8 Nguyên nhân khiến trẻ em bị đau đầu, chóng mặt, buồn nôn

2022-12-16 09:16:13

Trẻ em bị đau đầu, chóng mặt, buồn nôn là tình trạng rất phổ biến và thường không đáng lo ngại, có thể được khắc phục ngay tại nhà. Tuy nhiên, đây cũng có thể là dấu hiệu của một vài bệnh lý liên quan đến não bộ mà cha mẹ không thể chủ quan và cần đưa trẻ đi thăm khám kịp thời.

I - Trẻ bị đau đầu chóng mặt buồn nôn là do những nguyên nhân nào?

Đau đầu, chóng mặt, buồn nôn ở trẻ là tình trạng khá phổ biến. Tuy đa phần các trường hợp đều không gây nguy hiểm nhưng không vì thế mà các bậc cha mẹ được chủ quan. Dưới đây là những nguyên nhân phổ biến nhất gây ra tình trạng này mà cha mẹ cần lưu ý:

1. Căng thẳng cơ

Bé có thể bị đau đầu, chóng mặt nếu cơ thể bị căng thẳng vì những nguyên nhân như nô đùa, leo trèo hoặc hoạt động thể chất quá mức. Lúc này, cơ bắp xung quanh vùng cổ và vai có thể bị căng và co cứng. Sự căng thẳng này có thể lan tỏa lên cơ xương chỏ dẫn đến cảm giác đau đầu. Cảm giác đau nhức thường được bé mô tả là ở vùng thái dương, đỉnh đầu hoặc xung quanh cổ, sau gáy.

Xem thêm: Bệnh đau đầu căng cơ: Nguyên nhân, triệu chứng & Cách điều trị

2. Mất ngủ, ngủ ít

Không chỉ người lớn mới bị mất ngủ mà tình trạng rối loạn giấc ngủ gây nhức đầu chóng mặt buồn nôn cũng gặp ở trẻ em. Vì một số nguyên nhân nào đó, chẳng hạn như cảm xúc, uống quá nhiều cà phê, nước ngọt mà trẻ có thể bị mất ngủ, dẫn đến ngủ không đủ giấc. Điều này khiến não không nạp đủ oxy trong quá trình nghỉ ngơi, cơ thể trở nên mệt mỏi và phản ứng bằng cảm giác đau đầu vào sáng hôm sau.

3. Stress, căng thẳng tâm lý

Tình trạng đau đầu buồn nôn và chóng mặt có thể xuất hiện ở trẻ nhỏ nếu trẻ gặp phải các vấn đề về tâm lý trong cuộc sống, gia đình. Trẻ em cũng có những nỗi lo lắng, bận tâm như học tập thi cử, bạn bè… khiến trẻ bị căng thẳng, stress, gây ra đau đầu, chóng mặt, thậm chí nhiều trường hợp còn dẫn tới rối loạn lo âu, trầm cảm. Chính vì vậy, trong trường hợp này, các bậc cha mẹ nên dành thời gian trò chuyện, quan tâm tới trẻ nhiều hơn.

Căng thẳng tâm lý, stress ở trẻ

4.  Thực phẩm hoặc đồ uống

Nếu trẻ bị đau đầu, chóng mặt, buồn nôn sau khi ăn thì rất có thể nguyên nhân chính là do loại thực phẩm có trong bữa ăn. Những đồ ăn nhanh như xúc xích, thịt xông khói… mà trẻ em yêu thích đôi khi có thể gây ra đau đầu vì chứa thành phần các chất phụ gia và chất bảo quản.

Ngoài ra, các loại đồ uống trẻ thường hay uống như soda, nước tăng lực, cà phê… cũng có thể gây ra tình trạng nhức đầu và chóng mặt. Chính vì thế, cha mẹ nên hạn chế cho trẻ ăn những loại thực phẩm này.

5. Mất nước hoặc đói

Trong quá trình vui chơi, quá trình tiêu hóa thức ăn diễn ra nhanh hơn dẫn đến cảm giác đói và khát nếu đổ mồ hôi nhiều. Nếu không bổ sung thêm nước có thể khiến cơ thể bị mất nước. Khi cơ thể không được cung cấp đủ nước, não có thể gặp khó khăn trong việc duy trì cân bằng chất điện giải. Ngoài ra còn có thể dẫn đến tình trạng tụt huyết áp, làm lưu lượng máu lên não giảm xuống và gây ra hiện tượng chóng mặt, đau đầu, đôi khi là buồn nôn.

6. Dùng điện thoại, xem tivi quá nhiều

Đây có lẽ là nguyên nhân mà cha mẹ nên lưu tâm đến nếu trẻ kêu đau đầu, chóng mặt buồn nôn. Vì việc dùng các thiết bị điện tử liên tục, thường xuyên, nhất là vào kỳ nghỉ hè có thể gây ra đau đầu chóng mặt buồn nôn ở trẻ theo nhiều lý do khác nhau. Chẳng hạn như căng thẳng mắt, tác động của ánh sáng xanh (gây rối loạn hormone giấc ngủ melatonin), tư thế ngồi, nằm vặn vẹo, ít vận động… Những điều này hoàn toàn có thể là lý do dẫn đến những cảm giác buồn nôn, chóng mặt và đau đầu ở trẻ em mà cha mẹ không hay để ý.

Trẻ dùng điện thoại, xem tivi quá nhiều

7. Trẻ bắt đầu dậy thì

Các bé gái có thể gặp nhiều cơn đau nhức đầu, buồn nôn hoặc chóng mặt  trong quá trình dậy thì. Nguyên nhân là do sự thay đổi của hormone nội tiết trong cơ thể. Tình trạng này không nguy hiểm và sẽ tự hết sau một thời gian, tuy nhiên mẹ bé vẫn nên chú ý để tránh gặp phải những vấn đề, bệnh lý kéo theo trong quá trình dậy thì.

8. Chấn thương vùng đầu

Vì tính cách hiếu động, hay chạy nhảy, trẻ nhỏ thường rất hay té ngã, gây ra những vết sưng, bầm tím vùng đầu, gây ra đau đầu, chóng mặt. Tình trạng này sẽ không có gì đáng lo ngại vì hầu hết các vết sưng trên đầu ở trẻ đều ở mức nhẹ. Tuy nhiên, trong trường hợp trẻ bị ngã, va đập mạnh, và ngoài bị đau đầu, buồn nôn, trẻ còn có dấu hiệu người mệt lừ đừ sau khi ngã, tốt nhất cha mẹ nên cho trẻ đi thăm khám, chiếu chụp càng sớm càng tốt.

II - Đau đầu, chóng mặt, buồn nôn ở trẻ em là dấu hiệu của bệnh gì?

1. Bệnh cảm lạnh, cảm cúm do virus

Khi bị nhiễm cảm lạnh hoặc cảm cúm, trẻ cũng có dấu hiệu như đau đầu, chóng mặt, buồn nôn kèm theo các dấu hiệu như:

  • Ho khan hoặc ho có đờm.
  • Viêm họng gây đau, rát họng.
  • Sổ mũi.
  • Sốt cao.
  • Người mệt mỏi.
  • Chán ăn.

2. Bệnh đau nửa đầu

Đau nửa đầu là nhóm bệnh lý không nguy hiểm, với những dấu hiệu điển hình như đau nhói hoặc đau âm ỉ, đau nặng hơn khi vận động. Nếu gặp phải bệnh lý này, trẻ sẽ cảm thấy người mệt mỏi, da nhợt nhạt, buồn nôn, đau bụng, nhạy cảm hơn với tiếng ồn và ánh sáng. Đây là bệnh lý có thể xảy ra ở bất kỳ đối tượng nào, trong đó có cả trẻ em.

Nguyên nhân khiến trẻ em bị đau đầu, chóng mặt và buồn nôn

3. Bệnh nghiêm trọng về não

Một số vấn đề nghiêm trọng trong não gây ra đau đầu, chóng mặt ở trẻ phải kể đến như:

  • Viêm màng não vô khuẩn hoặc do vi rút: Với các dấu hiệu như đau cổ, cứng cổ, lú lẫn, người mệt mỏi, nhạy cảm với ánh sáng, đau cơ, buồn nôn, nôn, co giật. Đây là bệnh lý có thể đe dọa đến tính mạng của trẻ nếu không được điều trị kịp thời.
  • Viêm não (Nhiễm trùng não): Đây cũng là bệnh lý có thể đe dọa tính mạng của trẻ, vì vậy điều quan trọng là phải đến cơ sở y tế ngay lập tức. Bên cạnh bị đau đầu, chóng mặt, buồn nôn, trẻ còn xuất hiện các dấu hiệu như buồn ngủ, sốt, đau đầu, đau cổ, cứng khớp, mệt mỏi, lú lẫn, nhạy cảm với ánh sáng, co giật, mất ý thức, hôn mê.

Trong các trường hợp trên, cha mẹ nên đưa trẻ đi thăm khám và có các phương pháp điều trị kịp thời.

III - Trẻ em bị đau đầu, chóng mặt, buồn nôn có nguy hiểm không?

 Những triệu chứng đau đầu, chóng mặt và buồn nôn đều khá thường gặp, ít khi là dấu hiệu của bệnh ảnh hưởng nguy hiểm tới trẻ. Tuy nhiên bậc cha mẹ vẫn nên theo dõi sát sao triệu chứng ở trẻ và thăm khám để đề phòng mắc phải bệnh nguy hiểm.

Đặc biệt, nếu cơn đau đầu, chóng mặt buồn nôn của trẻ không thuyên giảm, đi kèm với các biểu hiện dưới đây thì cha mẹ cần đưa trẻ tới cơ sở y tế.

Đối với tình trạng đau đầu, cha mẹ cần đưa trẻ đến cơ sở y tế nếu như:

  • Đau đầu xảy ra đột ngột và trẻ nói rằng rất đau đớn.
  • Nôn mặc dù trước đó không có cảm giác buồn nôn.
  • Đau đầu kèm theo các triệu chứng như đau tai hoặc mắt, đau cổ/cứng cổ, tê, nôn mửa, buồn ngủ, khó đánh thức, lơ mơ, lú lẫn.
  • Đau đầu xảy ra thường xuyên, lặp lại nhiều lần trong ngày, thậm chí nhiều ngày.
  • Nhức đầu sau khi gặp chấn thương đầu và kéo dài không ngớt.

Với các tình trạng chóng mặt cần được thăm khám nếu như:

  • Chóng mặt và bị ngất xỉu đột ngột.
  • Cơn ngất kéo dài tới hơn 30 giây.
  • Chóng mặt hoặc ngất xỉu thường xuyên, tái đi tái lại nhiều lần.
  • Chóng mặt hoặc ngất xỉu kèm theo dấu hiệu đau ngực.
  • Tim đập nhanh hoặc không đều.
  • Xuất hiện cơn động kinh với các biểu hiện như co giật liên tục ở cơ mặt, cánh tay hoặc chân.

Tìm hiểu thêm: Các vị trí đau đầu nguy hiểm cần cảnh giác

đau đầu, chóng mặt, buồn nôn ở trẻ nhỏ có nguy hiểm không?

II - Điều trị đau đầu, chóng mặt, buồn nôn cho trẻ như thế nào?

1. Cách xử lý giảm nhanh cơn đau đầu chóng mặt ở trẻ

Khi trẻ có các dấu hiệu đau đầu, chóng mặt, buồn nôn, trước hết cha mẹ nên để trẻ nằm nghỉ ngơi trong phòng tối yên tĩnh. Bên cạnh đó, có thể cho trẻ ăn nhẹ, uống nước lọc hoặc nước trái cây để có thể phần nào giúp giảm bớt tình trạng này.

Cụ thể hơn, khi trẻ bị đau đầu cha mẹ nên:

  • Để trẻ nằm xuống giường, kê thêm gối ở dưới chân cho cao hơn tim.
  • Để đầu trẻ nằm cúi xuống giữa hai gối.
  • Cố gắng giúp trẻ giảm nhiệt trong trường hợp trẻ bị nóng.
  • Đưa trẻ đi thăm khám tại cơ sở y tế nếu thấy sau khi nghỉ ngơi, ăn uống mà tình trạng của trẻ vẫn không thuyên giảm.
Cách điều trị giảm đau đầu chóng mặt buồn nôn cho trẻ em hiệu quả

Khi trẻ bị chóng mặt, buồn nôn, cha mẹ nên:

  • Để trẻ nghỉ ngơi hoặc đi ngủ.
  • Chườm mát (lên cổ, mắt hoặc chán) hoặc chườm ấm (lên đầu hoặc cổ) cho trẻ.
  • Cho trẻ ăn nhẹ, uống nước lọc hoặc nước trái cây.

2. Sử dụng thuốc giảm đau

Cha mẹ có thể cho trẻ sử dụng một số loại thuốc giảm đau như Ibuprofen, Acetaminophen, Paracetamol. Tuy nhiên, những loại thuốc này có thể gây ra những tác dụng phụ không mong muốn như gây kích ứng hệ tiêu hóa, ảnh hưởng xấu tới gan.

Có thể thấy, tình trạng trẻ em bị đau đầu, chóng mặt, buồn nôn xảy ra bởi rất nhiều nguyên nhân khác nhau. Nếu các biện pháp khắc phục tại nhà không đem lại hiệu quả, cha mẹ nên đưa trẻ tới các cơ sở y tế để được thăm khám và điều trị kịp thời.

Lên đầu trang
Loading