Đau dạ dày ăn dứa được không? Tác hại khi ăn đối với bệnh dạ dày

2022-11-16 13:05:00

Dứa là loại quả có độ chua vừa phải nhưng đối với người bị đau dạ dày thường đề phòng ăn dứa do sợ cơ đau dạ dày trở nặng. Vậy đau dạ dày ăn dứa được không? Ăn dứa có hại hay tốt cho dạ dày không? Những câu hỏi này sẽ được chúng tôi bật mí ở bài viết dưới đây.

I - Lợi ích của trái dứa đối với sức khỏe

Dứa thuộc nhóm quả nhiệt đới, thanh mát được nhiều người lựa chọn làm thức uống, món ăn giải nhiệt trong mùa hè. Dứa sở hữu nhiều nhóm vitamin cùng canxi, mangan, kali, chất xơ, chất chống oxy hóa cực lớn.

Nồng độ vitamin C từ dừa có khả năng loại bỏ calo dư thừa, cải thiện sức khỏe miễn dịch toàn diện. Ngoài ra, các dưỡng chất tuyệt vời từ dứa mang đến nhiều công dụng cho sức khỏe như:

  • Ngăn ngừa tế bào ung thư: Dứa chứa lượng lớn chất chống oxy hóa để chặn đứng hoạt động của tế bài ung thư và cải thiện chức năng miễn dịch.
  • Tiêu viêm, giảm biểu hiện viêm khớp: Các chất khoáng cùng nhóm vitamin từ sứa loại bỏ yếu tố gây viêm nhiễm trong cơ thể. Enzyme hoạt động hiệu quả để loại bỏ biểu hiện bệnh viêm khớp dạng thấp.
  • Cải thiện hoạt động tiêu hóa: Dứa sử dụng khoa học có thể loại bỏ chứng khó tiêu, bụng căng chướng và ợ hơi liên tục.
ăn dứa có tốt cho dạ dày không

Dứa mang đến nhiều hoạt chất có lợi đối với sức khỏe

II - Đau dạ dày có nên ăn dứa không?

Dứa sở hữu nhiều dưỡng chất tuyệt vời cung cấp cho người dùng nhiều tác dụng to lớn. Vậy nên dứa được xếp trong nhóm quả "quốc dân" dành cho mọi người trong việc bảo vệ sức khỏe.

Vậy người đau dạ dày ăn dứa được không? Mặc dù dứa có lợi với sức khỏe nhưng người đau dạ dày không nên ăn dứa. Theo đó các nhóm axit hữu cơ và enzyme từ dứa khiến các biểu hiện bệnh dạ dày trở nên trầm trọng hơn.

Enzyme bromelain từ dứa sẽ phá hủy protein nhanh khiến niêm mạc dạ dày bị mài mòn, ổ loét nhanh lan rộng. Trong khi đó người bệnh dạ dày có lớp niêm mạc mỏng cùng nhiều ổ loét nên khí ăn dứa sẽ khiến các biểu hiện bệnh trở nên trầm trọng.

Mặt khác, nồng độ acid malic, acid citric cùng chỉ số pH đạt ngưỡng 3 - 4 ở dứa khá cao sẽ làm lớp niêm mạc có xu hướng mỏng dần. Khi ăn dứa dễ dàng phát sinh chứng trào ngược axit đi kèm chứng ợ chua, ợ nóng khó chịu cho người bệnh.

Căn cứ vào những yếu tố đó thì dứa không phải là loại quả tốt cho người mắc bệnh dạ dày. Các hoạt chất ở trong dứa khi xâm nhập vào dạ dày sẽ tạo nên thương tổn lớn khiến bệnh trở nặng và giảm sút chất lượng cuộc sống.

đau dạ dày ăn dứa được không

Trong dứa có một số chất khiến niêm mạc dạ dày bị bào mòn

ĐỌC NGAY: Đau dạ dày uống vitamin C được không?

III - Người đau dạ dày muốn ăn dứa cần chú ý điều gì?

Đau dạ dày nên hạn chế ăn vì trong dứa có chứa hàm lượng axit không tốt cho dạ dày. Tuy nhiên nếu như người đau dạ dày thích ăn loại quả này thì có thể sử dụng nó nhưng cần lưu ý một vài điều sau:

  • Chọn những loại quả chín, ngọt để sử dụng vì dứa chua sẽ làm giảm bớt tác động gây hại dạ dày.
  • Không ăn dứa khi bụng đói vì lượng axit cực lớn từ dứa khiến bệnh trở nên nghiêm trọng.
  • Sử dụng dứa với mức độ vừa phải (khoảng 1- 2 lát mỏng), tránh ăn quá nhiều dứa vì nồng độ axit từ dứa tổn hại dạ dày.
  • Khi bị trào ngược axit người bệnh không nên uống nước ép dứa vì enzyme từ dứa làm gia tăng dịch vị khiến bệnh dạ dày trở nặng.
  • Ưu tiên sử dụng dứa để chế biến thành các món ăn đủ dưỡng chất mà ít tổn hại đến sức khỏe dạ dày.

IV - Gợi ý loại quả thay thế dứa tốt cho dạ dày

Ngoài dứa ra có rất nhiều loại quả khác mà người bị đau dạ dày có thể bổ sung mà không lo gây hại cho dạ dày. Người bệnh có thể tham khảo các loại quả tốt cho sức khỏe và dạ dày dưới đây:

1. Chuối chín

Loại quả được sử dụng phổ biến trong việc hỗ trợ điều trị đau dạ dày vì chứa nhiều thành phần có lợi cho cơ thể như: Protein, magie, kali, các loại vitamin… Bên cạnh các chất dinh dưỡng có lợi cho cơ thể thì chuối còn là loại quả mềm, dễ tiêu hóa giúp bảo vệ niêm mạc dạ dày.

Lưu ý: Không nên ăn chuối khi bụng đang đói vì có thể làm tác dụng ngược lại không có lợi cho sức khỏe dạ dày.

2. Táo

Trong táo có chứa một lượng lớn hàm lượng chất xơ, đem đến tác dụng tốt cho hệ tiêu hóa. Ăn táo khoa học làm giảm áp lực cho dạ dày, cải thiện cơn đau và tình trạng khó tiêu nhanh chóng.

Táo có tính chất cứng nên khi ăn quả mọi người có thể cắt nhỏ và nhai từ từ. Việc chia nhỏ miếng ăn hỗ trợ tối đa hoạt động co bóp của dạ dày và đảm bảo quá trình tiêu hóa diễn ra thuận lợi. Bên cạnh đó, người bệnh có thể sử dụng các chế phẩm khác được làm từ táo tươi để bổ sung dinh dưỡng.

ăn táo thay dứa cho người đau dạ dày

Táo chín là loại quả được nhiều người đau dạ dày lựa chọn

ĐỌC NGAY: Đau dạ dày ăn táo được không?

3. Bơ

Người có dấu hiệu bị đau dạ dày có thể ăn bơ thường xuyên để cải thiện chức năng tiêu hóa. Trong quả bơ chứa nhiều vitamin và khoáng chất bảo vệ lớp niêm mạc dạ dày và ngăn cản tác nhân gây tổn thương.

Ngoài ra, trong bơ có chứa nhiều hoạt chất chống viêm, chống oxy hóa giúp "vá lành" các vết thương ở niêm mạc dạ dày. Qua đó giúp người mắc bệnh dạ dày hoặc đại tràng cải thiện hệ tiêu hóa tốt nhất.

4. Việt quất

Đối với việt quất, loại quả này có chứa nhiều vitamin, hàm lượng chất xơ và các khoáng chất giúp tăng cường hệ miễn dịch. Không chỉ vậy nó còn chứa hàm lượng Proanthocyanidins Flavonoid kháng khuẩn tốt, ngăn chặn sự phát triển của vi khuẩn Hp và sự tiến triển của các ổ loét trong dạ dày.

Bài viết đã giúp người đọc tìm ra lời giải đáp cho vấn đề đau dạ dày ăn dứa được không. Vậy nên khi mắc dạ dày, người bệnh nên tìm đến các nhóm quả giàu dưỡng chất khác để hạn chế gia tăng dịch vị, bảo vệ niêm mạc dạ dày tốt nhất. Bên cạnh đó thực hiện chế độ dinh dưỡng khoa học, an toàn để bệnh bao tử nhanh thuyên giảm.

thông tin tư vấn

Bài viết liên quan

Lên đầu trang
Loading
SP Hữu ích Khuyến mãi
Sản phẩm
Liên hệ