Trẻ hay bị đau đầu là dấu hiệu của bệnh gì? Cách chữa ra sao?

2022-09-05 11:04:00

Trẻ bị đau đầu là một vấn đề khá phổ biến ngày nay. Tình trạng này có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau, từ căng thẳng đến các bệnh lý nghiêm trọng. Tuy nhiên, cha mẹ không phải ai cũng biết rõ nguyên nhân gây đau nhức đầu ở trẻ. Vì vậy, nếu không phát hiện và điều trị kịp thời, nó có thể gây ra những hậu quả nghiêm trọng cho sức khỏe của bé.

I - 9 nguyên nhân phổ biến gây đau đầu ở trẻ em

1. Stress hoặc căng thẳng

Không chỉ người lớn mà trẻ em cũng có thể trải qua stress và căng thẳng, đây là một trong những nguyên nhân chính gây ra đau đầu ở trẻ em. Những áp lực trong học tập, gia đình hoặc bạn bè có thể gây ra stress và căng thẳng cho trẻ, dẫn đến đau đầu. Phụ huynh nên thường xuyên giao tiếp, chia sẻ với con về những vấn đề ở nhà cũng như ở trường để giúp trẻ giải tỏa tâm lý, tránh cảm giác cô đơn, buồn phiền thậm chí trầm cảm.

2. Do bệnh tật hoặc nhiễm trùng

Một vài bệnh lý như cảm lạnh, cảm cúm, viêm tai, viêm xoang,…thường là những nguyên nhân chính gây đau đầu ở trẻ em. Biểu hiện chung của những bệnh lý thường gặp này là đau nhức đầu đi kèm với các triệu chứng đặc trưng của từng loại bệnh. Bên cạnh đó, tuy chỉ chiếm một phần nhỏ nhưng một số bệnh nhiễm trùng nguy hiểm như viêm não, viêm màng não cũng gây đau đầu kèm theo các triệu chứng sốt, cứng cổ, nôn, rối loạn thị giác.

3. Chấn thương vùng đầu

Cha mẹ có thể không biết các va chạm khi trẻ chơi đùa như ngã, va đập hoặc bị đánh trúng vùng đầu. Cách nhận biết là kiểm tra xem có các vết bầm tím hay không hoặc hỏi trẻ. Đặc biệt chú ý khi có cơn đau đầu kèm theo nôn. Hãy đưa trẻ đi khám tại các cơ sở y tế để được đánh giá mức độ nguy hiểm và có biện pháp điều trị cần thiết.

Trẻ em bị đau đầu do nguyên nhân nào?

4. Thực phẩm

Một vài chất bảo quản thường thấy trong các loại thịt nguội, xúc xích,…có thể gây ra các cơn đau đầu. Ngoài ra các chất caffeine có trong nước ngọt, chocolate, cà phê,..có thể là thủ phạm gây ra các cơn đau đầu ở trẻ. Vì vậy, cha mẹ nên hạn chế cho trẻ sử dụng các loại thức ăn nhanh và nước ngọt, các thực phẩm đóng hộp.

5. Sử dụng thiết bị điện tử

Để trẻ thường xuyên sử dụng điện thoại nói riêng và các thiết bị điện tử khác nói chung là nguyên nhân gây đau đầu mà ít bậc cha mẹ nào để ý. Việc sử dụng các thiết bị này trong thời gian dài sẽ khiến trẻ nhỏ căng thẳng dẫn đến đau nhức đầu, ngoài ra còn kéo theo các chứng bệnh như tăng nhãn áp, trầm cảm, béo phì...

Một số nguyên nhân gây đau đầu ở trẻ em

6. Bệnh lý

Mặc dù hiếm gặp nhưng cũng có một số trường hợp trẻ bị đau đầu do khối u não, khối áp xe, xuất huyết não gây chèn ép các khu vực, dây thần kinh và mạch máu não. Bạn có thể lưu ý các dấu hiệu đi kèm như rối loạn thị giác, chóng mặt, các cơn co giật. Nếu trẻ em có triệu chứng đau đầu liên tục và không giảm sau khi nghỉ ngơi, nên đưa trẻ đến bác sĩ để kiểm tra.

7. Các yếu tố môi trường

Để giải quyết vấn đề đau đầu ở trẻ em, các bậc cha mẹ nên quan tâm đến các yếu tố môi trường nơi mà trẻ học tập hoặc vui đùa. Chẳng hạn như những nơi có ánh sáng, tiếng ồn, mùi hôi, khói bụi và không khí ô nhiễm. Các yếu tố này có thể gây ra tác động tiêu cực đến sức khỏe của trẻ, đặc biệt là đau đầu. Do đó, việc giảm thiểu tác động của những yếu tố môi trường này là rất quan trọng để bảo vệ sức khỏe con em.

8. Thói quen ăn uống xấu

Vấn đề về dinh dưỡng cũng là một trong số các nguyên nhân dẫn đến chứng nhức đầu ở trẻ em. Một số trẻ có thói quen xấu như uống ít nước, ăn uống thiếu chất, bỏ bữa hoặc ăn uống quá nhiều đồ ngọt và đồ ăn nhanh. Điều này không chỉ gây ra tình trạng đau đầu ở trẻ nhỏ mà còn vô hình chung kéo theo nhiều hệ quả khác như phát triển kém, suy dinh dưỡng.

9. Yếu tố di truyền

Đau đầu, đau nửa đầu ở trẻ nhỏ có yếu tố di truyền trong các gia đình, nếu cha mẹ, người thân thường xuyên bị đau đầu thì các con đều có khả năng phải đối mặt với triệu chứng này trong tương lai.

Khi trẻ có các triệu chứng đau đầu thường xuyên và nghiêm trọng hay khi cha mẹ có nghi ngờ trẻ bị chấn thương hoặc bệnh lý vùng đầu, nên cho trẻ đến gặp các bác sĩ chuyên khoa nhi để được thăm khám. Bác sĩ sẽ hỏi bệnh sử toàn diện và trong trường hợp nghi ngờ các bệnh lý nghiêm trọng, trẻ sẽ được chỉ định chụp cắt lớp vi tính vùng sọ não, chọc dịch não tủy hay các kiểm tra khác để tìm ra nguyên nhân.

II - Những triệu chứng đi kèm với đau đầu ở trẻ

Tùy thuộc vào nguyên nhân gây ra mà mỗi trẻ sẽ có những biểu hiện, triệu chứng khác nhau khi đau đầu. Tuy nhiên, những triệu chứng chung có thể bao gồm:

1. Trẻ hay kêu đau đầu

Nếu trẻ phàn nàn với bạn rằng bị đau đầu, hãy cố gắng hỏi han trẻ để biết được các triệu chứng và mức độ của cơn đâu đầu. Cơn đau đầu ở trẻ có thể xuất hiện dưới nhiều hình thức khác nhau, từ cơn đau nhẹ đến nặng, diễn ra trong thoáng chốc hoặc kéo dài đến vài giờ. Cơn đau đầu cũng có thể xuất hiện vào bất kỳ thời điểm nào trong ngày, thậm chí là sau khi trẻ mới ngủ dậy. Bạn cần chú ý nếu trẻ kêu đau đầu ở một số vị trí cụ thể như vùng 2 bên thái dương hoặc nửa đầu bên phải, để có thể đưa ra đánh giá và điều trị kịp thời.

Trẻ kêu đau đầu phải làm sao?

2. Chóng mặt và buồn nôn

Chóng mặt và buồn nôn là hai triệu chứng thường gặp đi kèm với những cơn đau đầu ở trẻ nhỏ. Trẻ thường mô tả có cảm giác khó chịu, quay cuồng khi bị đau đầu. Ngoài ra, đi kèm với đó là cảm giác nôn nao, khó chịu trong người và buồn nôn.

4. Sốt

Nếu trẻ bị đau đầu kèm theo sốt, buồn nôn, hoặc sốt cao, có thể đó là dấu hiệu của một số bệnh như cúm, cảm lạnh hoặc bệnh nhiễm trùng. Tuy nhiên, nếu trẻ chỉ đau đầu mà không có sốt, có thể đó chỉ là kết quả của căng thẳng hoặc mệt mỏi. Nếu trẻ có triệu chứng đau đầu kéo dài đi kèm với sốt nặng, nên đưa trẻ đến bác sĩ để được khám và chẩn đoán chính xác.

5. Mệt mỏi

Trẻ em khi đau đầu có thể gặp phải những triệu chứng như mệt mỏi, kém vận động và không hứng thú với việc chơi đùa. Tuy nhiên, nếu trẻ thường xuyên vật vã, quấy khóc hoặc khó chịu thì bạn nên đưa trẻ tới khám ở các cơ sở y tế gần nhất để chẩn đoán và tìm ra căn nguyên gây bệnh.

III - Đau đầu ở trẻ nhỏ có thể gây ra những biến chứng gì?

Nếu không phát hiện và điều trị đau đầu kịp thời, tình trạng đau đầu ở trẻ em có thể gây ra những hậu quả nghiêm trọng cho sức khỏe của trẻ. Những biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra bao gồm:

  • Viêm não: Đây là một biến chứng nghiêm trọng của đau đầu, có thể dẫn đến suy nhược cơ thể và tử vong.
  • Đột quỵ: Đau đầu có thể là một triệu chứng của đột quỵ ở trẻ em. Tuy khả năng này rất thấp nhưng cha mẹ không nên chủ quan mà bỏ qua.
  • Suy giảm trí nhớ và khả năng học tập: Nếu đau đầu không được điều trị kịp thời, nó có thể dẫn tới những ảnh hưởng lâu dài như suy giảm trí nhớ và khả năng học tập của trẻ.

IV - Các biểu hiện nguy hiểm khi trẻ bị đau đầu

  • Đau đầu kèm theo sốt và cứng cổ:  Nếu trẻ sốt cao, đau đầu kèm biểu hiện cứng cổ, cử động cổ khó khăn hơn mọi ngày thì bạn nên mang trẻ đi thăm khám kịp thời, vì đó rất có thể là dấu hiệu ban đầu của chứng viêm màng não.
  • Cơn đau dữ dội và dai dẳng: Nếu bạn đã cho trẻ uống các loại thuốc kê đơn như acetaminophen hoặc ibuprofen nhưng cơn đau đầu không thuyên giảm, bạn nên lập tức đưa trẻ tới cơ sở y tế, bệnh viện để kiểm tra.
  • Đau đầu kèm nôn mửa: Trẻ buồn nôn và bị nôn liên tục, cơn đau đầu không dứt, đặc biệt là khi không có các dấu hiệu bệnh tật khác như sốt hoặc tiêu chảy. Có thể trẻ đã mắc một bệnh lý khác và các triệu chứng trên, bao gồm cả đau đầu và nôn chỉ đang biểu hiện cho tình trạng bệnh.
  • Sinh hoạt khó khăn: Nếu bạn nhận thấy những thay đổi trong sinh hoạt của trẻ như buồn ngủ nửa buổi, nói năng khó khăn, đi lại không linh hoạt thì nên đưa trẻ thăm khám ngay lập tức.
  • Đau đầu trong đêm: Nếu trẻ đang ngủ mà thức dậy với cơn đau nhức nửa đầu, đây có thể không phải một cơn đau đầu thông thường. Nên tới bệnh viện để các bác sĩ chuẩn đoán và đưa ra căn nguyên của tình trạng này.

VI - Những cách trị đau đầu ở trẻ em an toàn & hiệu quả

Khi nắm được nguyên nhân và triệu chứng bệnh thì việc kịp thời tìm hướng chữa trị đau đầu ở trẻ em là rất quan trọng.

Đầu tiên, hãy kiểm tra xem trẻ có sốt không bằng nhiệt kế hoặc xem trẻ có gặp các chấn thương vùng đầu không. Nếu chắc chắn không có các bất thường nào do va đập, hãy cho trẻ nằm nghỉ ngơi, thư giãn ở nơi yên tĩnh với đầu hơi cao. Cha mẹ nên đắp cho trẻ một chiếc khăn ấm hoặc khăn lạnh lên vùng trán, cổ. Nếu trẻ bị đau nửa đầu thì nên giảm các kích thích như tiếng ồn, ánh sáng và chườm lạnh vùng đầu.

Nên khuyến khích trẻ ngủ đủ giấc, tập thể dục nhẹ nhàng, chế độ ăn lành mạnh, hạn chế đồ ăn nhanh và dùng thuốc giảm đau theo đơn của bác sĩ. Nếu thời gian gần đây trẻ bị căng thẳng do áp lực học tập, hãy sắp xếp lại thời gian và trao đổi với giáo viên để điều chỉnh.

Cách điều trị đau đầu ở trẻ nhỏ hiệu quả - an toàn
Trợ giúp các bác sĩ chẩn đoán bệnh nhanh chóng và dễ dàng hơn bằng cách ghi chép lại lịch sử các cơn đau như:

  • Cơn đau xuất hiện khi nào?
  • Kéo dài bao lâu?
  • Đồ ăn của con trong ngày là gì?
  • Ban đêm con ngủ được mấy tiếng?
  • Điều gì làm cơn đau của con nặng hơn hay giảm đi?

VI - Một số lưu ý giúp trẻ em hạn chế tình trạng đau đầu

  • Cho trẻ học tập và vui chơi ở những địa điểm ít tiếng ồn, tiếng động mạnh, nơi có ánh sáng chói.
  • Đảm bảo giấc ngủ khoa học cho bé, ngủ đủ 8 tiếng mỗi ngày sẽ giúp trẻ có sức đề kháng tốt hơn.
  • Cha mẹ có thể dạy trẻ các bài tập hít thở đúng cách, bài tập thể chất giúp cơ thể được vận động.
  • Hạn chế thức ăn nhanh, đồ uống có chất kích thích như Coffee, nước giải khát.
  • Cho trẻ uống nước đầy đủ mỗi ngày để tránh đau đầu do mất nước, nhất là trong những ngày hè nắng nóng
  • Giải thiểu thời gian sử dụng điện thoại, máy tính của trẻ. Điều này sẽ giúp trẻ tránh được nguy cơ gây đau đầu, đồng thời bảo vệ mắt trước ánh sáng xanh từ màn hình.
Lên đầu trang
Loading