I - Lợi ích của đu đủ với sức khỏe
Đu đủ là một loại trái cây bình dân có vị ngọt, tính mát và hương vị đặc trưng riêng. Đu đủ chín và đu đủ xanh được sử dụng linh hoạt để tạo nên món ăn, đồ uống hấp dẫn.
Trung bình trong một quả đu đủ chứa khoảng 120 calo, 2g protein và 30g carbohydrate (trong đó đã bao gồm 18g đường và 5g chất xơ). Đu đủ có chứa alpha và beta-carotene có tác dụng chống oxy hóa, tăng cường hệ miễn dịch và hỗ trợ tiêu hóa.
Mặt khác, beta-carotene ở đu đủ là dạng vitamin A chứa hàm lượng lớn hơn nhiều lần so với cà rốt, cà chua. Khi cơ thể được tiếp nhận lượng vitamin A ổn định sẽ nâng cao thị lực, ổn định sức khỏe toàn diện.
Đặc biệt vitamin C và kali có trong đu đủ gia tăng sản xuất collagen, tái tạo độ đàn hồi cho da và dưỡng ẩm cho da từ sâu bên trong. Hàm lượng chất xơ từ đu đủ giúp phân hủy protein thúc đẩy cơ quan tiêu hóa vận hành hiệu quả. Chất xơ từ đu đủ còn giúp kiểm soát cân nặng, nhuận tràng, tăng cảm giảm no bụng từ đó ngăn ngừa bệnh tim cực tốt.
Đu đủ có thể chế biến thành nhiều món ăn hấp dẫn
II - Đau dạ dày có ăn đu đủ được không?
Vậy người đau dạ dày ăn đu đủ được không? Câu trả lời là CÓ. Theo chuyên gia, đu đủ chín thuộc nhóm hoa quả cải thiện hiện tượng đau dạ dày tốt, hiệu quả và được nhiều chuyên gia khuyên sử dụng. Sỡ dĩ đu đủ chữa đau dạ dày cực tốt nhờ chứa các hoạt chất đặc hiệu như:
- Chất xơ cùng xenlulozơ từ đu đủ đẩy nhanh tốc độ tiêu hóa thức ăn, tránh táo bón và cải thiện chứng viêm loét, trào ngược nhanh chóng.
- Các nhóm vitamin A, C, E có tác dụng kháng viêm, giảm đau đặc hiệu đồng thời ngăn ngừa vết loét trong niêm mạc lan rộng sang các vùng lân cận. Vitamin còn thực hiện nuôi dưỡng tế bào, hồi phục những tổn thương tại khu vực dạ dày.
- Đu đủ có enzyme papain và chymopapain tạo lớp màng bảo vệ dạ dày đồng thời phá hủy protein gây hại - nhân tố gây nên chứng viêm loét dạ dày.
- Các chất chống oxy hóa từ dạ dày như lycopene kĩm hàm nhóm tế bào gây hại đế hệ thống cơ quan của dạ dày.
Tuy nhiên khi ăn đu đủ bạn nên chọn đu đủ chín thay vì đu đủ xanh để có hiệu quả chữa bệnh tốt nhất. Đu đủ chín chứa enzyme papain vừa đủ để phân hủy protein và hỗ trợ tiêu hóa đường ruột. Lycopene có trong đu đủ chín có nhiệm vụ ức chế sự hình thành và làm chậm quá trình phát triển của tế bào gây hại đến dạ dày.
Trong khi đó đu đủ xanh chứa hàm lượng papain và nhựa mủ cực lớn. Khi nạp vào cơ thể quá nhiều khiến dạ dày co bóp mạnh, lớp niêm mạc bị bào mòn nhanh khiến vết loét trở nên trầm trọng. Ngoài ra người bệnh dạ dày hãy kết hợp quả, nhựa, lá đu đủ để cải thiện các chứng bệnh liên quan đến dạ dày nhanh chóng.
Đu đủ chứa enzyme giúp kích thích hệ tiêu hóa
XEM THÊM: Chữa đau dạ dày bằng lá tía tô
III - 5 Cách ăn đu đủ chữa bệnh đau dạ dày hiệu quả
Các dưỡng chất từ quả đu đủ có khả năng cải thiện các triệu chứng đau dạ dày nhanh chóng, hiệu quả. Dưới đây là 6 cách chế biến đu đủ mà người bệnh có thể thực hiện nhằm ổn định hệ tiêu hóa tốt nhất nhé:
1. Ăn trực tiếp đu đủ chín
Đu đủ chín chứa nhiều enzyme hỗ trợ chức năng hệ tiêu hóa và đường ruột ổn định. Vì thế nếu không có nhiều thời gian chuẩn bị thì dùng trực tiếp đu đủ chín cải thiện chứng bệnh dạ dày là cách bạn có thể vận dụng.
- Chọn đu đủ chín tự nhiên sau đó gọt vỏ, loại bỏ phần hạt bên trong.
- Dùng dao cắt đu đủ thành miếng vừa ăn sau đó cất trữ trong ngăn mát tủ lạnh.
- Hằng ngày ăn đu đủ vào thời gian phù hợp để cơn đau dạ dày nhanh giảm.
2. Làm sinh tố đu đủ
Đu đủ có tính mát, vị ngọt thanh và kết hợp với nhiều nguyên liệu và loại quả khác nhau. Sinh tố từ đu đủ chín dễ uống và bảo toàn các hợp chất có lợi cho dạ dày. Người bệnh dạ dày có thể chuẩn bị đu đủ chín, chuối, sữa chua để tạo nên món sinh tố hấp dẫn.
- Đu đủ đem bỏ vỏ, bỏ hạt, cắt thành từng miếng nhỏ.
- Cho đu đủ, đá vụn, đường, chuối, sữa chua vào máy xay làm nhuyễn mịn.
- Nêm nếm lại vị ngọt trước khi rót ra ly.
- Người đau dạ dày nên uống sinh tố đu đủ 3 - 4 lần/tuần để kích thích hệ tiêu hoá, bảo vệ dạ dày hiệu quả.
Sinh tố từ quả đu đủ chín giúp cải thiện triệu chứng đau dạ dày
3. Nấu nước đu đủ với táo tây, nước mía
Sau khi vấn đề đau dạ dày ăn đu đủ được không có đáp án cụ thể thì người bệnh có thể chế biến đu đủ đa dạng. Trong đó, dùng đu đủ, táo tây và nước mía có khả năng giảm đau dạ dày, tránh cơn co thắt thượng vị hiệu quả.
Cách làm như sau:
- Chuẩn bị: đu đủ chín, táo tây, nước mía nguyên chất.
- Dùng dao làm sạch phần vỏ của đu đủ và táo rồi tách bỏ hạt, chia nhỏ thành miếng vừa miệng.
- Cho phần nước mía đã chuẩn bị vào đun sôi rồi lần lượt cho đu đủ, táo vào nấu cùng trong 10 phút.
- Sau khi tắt bếp thì chia nước uống thành 2 phần để dùng vào sáng - tối.
- Nếu người bệnh không thích dùng bã thì lọc qua rây để thu phần nước cốt.
XEM THÊM: Đau dạ dày có uống được hồng sâm không?
4. Canh đu đủ nấu xương heo
Chữa đau dạ dày bằng đu đủ kết hợp với thịt heo là gợi ý tốt nhất dành cho người bệnh. Món canh thanh mát, dễ ăn giúp giải nhiệt, thuyên giảm nhanh các biểu hiện viêm dạ dày, viêm trực tràng nhanh chóng.
Cách thực hiện:
- Chuẩn bị: 1 quả đu đủ chín, lạc, xương heo đã trần sơ, táo đỏ, rau thơm.
- Đu đủ gọt sạch vỏ, tách hạt và cắt miếng khoảng 2 ngón tay.
- Lạc, táo đỏ rửa sạch và ngâm trong nước lạnh từ 20 - 30 phút để nấu nhanh mềm.
- Rau thơm loại bỏ rễ, lá sâu và cắt thành từng khúc nhỏ.
- Cho xương heo vào xào thơm sau đó đổ nước, đu đủ, lạc, táo đỏ vào nồi ninh 30 phút.
- Trong thời gian ninh cần để lửa nhỏ, hớt bọt để nước canh có màu sắc đẹp mắt.
- Điều chỉnh gia vị phù hợp sau đó múc ra tô, rắc rau thơm rồi thưởng thức.
Món canh đu đủ hầm xương thơm ngon, tốt cho hệ tiêu hóa
5. Chè đu đủ táo đỏ, hạt sen
Cách chữa đau dạ dày bằng đu đủ thông qua biện pháp nấu chè giúp người bệnh dễ ăn, hấp thu nhiều dưỡng chất có lợi với cơ thể. Món chè đu đủ kết hợp với táo đỏ, hạt sen còn giúp đẹp da, loại bỏ độc tố trong dạ dày hiệu quả.
Cách nấu chè như sau:
- Nguyên liệu: Đu đủ chín, nấm tuyết, táo đỏ, hạt sen, đường phèn.
- Đủ làm sạch, cắt miếng còn hạt sen, nấm tuyết, táo đỏ thì ngâm với nước khoảng 20 phút.
- Đặt nồi nước lên bếp sau đó cho đường phèn vào nấu tan đều.
- Nước sôi thì tiến hành cho táo đỏ, hạt sen, nấm tuyết vào nấu khoảng 7 phút.
- Cuối cùng cho đu đủ đã thái miếng vào đun cùng khoảng 5 phút thì tắt bếp.
KHÁM PHÁ NGAY: Đau dạ dày uống sữa được không?
IV - Đau dạ dày ăn đu đủ nên chú ý gì?
Đu đủ là loại quả nhiệt đới cung cấp nhiều chất để cải thiện hoạt động của hệ tiêu hóa tốt nhất. Trong thời gian dùng đu đủ chữa bệnh đau dạ dày bạn nên chú ý đến các vấn đề dưới đây:
- Người bệnh nên ăn đu đủ chín vì lượng papain và chymopapain vừa đủ để thúc đẩy niêm mạc, nhu động ruột hoạt động trơn tru. Tránh ăn đu đủ xanh hoặc đu đủ chưa chín kỹ kẻo khiến bệnh dạ dày trở nên trầm trọng.
- Bệnh nhân dạ dày nên ăn đu đủ sau bữa ăn chính từ 20 - 30 phút, không ăn đu đủ khi đói để tránh tổn hại niêm mạc dạ dày.
- Cần sử dụng đu đủ với liều lượng và cách chế biến khoa học để tránh gây phản tác dụng hoặc gây nên chứng tiêu chảy.
- Người bệnh nên chọn đu đủ không chứa chất bảo quản, nguồn gốc rõ ràng để không gây hại đến cơ quan tiêu hóa.
- Đu đủ chưa sử dụng hết cần bọc cẩn thận và cất trữ trong tủ lạnh để vi khuẩn từ môi trường bên ngoài không có cơ hội tiếp cận.
Vấn đề đau dạ dày ăn đu đủ được không giúp bạn có góc nhìn khách quan nhất về loại quả này. Mặc dù lá, hoa, hạt, quả đu đủ chữa bệnh dạ dày an toàn, tiết kiệm chi phí nhưng người bệnh không nên lạm dụng. Bản chất đu đủ là một dược liệu thuần thiên nhiên nên trường hợp bệnh nặng cần đi khám bác sĩ để được tư vấn phương pháp phù hợp nhất.
DS. Quynh
Theo Giáo dục & Cuộc sống/Giáo dục & Thời đại
Link gốc: https://cuocsong.giaoducthoidai.vn/dau-da-day-co-an-duoc-du-du-khong-7-cach-chua-dau-da-day-voi-du-du-n17842.html