I - Đôi nét về thuốc Panadol
Panadol là một thương hiệu thuốc có chứa hàm lượng paracetamol với tác dụng giảm đau và hạ sốt hiệu quả. Panadol được thường được sử dụng để giảm các triệu chứng như đau đầu, đau cơ, đau răng, đau lưng.
Ngoài ra, Panadol hỗ trợ giảm đau kinh nguyệt và đau sau khi tiêm vắc xin. Trong một số trường hợp, thuốc có có tác dụng giảm sốt do cảm lạnh, cúm hoặc do các bệnh lý khác.
Hiện nay, trên thị trường có 2 loại Panadol thường được gọi là:
- Panadol xanh: Thành phần chính là paracetamol.
- Panadol đỏ (Hay còn gọi là Panadol Extra): Có chứa hoạt chất chính là paracetamol mà còn chứa caffeine (caffeine có tác dụng giúp làm tăng sự tỉnh táo và tập trung).
Panadol được coi là một lựa chọn an toàn và hiệu quả cho người lớn và trẻ em khi sử dụng đúng liều lượng và theo hướng dẫn của nhà sản xuất hoặc chỉ định của bác sĩ. Tuy nhiên, Panadol chỉ giúp giảm triệu chứng đau và hạ sốt, không giải quyết nguyên nhân gốc rễ của vấn đề.
Panadol không có tác dụng chống viêm mạnh như một số loại thuốc khác thuộc nhóm NSAID. Do đó, nếu nguyên nhân gốc rễ của đau là viêm, Panadol không đủ mạnh để giảm triệu chứng hoàn toàn. Trong trường hợp đó, bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn sử dụng các loại thuốc khác hoặc phương pháp điều trị bổ sung.
Thuốc Panadol có tác dụng giảm đau hạ sốt
II - Uống Panadol có bị mất ngủ không?
Theo tài liệu hướng dẫn sử dụng của Panadol, mất ngủ không được liệt kê là một tác dụng phụ thông thường của thuốc này. Dựa theo thành phần chúng ta cũng có thể thấy uống panadol sẽ không gây mất ngủ. Cụ thể:
Panadol chứa 2 hoạt chất chính là Paracetamol và Caffeine. Trong đó:
- Hoạt chất Paracetamol
Hoạt chất này có rất nhiều ưu điểm quan trọng, không chỉ giúp giảm đau và hạ sốt nhanh chóng. Chúng được sử dụng rộng rãi trên thị trường và được chứng minh an toàn khi sử dụng. Nếu dùng đúng liều, thuốc ít gây tác dụng phụ so với các loại thuốc không steroid khác như aspirin hoặc ibuprofen.
Paracetamol cũng ít gây tổn thương dạ dày và không gây ảnh hưởng tiêu cực đến hệ thần kinh. Đặc biệt, thuốc không có tác động trực tiếp đến chu kỳ giấc ngủ của người bệnh.
- Thành phần Caffeine
Đây là hoạt chất tự nhiên thuộc nhóm alkaloid xanthine với tác dụng kích thích hệ thần kinh trung ương nhằm tăng cường tinh thần tỉnh táo và giảm cảm giác mệt mỏi. Khi kết hợp với paracetamol sẽ tác động đồng thời lên các cơ chế giảm đau khác nhau trong cơ thể.
Hai hợp chất tạo ra hiệu ứng giảm đau mạnh hơn so với việc sử dụng chỉ sử dụng paracetamol hoặc caffeine. Khi sử dụng thuốc panadol, người bệnh cần tuân theo liều lượng và hướng dẫn từ nhà sản xuất hoặc hướng dẫn của bác sĩ.
Dòng Panadol Extra có chứa thành phần Caffeine
III - Tại sao có trường hợp uống panadol không ngủ được?
Tuy đã được chứng minh uống Panadol không gây mất ngủ, nhưng cũng có không ít những người bệnh phản ánh họ bị mất ngủ khi uống panadol, cụ thể là Panadol đỏ (panadol extra).
Vậy đâu là yếu tố gây ra hiện tượng này?
Nguyên nhân là trong thành phần của panadol đỏ không chỉ có paracetamol mà còn chứa caffeine. Caffeine nếu sử dụng ở liều cao là khoảng 500 - 600 mg/ngày) sẽ có thể gây ra các tác dụng phụ như đau đầu, bồn chồn, run, căng thẳng, khó chịu, tim đập nhanh và đặc biệt là gây mất ngủ.
Những người đã sử dụng liều tối đa của panadol đỏ (là 8 viên/ngày) sẽ đạt tới giới hạn khuyến cáo dùng caffeine hàng ngày. Vì vậy, khi vượt qua giới hạn này bằng một cách nào đó như sử dụng thêm đồ uống hoặc thức ăn bên ngoài cũng chứa caffeine, người bệnh sẽ có thể gặp phải tình trạng mất ngủ.
Vấn đề uống panadol có mất ngủ không được chia sẻ chi tiết bài viết. Mặc dù uống panadol không gây mất ngủ, nhưng một số người có thể trải qua tình trạng mất ngủ khi sử dụng. Chính vì vậy, để không bị ảnh hưởng đến giấc ngủ người bệnh nên tuân thủ liều lượng được khuyến nghị để tránh gặp biến chứng nguy hiểm.
DS. Yen
Theo Giáo dục & Cuộc sống/Giáo dục & Thời đại
Link gốc: https://cuocsong.giaoducthoidai.vn/uong-panadol-co-gay-mat-ngu-khong-tai-sao-n21566.html