Mất ngủ sau sinh: Nguyên nhân, tác hại & cách điều trị

2022-09-05 11:04:00

Theo nghiên cứu, có tới hơn ⅔ số phụ nữ gặp phải các vấn đề về giấc ngủ sau khoảng 6 tháng sau khi sinh hoặc hơn. Vậy đâu là những nguyên nhân chính gây ra tình trạng mất ngủ sau sinh này? Cần khắc phục như thế nào để hiệu quả? Chúng ta hãy cùng tìm hiểu.

I - Những nguyên nhân gây chứng mất ngủ sau sinh

1. Thói quen ngủ khi mang thai

Phụ nữ đang mang thai, nhất là trong giai đoạn tam cá nguyệt thứ ba thường gặp phải tình trạng bị mất ngủ. Nguyên nhân là do trong thời gian này chị em thường gặp phải tình trạng cơ thể khó chịu, bị ợ nóng, tiểu đêm nhiều… tất cả đều có tác động không nhỏ tới giấc ngủ và có thể kéo dài đến lúc sau khi sinh.

Bên cạnh đó, trong quá trình mang thai, nhiều chị em thường có thói quen ngủ trưa nhiều hơn, dẫn đến ban đêm bị khó ngủ, sinh ra cảm giác lo lắng, khó ngủ lại sau khi thức giấc, tình trạng này cũng có thể kéo dài đến giai đoạn sau khi sinh.

2. Quá trình chăm con sau sinh

Sau khi sinh con, phụ nữ phải dành nhiều thời gian chăm sóc cho con, phải dậy để dỗ dành, thay tã, cho con bú… chính điều này đã ảnh hưởng rất nhiều đến giấc ngủ, gây ra tình trạng gián đoạn giấc ngủ.

Việc ngủ trong thời gian ngắn với lịch trình không đều đặn của phụ nữ sau sinh đã làm rối loạn đồng hồ sinh học cũng như chu kỳ ngủ - thức của mỗi người, gây ra tình trạng nhiều chị em bị rối loạn giấc ngủ.

nguyên nhân gây chứng mất ngủ sau sinh

3. Thay đổi nội tiết tố

Sau khi sinh, hormone progesterone và estrogen bị suy giảm đáng kể, gây ra thay đổi nội tiết tố. Trong đó, hormone progesterone đóng vai trò quan trọng trong việc giúp thư giãn và gây buồn ngủ, khi hormone này bị suy giảm sẽ dẫn tới tình trạng bị rối loạn giấc ngủ.

Bên cạnh đó, việc suy giảm hormone estrogen gây ra các tình trạng như bốc hỏa, đổ mồ hôi vào ban đêm… cũng như ảnh hưởng không nhỏ tới chất lượng giấc ngủ của phụ nữ sau sinh.

4. Chứng trầm cảm sau sinh

Rối loạn lo âu, trầm cảm sau sinh cũng là một trong những nguyên nhân gây ra tình trạng mất ngủ sau sinh và ngược lại, chứng mất ngủ cũng làm cho bệnh trầm cảm ngày càng trở nên nặng hơn.

5. Tình trạng thiếu máu não

Thiếu máu não sau sinh khiến não bộ khiến não bộ không có đủ lượng máu và oxy cần thiết, hoạt động của não bộ bị ảnh hưởng, gây ra tình trạng mất ngủ, có thể kèm theo chứng chóng mặt, đau đầu, trí nhớ bị suy giảm…

II - Những biểu hiện thường gặp của chứng mất ngủ sau sinh

Phụ nữ bị mất ngủ sau sinh thường có những biểu hiện:

  • Rất khó để đi vào giấc ngủ.
  • Thức dậy nhiều lần vào buổi đêm, sau khi thức dậy thì rất khó để ngủ lại.
  • Ngủ không sâu giấc, sáng dậy mệt mỏi, không thoải mái.
  • Có cảm giác khó chịu.

biểu hiện khi bị mất ngủ sau sinh

III - Tác hại của chứng mất ngủ sau sinh

Mất ngủ sau sinh nếu không nhanh chóng được khắc phục sẽ khiến mẹ luôn trong trạng thái mệt mỏi, dễ cáu giận điều này làm ảnh hưởng đến hooc-môn kích thích tiết sữa nên có thể gây ít sữa, mất sữa, giảm chất lượng sữa, tác động trực tiếp đến sự phát triển của em bé. 

Một số trường hợp, chứng mất ngủ, ngủ chập chờn sau sinh kéo dài tác động đến tâm lý, làm mẹ thường xuyên có suy nghĩ tiêu cực, không còn hứng thú chăm sóc bản thân và con, không muốn giao tiếp với người xung quanh, thậm chí gây tổn hại đến em bé.

IV - Cách điều trị chứng mất ngủ sau sinh

  • Dùng trà thảo mộc: Chị em nên dùng khoảng 2 tuần các loại trà thảo mộc như trà hoa cúc hay hoa oải hương đều giúp cải thiện giấc ngủ, giảm trầm cảm sau sinh.
  • Bấm huyệt: Chị em nên bấm huyệt với tần suất khoảng 4 lần mỗi ngày, cố gắng kiên trì thực hiện trong khoảng 2 tuần để có thể cảm nhận được hiệu quả.
  • Mát - xa: Mát - xa nhẹ nhàng ở vùng lưng vào mỗi tối tầm 20 phút, thực hiện liên tục trong khoảng 5 ngày để cảm nhận hiệu quả.
  • Bổ sung thêm khoáng chất: Như Magie, sắt… (nhưng khoáng chất giúp cải thiện giấc ngủ) bằng cách chị em thay đổi chế độ ăn hoặc uống thuốc bổ cũng là giải pháp giúp giảm mất ngủ, trầm cảm.
  • Liệu pháp nhận thức - hành vi: Đây là liệu pháp đã được chứng minh hiệu quả cho chị em bị trầm cảm và mất ngủ sau sinh.
  • Dùng thuốc: Bao gồm các loại thuốc ngủ, thuốc an thần, tuy nhiên chị em cần sử dụng theo đúng chỉ định của bác sĩ để tránh gây ảnh hưởng xấu tới bản thân và em bé.
  • Đông y: Có thể nói, nếu tìm được đúng sản phẩm, Đông y sẽ là một giải pháp cải thiện chứng mất ngủ vừa an toàn, vừa hiệu quả vượt trội cho phụ nữ sau sinh.

Cụ thể, với tình trạng mất ngủ sau sinh xuất phát từ tình trạng thay đổi nội tiết tố, việc sử dụng các sản phẩm giúp tăng cường nội tiết tố nội sinh (tức là kích thích buồng trứng tự sản sinh ra) là một giải pháp đem lại hiệu quả vô cùng khác biệt và bền vững, từ đó giúp chị em sau sinh tìm lại được giấc ngủ sâu, ngủ ngon.

Còn với tình trạng mất ngủ do thiếu máu lên não, chị em có thể sử dụng sản phẩm Đông y giúp bổ huyết, hoạt huyết, tăng cường lưu thông máu lên não, đồng thời giúp thư giãn, làm giảm lo âu như Viên mất ngủ Ngự Y Mật Phương - Một sản phẩm chuyên biệt mà Dược phẩm Nhất Nhất dành cho người bệnh mất ngủ.

Cả hai sản phẩm đều đạt chuẩn Đông y thế hệ 2 với thành phần thảo dược nên đảm bảo tuyệt đối an toàn cho mẹ và bé.

mất ngủ sau sinh uống nhất nhất 4

V - Những lưu ý cho phụ nữ bị mất ngủ sau sinh

Để cải thiện tình trạng mất ngủ, chị em sau sinh có thể:

  • Cố gắng tranh thủ ngủ cùng với thời gian con ngủ.
  • Xây dựng một phòng ngủ thoải mái, mát mẻ, yên tĩnh.
  • Đi ngủ sớm hơn trước, có thể uống trà ấm, tắm nước nóng, đọc sách trước khi đi ngủ để dễ ngủ hơn.
  • Chia sẻ công việc chăm sóc con với chồng và người thân để bản thân được nghỉ ngơi nhiều hơn, từ đó giúp làm giảm mệt mỏi, trầm cảm.
  • Hiểu về con cũng như thời gian sinh hoạt của con để có thể sắp xếp được thời gian ngủ, nghỉ ngơi phù hợp.
  • Loại bỏ lo âu, căng thẳng bằng cách thường xuyên đi dạo, ngồi thiền, nghe nhạc…
  • Không uống nhiều cà phê vào buổi sáng.
  • Không sử dụng điện thoại, các thiết bị điện tử ngay trước khi đi ngủ.
  • Cố gắng tập thể dục đều đặn.
  • Xây dựng chế độ ăn khoa học, đủ dinh dưỡng.

Mất ngủ sau sinh là bệnh lý ngày càng trở nên phổ biến, ảnh hưởng rất nhiều tới chị em phụ nữ, khiến họ trở nên mệt mỏi và cũng là nguyên nhân của rất nhiều bệnh lý nguy hiểm. Chính vì vậy, chúng ta nên tìm cho mình những giải pháp giúp điều trị và phòng ngừa hiệu quả tình trạng này.

Bài viết liên quan

Lên đầu trang
Loading
Hữu ích Khuyến mãi
Sản phẩm
Liên hệ