10 Mẹo dân gian giúp dễ dàng trị đau đầu cho bà bầu ngay tại nhà

2022-09-05 11:05:00

Đầu hoặc cuối thai kỳ, mẹ bầu có thể thường xuyên gặp phải tình trạng đau đầu. Nguyên nhân có thể xuất phát từ sự thay đổi nội tiết, thói quen sinh hoạt hoặc các bệnh lý khác nhau. Tìm hiểu ngay những cách trị đau đầu khi mang thai cho bà bầu để tránh ảnh hưởng tới sức khỏe lâu dài của mẹ và bé.

I - Tại sao bà bầu hay bị đau đầu khi mang thai?

1. Thay đổi hormone

Mẹ bầu thường xuyên bị đau đầu trong quá trình mang thai, nhất là trong 3 tháng đầu thai kỳ là do sự thay đổi bất thường của nội tiết tố. Cụ thể, hai hormone estrogen và progesterone từ buồng trứng và nhau thai liên tục tăng cao, cơ thể chưa kịp thích nghi với sự thay đổi này nên biểu hiện bằng những cơn đau đầu.

Bà bầu đau đầu trong 3 tháng đầu thường là do nội tiết tố thay đổi

Bà bầu đau đầu trong 3 tháng đầu thường là do nội tiết tố thay đổi

2. Hạ đường huyết

Khi mang bầu, cơ thể người mẹ liên tục phải tăng cường quá trình trao đổi chất để nuôi dưỡng thai nhi. Lúc này, hormone insulin (giúp cân bằng đường huyết) cũng liên tục được sản sinh. Và khi không bổ sung kịp dưỡng chất cho cơ thể sẽ dẫn tới tình trạng hạ đường huyết và biểu hiện bằng cảm giác đau đầu, quay cuồng đầu óc. Chưa kể, một số tình trạng liên quan như tăng huyết áp cũng có thể là nguyên nhân gây đau đầu.

3. Do thói quen sinh hoạt

Ngoài những nguyên nhân trên thì chế độ ăn uống, sinh hoạt không điều độ, không khoa học cũng dẫn đến tình trạng đau đầu ở bà bầu. Có những thói quen tưởng vô hại như: ăn không đủ bữa, chỉ ăn vặt mà không chú trọng đến chế độ dinh dưỡng, không uống đủ nước, thức khuya, uống đồ kích thích… cũng dẫn đến triệu chứng đau đầu ở bà bầu.

Thói quen sinh hoạt dẫn đến đau đầu ở bà bầu

Cà phê, rượu bia, thức khua, chế độ ăn có thể gây đau đầu khi mang thai

4. Môi trường sống

Nếu bà bầu làm việc hoặc sinh sống ở những khu vực có ánh sáng chói gắt, nơi có tiếng ồn lớn hoặc nơi có mùi gây kích ứng thì cũng có thể bị đau đầu.

5. Tăng cân, áp lực từ thai nhi

Một nguyên nhân ít gặp có thể gây đau đầu ở bà bầu đó chính là do tăng cân và áp lực từ trọng lượng của thai nhi. Thai nhi phát triển khiến cơ thể mẹ bầu cũng có sự thay đổi, mà phổ biến nhất là căng thẳng cơ. Căng thẳng cơ trong thời gian dài có thể dẫn đến chứng đau đầu do căng thẳng (biểu hiện là đau đầu xung quanh trán hoặc đau vùng cổ vai gáy).

6. Các bệnh lý nội khoa

Khi mang thai, cơ thể người bị phụ nữ trở nên nhạy cảm hơn, sức đề kháng cũng kém đi nên dễ mắc phải một số bệnh lý về virus và thần kinh, chẳng hạn cảm lạnh, cảm cúm, viêm xoang và trầm cảm. Những bệnh lý này đôi khi sẽ gây ra triệu chứng đau đầu hoặc đau nửa đầu cho bà bầu.

Nhiều bệnh lý cũng có thể gây đau đầu cho bà bầu

Viêm xoang, cảm cúm, trầm cảm đôi khi cũng là nguyên nhân khiến bà bầu đau đầu

II - Cách giảm đau đầu cho bà bầu hiệu quả và an toàn nhất

Dưới đây là những cách trị đau đầu cho bà bầu được đánh giá là hiệu quả nhanh, dễ thực hiện mà lại an toàn không gây ảnh hưởng tới thai nhi, mẹ bầu có thể tham khảo:

1. Dùng tỏi chữa đau đầu

Đây là mẹo chữa đau nửa đầu dân gian tương đối phổ biến và dễ thực hiện.

Cách 1 - Nhét tỏi vào tai: Bạn cần lấy 2 tép tỏi có kích thức phù hợp với tai, sau đó bóc sạch vỏ rồi nhét vào lỗ tai mỗi bên một tép. Sau khoảng vài phút sẽ thấy cơn đau thuyên giảm, cảm giác cũng dễ chịu hơn.

Cách 2 - Đắp tỏi lên trán: Bạn cần chuẩn bị một củ tỏi rồi bóc sao cho sạch vỏ. Sau đó tiến hành đập dập rồi bọc trong một chiếc khăn sạch rồi đắp lên trán trong khoảng 10 phút. Người bệnh cũng có thể dùng phương pháp này để phòng ngừa nhức đầu tái phát bằng cách thực hiện tương tự, mỗi ngày một lần trước khi đi ngủ.

2. Trị nhức đầu cho bà bầu bằng gừng

Với đặc tính giảm đau, giảm viêm vốn có nên gừng cũng thường được dùng để giảm các cơn nhức đầu khó chịu cho phụ nữ trong quá trình mang thai. Với cách đơn giản nhất đó là pha một tách trà gừng, người bệnh sẽ cảm thấy dễ chịu và thoải mái hơn, cơn đau đầu theo đó cũng thuyên giảm.

Bên cạnh đó, mẹ bầu cũng có thể thử ngậm một lát gừng trong miệng trong khoảng 30 phút cũng sẽ cho hiệu quả tương tự. Mẹ bầu có thể xem chi tiết 7 cách tị đau đầu bằng gừng tại nhà để tham khảo thêm những cách làm hiệu quả tương tự.

3. Massage giảm đau đầu mệt mỏi

Khi bị mẹ bầu gặp vấn đề đau đầu thì việc đầu tiên là nên massage khu vực vai gáy, lưng cổ để giảm thiểu những cơn đau. Có thể sử dụng kết hợp với dầu khuynh diệp để tăng cao hiệu quả.

4. Chườm nóng hoặc chườm lạnh

Nhằm giúp giãn cơ cho bà bầu thì việc chườm nóng hay chườm lạnh đều có tác dụng:

  • Chườm nóng: Giúp các mạch máu được giãn nở, hỗ trợ quá trình lưu thông máu lên não, hỗ trợ các cục máu gây nên tính trạng đau đầu. Bên cạnh đó, tắm nước ấm cũng là phương pháp giảm đau đơn giản và hiệu quả, tuy nhiên không nên tắm với nước quá nóng và tắm trong thời gian quá lâu.
  • Chườm lạnh: Giảm triệu chứng đau đầu do các mạch máu mở rộng. Việc chườm lạnh trên trán sẽ làm thu nhỏ mô cơ, thắt chặt mạch máu từ đó giúp làm giảm đi những cơn đau.

5. Uống thêm nước lọc

Nước đóng vai trò rất quan trọng trong cơ thể người, nhất là phụ nữ mang thai bởi trong giai đoạn thai kỳ, người mẹ cần đảm bảo lượng nước cho cơ thể mình và sự phát triển cho thai nhi, chính vì thế việc uống đủ nước cũng có tác dụng giảm những cơn đau đầu cho mẹ bầu.

Không những thế, nước còn cung cấp năng lượng cho cơ thể bằng cách điều chỉnh cân bằng các enzyme, vitamin và protein trong cơ thể.

Bổ sung nước để giảm đau đàu cho bà bầu

Nước đóng vai trò cần thiết trong quá trình lưu thông máu và vận chuyển những khoáng chấìt quan trọng trong cơ thể

6. Trị đau đầu bằng cách xông hoặc thoa tinh dầu

Sử dụng xông tinh dầu thiên nhiên hỗ trợ giảm những cơn đau đầu là cách mà bạn nên thử. Hương thơm của tinh dầu giúp mẹ bầu ổn định tâm thần, giảm thiểu căng thẳng.

7. Bổ sung dưỡng chất còn thiếu

Ngoài việc đảm bảo có một bữa ăn đủ chất để đảm bảo sức khỏe người mẹ và sự phát triển của bé, mẹ bầu khi bị nhức đầu cũng nên bổ sung thêm các thực phẩm giàu Magie, vitamin B, vitamin D cùng các khoáng chất. Có thể kể đến như gan động vật, trứng cá, cá biển, lòng đỏ trứng, chuối, bơ,…

Bên cạnh đó cũng cần hạn chế tối đa những thực phẩm gây kích thích hoặc gây dị ứng như: café, thuốc lá, nước uống có ga, socola… và những thực phẩm lên men sống: nem chua, gỏi...

Xem thêm: Hay bị đau đầu nên bổ sung vitamin gì?

8. Áp dụng các bài tập thư giãn

Những bài tập thể dục nhẹ nhàng trong thời kỳ mang thai không những giúp mẹ bầu cải thiện sức khỏe mà còn hạn chế những cơn đau đầu. Một số hình thức tập luyện bạn có thể thử như Yoga, đi bộ, tập hít thở,...

Thể dục giúp giảm đau đầu khi mang thai

Tập yoga, đi bộ nhẹ nhàng, tập hít thở là những bài tập tốt cho mẹ bầu

9. Nghỉ ngơi đầy đủ

Để các triệu chứng đau đầu không tăng nặng thêm, tốt hơn hết mẹ bầu nên tạm thời nằm nghỉ ngơi trong phòng yên tĩnh, ít ánh sáng chói. Nằm nhắm mắt thư giãn trong khoảng vài phút cũng làm giảm cảm giác mệt mỏi khó chịu do cơn đau đầu gây ra.

Nghỉ ngơi đầy đủ

Tránh thức khuya và nên nghỉ ngơi với tâm trạng thoải mái

10. Dùng thuốc giảm đau

Trong trường hợp bà bầu đã áp dụng những phương pháp giảm đau đầu không dùng thuốc đã đề cập mà không đạt hiệu quả thì có thể xem xét sử dụng các loại thuốc giảm đau để giảm cảm giác đau đầu. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng, phụ nữ mang thai vẫn có thể sử dụng thuốc giảm đau trong liều phù hợp mà không gặp các tác dụng phụ hay ảnh hưởng đến thai nhi. Tuy nhiên việc dùng thuốc cũng cần có sự đồng ý, tư vấn từ bác sĩ để tránh các vấn đề sức khỏe có thể xảy ra.

Một số loại thuốc có thể được dùng để trị đau đầu cho bà bầu bao gồm:

  • Paracetamol.
  • Ibuprofen.
  • Aspirin.
Tìm hiểu rõ hơn về vấn đề này qua bài viết: Bà bầu đau đầu uống panadol được không?

III - Khi nào cơn đau đầu ở bà bầu trở nên nguy hiểm?

Đa số các trường hợp đau đầu khi mang thai ở bà bầu đều không phải tình trạng nguy hiểm mà chỉ gây ảnh hưởng tới chất lượng đời sống, sinh hoạt. Tuy nhiên, khi bị đau đầu kèm các biểu hiện sau, cần nhanh chóng đến cơ sở y tế để chẩn đoán và điều trị:

  • Đau nhức đầu kéo dài, không có dấu hiệu thuyên giảm.
  • Nôn bất thường dù trước đó không cảm thấy buồn nôn.
  • Đau đầu đột ngột xuất hiện khi đang ngủ.
  • Sưng nề các vị trí như tay, chân và mặt.
  • Đau đầu kèm theo những triệu chứng như rối loạn thị giác, khó thở, sốt cao, đau cứng cổ...
  • Đau đầu kèm vùng dưới xương sườn, đau kèm bụng trên.
  • Tăng cân đột ngột không phải do trọng lượng của thai nhi.
Bà bầu bị đau đầu có nguy hiểm không?

Trên đây là những kiến thức cơ bản về triệu chứng đau đầu ở phụ nữ mang thai mà bạn cần lưu ý. Hyvọng đó là những kiến thức bổ ích dành cho các mẹ bầu. Chúc bạn có một thai kỳ khoẻ mạnh!

Bài viết liên quan

Lên đầu trang
Loading
SP Hữu ích Khuyến mãi
Sản phẩm
Liên hệ