuổi trở lên): 7-8 tiếng/ngày.

4. Tác hại của việc thiếu ngủ, ngủ không đủ giấc khiến cơ thể tổn thương nặng nề

Thiếu ngủ mãn tính sẽ kéo theo hàng loạt những tác hại, cơ thể phải chịu rất nhiều tổn thương từ nhẹ đến nguy hiểm. Hãy chú ý:

  • Béo phì: Ngủ đủ cũng được chứng minh là có tác dụng trong việc giảm cân tương tự tập gym và ăn rau quả.
  • Trí nhớ ngắn hạn và Alzheimer: Ảnh hưởng trực tiếp đến công việc và cuộc sống.
  • Tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch: Do nhịp tim, huyết áp, nồng độ protein phản ứng C cao nếu thiếu ngủ.
  • Tăng nguy cơ mắc ung thư, đặc biệt là ung thư đại tràng và ung thư vú.
  • Ảnh hưởng thị lực: Dễ mắc các tật khúc xạ, mắt mờ.
  • Tăng nguy cơ mắc tiểu đường typ II.
  • Phản ứng chậm và vụng về, mệt mỏi kéo dài.
  • Dễ cáu gắt, dễ bị kích động.
  • Khó tập trung, dễ mắc sai lầm.
  • Suy giảm hệ miễn dịch, dễ mắc các bệnh thông thường.
  • Đẩy nhanh tốc độ lão hóa da, khó phục hồi.
  • Giảm ham muốn tình dục.
  • Suy nhược cơ bắp vì các tổn thương ít được chữa lành.
  • Đau: Giảm khả năng chịu đau, tăng cường độ cơn đau hơn bình thường.
  • Biến đổi gen: Nếu ngủ ít hơn 6 tiếng mỗi ngày, có đến hơn 700 gen được ghi nhận bất thường, đặc biệt là gen điều khiển hệ miễn dịch và gen phản hồi với sự căng thẳng (số liệu 2013).
  • Các vấn đề khác: Đau đầu, trầm cảm, hội chứng ruột kích thích, ngáy, hội chứng ngưng thở khi ngủ…
  • Tăng nguy cơ tử vong: Ngủ ít hơn 5 tiếng mỗi ngày làm tăng 15% nguy cơ tử vong, chủ yếu là do biến chứng tim mạch.
thieu-ngu-do-cang-thang
Những người thiếu ngủ thường có dấu hiệu dễ rơi vào trạng thái tức giận hay trầm cảm

5. Bị thiếu ngủ nên làm gì để cải thiện?

Để có được phương án cải thiện tình trạng thiếu ngủ tốt nhất, trước hết mỗi người cần xác định được nguyên nhân khiến mình bị mất ngủ, thiếu ngủ là gì. Một số nguyên nhân phổ biến có thể kể đến như:

5.1. Nguyên nhân gây thiếu ngủ thoáng qua (chỉ diễn ra trong vài ngày đến 1 tuần):

  • Do stress, áp lực.
  • Do rối loạn nhịp thức ngủ (thay đổi chỗ ngủ, thay đổi múi giờ, công việc theo ca không cố định…).
  • Sử dụng chất kích thích (rượu, bia, cà phê, thuốc lá…).
  • Các yếu tố môi trường xung quanh (ánh sáng, nhiệt độ, tiếng ồn…).

5.2. Nguyên nhân gây thiếu ngủ kéo dài (diễn ra từ nhiều tuần đến nhiều tháng):

  • Thiếu máu lên não (chiếm phần lớn các trường hợp).
  • Bệnh đa khoa (hô hấp, tiêu hóa, xương khớp, dị ứng, huyết áp…).
  • Bệnh tâm thần (trầm cảm, hưng cảm, nghiện, tâm thần phân liệt, rối loạn lo âu lan tỏa…).
  • Bệnh liên quan giấc ngủ (ác mộng, mộng du, hội chứng ngưng thở khi ngủ…).
  • Bệnh sinh lý (có thai, sau sinh, tiền mãn kinh, mãn kinh…).

5.3. Phương pháp hữu ích cho người bị thiếu ngủ thoáng qua:

Thông thường, ở những trường hợp mới khởi phát, thiếu ngủ thoáng qua không thường xuyên thì đơn giản chỉ cần thử thay đổi một vài thói quen trong sinh hoạt, ăn uống, nghỉ ngơi thì đa phần sẽ thấy cải thiện tốt. Một số phương pháp cải thiện tình trạng thiếu ngủ thể nhẹ không dùng thuốc có thể kể đến như:

  • Điều hòa công việc và cuộc sống để giảm bớt gánh nặng căng thẳng, stress.
  • Cải thiện không gian ngủ lý tưởng: Chăn đệm sạch sẽ, thoáng mát; nhiệt độ dễ chịu; đủ tối, đủ tĩnh…
  • Hạn chế các chất kích thích, không ăn no hay uống nhiều nước trước khi ngủ.
  • Có thể tập yoga hoặc chơi những môn thể thao vừa sức vận động.
  • Luyện tập thói quen đi ngủ và thức dậy vào giờ cố định.

Thế nhưng có một sự thật là hầu hết chúng ta, nhất là người trẻ đều khá chủ quan về giấc ngủ của mình, nên thường để cho tình trạng thiếu ngủ diễn ra liên miên, kéo dài, cho đến khi nhìn thấy một số hệ quả.

5.4. Giải pháp cho người bị thiếu ngủ kéo dài, mãn tính:

Sử dụng thuốc Tây:

  • Thuốc gây ngủ: Cần có sự chỉ dẫn của bác sĩ chuyên khoa trong quá trình sử dụng.
  • Thuốc chống trầm cảm, giải lo âu, thuốc chống loạn thần: Cần chú ý các phản ứng phụ không mong muốn, không dùng kéo dài.

Sử dụng Đông y:

Trong khi Tây y tập trung vào cắt triệu chứng thì Đông y lại chú trọng tác động vào nguyên nhân của vấn đề. Đối với tình trạng thiếu ngủ, Đông y xác định thuộc phạm trù chứng “bất mị”, “bất đắc miên”, “thất miên”.

thuoc-dong-y-chua-thieu-ngu
Sản phẩm Ngự y mật phương - Đông y thế hệ 2 có hiệu quả tốt với cả những trường hợp thiếu ngủ, mất ngủ kéo dài

Nguyên nhân chính được xác định là tinh huyết lên não không đủ (còn gọi là thiếu máu lên não), ngoài ra thì còn có thể do ngũ tạng tâm, can, tỳ, phế, thận suy giảm chức năng (tức là các bệnh lý nền như hen suyễn, đau nhức cơ xương khớp…), và do tà khí bên ngoài nhiễu động làm cho thần bất yên (tứ là các bệnh về tâm thần).

Tuy nhiên, không phải bất cứ sản phẩm Đông y là có thể tác động đúng căn nguyên này. Thị trường tràn lan những sản phẩm Đông y kém chất lượng, hàng giả...không chỉ “vô thưởng vô phạt” mà còn có ảnh hưởng xấu đến sức khỏe.

Chỉ những sản phẩm Ngự y mật phương - Đông y thế hệ 2 có tác dụng bổ khí, hoạt huyết, tăng cường mạnh mẽ máu lên não, từ đó ích não, dưỡng tâm, an thần và điều hòa lại nhịp giấc ngủ bình thường mới có thể giúp người sử dụng cảm thấy dễ ngủ và ngủ ngon hơn, trọn giấc đến sáng. 

Sở dĩ sản phẩm mất ngủ Ngự y mật phương - Đông y thế hệ 2 tạo ra hiệu quả khác biệt các sản phẩm Đông y thông thường là vì:

  • Đạt chuẩn Đông y thế hệ 2, dùng cho bệnh nặng, cạnh tranh hiệu quả với tân dược, HẠN CHẾ TÁI PHÁT bệnh mạn tính (Theo Hội nghị Quốc tế về thảo dược năm 2013 tại Seoul).
  • Bào chế theo các phương pháp đặc biệt trong Ngự y mật phương (bao gồm các bài thuốc từng được ngự y sử dụng để chữa bệnh mất ngủ cho vua chúa, quan lại Hoàng cung). Hiệu quả bài thuốc đã được chứng minh qua lịch sử nhiều thế kỷ.
  • Được sản xuất trên tiêu chuẩn GMP-WHO (hệ thống quy định và những hướng dẫn của Tổ chức Y tế Thế giới, đảm bảo nhà sản xuất luôn làm ra sản phẩm đạt chất lượng đăng ký và an toàn cho người sử dụng)

Chính vì vậy sản phẩm mất ngủ Ngự y mật phương - Đông y thế hệ 2 có hiệu quả tốt với cả những trường hợp thiếu ngủ, mất ngủ kéo dài nhiều tháng, thậm chí nhiều năm, đã “nhờn thuốc” với nhiều phương pháp chữa trị trước đó.

Khi còn bé, chúng ta thường trốn ngủ trưa để vui chơi cùng bạn bè. Nhưng đến khi trưởng thành, ta lại thèm khát những giấc ngủ ngon trong yên bình. Trung bình, mỗi người sẽ dành hẳn 1/3 cuộc đời cho việc ngủ.

Nghe thì có vẻ lãng phí nhưng chính những người thông minh và quan tâm, am hiểu về sức khỏe đều lựa chọn phương án này. Đừng để việc thiếu ngủ trở thành mối nguy hiểm tiềm tàng gây ảnh hưởng đến cả cuộc sống.

Hãy quan tâm đến giấc ngủ của bạn từ hôm nay!

thông tin tư vấn

Lên đầu trang
Loading