I - Chứng đau đầu do căng thẳng là gì?
Đau đầu do căng thẳng là hiện tượng xuất hiện cơn đau âm ỉ dai dẳng kèm theo biểu hiện căng thẳng cơ. Cơn đau gây ra áp lực lớn, cảm giác như hộp sọ đang bị bóp chặt. Triệu chứng đau thường diễn ra ở hai bên thái dương, trán và có thể kèm theo đau vùng cổ vai gáy. Đau đầu kiểu căng thẳng có thể xuất hiện diễn ra bất kỳ thời điểm nào trong ngày, nhưng thường gặp nhất là khoảng vài giờ sau khi ngủ dậy.
Theo báo cáo từ nghiên cứu Gánh nặng bệnh tật toàn cầu năm 2010 thì tình trạng này ảnh hưởng tới 20,8% dân số thế giới. Do đó, đau đầu căng thẳng được coi là tình trạng nhức đầu phổ biến nhất ở người trưởng thành.
Chứng đau đầu do căng thẳng có thể gây ra nhiều hệ lụy ảnh hưởng về tinh thần và sức khỏe như khiến người bệnh thay đổi tính tình, dễ nổi cáu, bực bội. Ảnh hưởng đến giấc ngủ, làm người bệnh cảm thấy khó ngủ, thiếu ngủ, hoặc ngủ chập chờn hơn. Bên cạnh đó, bệnh lý này nếu không được điều trị còn làm tăng nguy cơ mắc nhiều bệnh lý khác như: trầm cảm, suy nhược cơ thể…
Đau đầu căng thẳng đặc trưng bởi cảm giác âm ỉ, đau xung quanh đầu
II - Triệu chứng của chứng đau đầu do căng thẳng
Khác với chứng đau đầu migraine, đau đầu dạng căng thẳng thường ít gây ra các biểu hiện về thần kinh. Không có cảm giác buồn nôn, không đau hơn khi vận động. Ngoài ra, mặc dù đau đầu căng thẳng có thể kèm theo nhức mắt nhưng cũng không gây ra các ảnh hưởng về thị lực. Về cơ bản thì chứng đau đầu này chỉ gây ra cảm giác đau âm ỉ và kéo theo tình trạng nhức mỏi, căng thẳng cơ.
Dựa theo tần suất xuất hiện của các triệu chứng, người ta đã chia đau đầu kiểu căng thẳng thành các dạng như sau:
- Đau đầu dạng căng thẳng cấp tính, triệu chứng xuất hiện từng đợt và số ngày đau ít hơn 15 ngày mỗi tháng.
- Đau đầu dạng căng thẳng mạn tính, cơn đau diễn ra thường xuyên, nhiều hơn 15 ngày mỗi tháng.
Các đặc điểm triệu chứng của cơn đau đầu do căng thẳng bao gồm:
- Thời gian đau kéo dài trong khoảng 30 phút và có thể tiếp diễn cho tới vài ngày.
- Đau đầu dạng cấp tính thường diễn ra chậm rãi, giữa ngày rồi biến mất.
- Đau âm ỉ, cơn đau thường xuất phát từ phía sau đầu và lan rộng ra xung quanh đầu.
- Cảm giác nặng đầu, đầu như căng như bị bó chặt.
- Đau cơ vùng gáy, cổ, các cơ trên hộp sọ.
- Thao thức khó ngủ, ngủ chập chờn.
- Lú lẫn hay quên, khó tập trung làm việc.
III - Những nguyên nhân gây đau đầu kiểu căng thẳng
Cho đến thời điểm hiện tại thì nguyên nhân và cơ chế đau đầu kiểu căng thẳng vẫn chưa được làm rõ. Tuy vậy, những yếu tố nguy cơ sau đây được cho là có khả năng kích thích gây ra đau đầu kiểu căng thẳng, bao gồm:
1. Stress, căng thẳng thường xuyên
Căng thẳng thần kinh, stress là hiện tượng phổ biến ở xã hội hiện đại, khi mà nhịp sống sinh hoạt và làm việc đang ngày càng hối hả.
Theo National Headache Foundation, căng thẳng, stress thường xuyên hoặc quá mức khiến cho cơ thể tiết ra các chất hóa học (mà thường là hormone cortisol). Các chất này tác động làm huyết áp tăng cao và tăng cường nhịp tim,từ đó gây gia tăng áp lực lên thành mạch máu của não bộ và làm người bị căng thẳng thấy rất đau đầu và mệt mỏi.
Căng thẳng thần kinh, stress gây đau đầu kiểu căng thẳng
2. Do sự thay đổi của thời tiết
Thời tiết thay đổi cũng kéo theo sự thay đổi của các yếu tố như áp suất không khí, độ ẩm, nhiệt độ,… Điều này có thể gây tác động tới khoang xoang, tăng áp lực tại đầu và tai, từ đó kéo theo triệu chứng đau đầu.
Ngoài ra, thay đổi thời tiết (từ nóng chuyển sang lạnh, hoặc từ lạnh chuyển sang nóng) cũng có thể làm cho chúng ta khó ngủ, thiếu ngủ, gây ra cảm giác mệt mỏi, tâm trạng thất thường. Những yếu tố này sẽ dần tạo ra tình trạng căng thẳng, kết quả là người bệnh sẽ gặp phải chứng đau đầu do căng thẳng.
Xem thêm: Đau đầu do thay đổi thời tiết
3. Do mắc chứng rối loạn tiền đình
Rối loạn tiền đình làm tổn thương hệ thần kinh, đặc biệt là rối loạn dây thần kinh số 8 (có chức năng kiểm soát sự thăng bằng cho cơ thể). Khi rối loạn tiền đình, người bệnh có các biểu hiện như đau đầu, hoa mắt chóng mặt, lo lắng bất an. Các triệu chứng này có khả năng sẽ gây ra tình trạng đau đầu do căng thẳng.
4. Do các yếu tố khác
- Mệt mỏi, gắng sức quá mức.
- Tiếp xúc hoặc chịu đựng trong không gian có tiếng ồn quá lớn.
- Uống quá nhiều rượu bia.
- Đói hoặc mất nước.
- Chấn thương vùng đầu cổ, thậm chí nhiều năm sau chấn thương vẫn có thể bị đau đầu.
- Rối loạn nội tiết tố (thường gặp ở chị em phụ nữ thời kỳ tiền mãn kinh, mãn kinh).
- Mắc các bệnh lý về xương khớp, điển hình là viêm khớp. Hoặc mắc bệnh trầm cảm.
- Giữ nguyên đầu ở một vị trí kéo dài quá lâu (ví dụ như sử dụng máy tính).
- Nằm hoặc ngồi sai tư thế.
IV - Đau đầu kiểu căng thẳng có phải tình trạng nguy hiểm?
Các chuyên gia y tế đã khẳng định rằng chứng đau đầu do căng thẳng không phải tình trạng nguy hiểm, không đe dọa tới tính mạng. Tuy vậy thì đây cũng là lời cảnh báo rằng cơ thể bạn đang phải chịu căng thẳng và cần thư giãn nghỉ ngơi hợp lý.
Tuy nhiên, để tránh nhầm lẫn chứng đau đầu căng thẳng với các bệnh lý nguy hiểm khác thì người bệnh vẫn cần đến bệnh viện để chẩn đoán, cũng như hạn chế nguy cơ bệnh tiến triển sang giai đoạn mạn tính.
Đặc biệt nếu bạn gặp phải các triệu chứng dưới đây, cần nhanh chóng thăm khám vì có thể đó là triệu chứng báo hiệu bệnh lý nguy hiểm:
- Đau đầu kiểu căng thẳng kèm theo sốt cao, nôn ói.
- Cơn đau dai dẳng tới mức phải sử dụng thuốc giảm đau liên tục trong nhiều ngày.
- Cường độ cơn đau khác thường, càng ngày càng tăng nặng.
- Đau đầu kiểu căng thẳng kèm tê liệt chân tay.
- Miệng khó nói, thị lực giảm mạnh hoặc nhìn thấy ảo giác.
- Đau đầu xảy ra sau chấn thương.
V - Phải làm sao để giảm đau đầu do căng thẳng?
Hiện nay, có một số phương pháp điều trị đau đầu do căng thẳng như sau:
1. Sử dụng thuốc giảm đau
Việc chịu đựng các cơn đau đầu do căng thẳng có thể khiến cho tâm trạng, tâm lý của người bệnh bị rối loạn. Từ đó ảnh hưởng nghiêm trọng tới công việc và sinh hoạt của người bệnh. Lúc này, người bệnh có thể sử dụng một số loại thuốc giảm đau như sau:
- Paracetamol: Phù hợp với cơn đau từ mức độ nhẹ tới vừa, người bệnh có thể sử dụng thuốc ngay khi thấy xuất hiện cơn đau. Nếu sau khi uống liều thứ nhất vẫn cảm thấy đau nhức đầu thì có thể tiếp tục sử dụng liều thứ hai, nhưng cần cách liều trước ít nhất khoảng 4 giờ.
- Aspirin: Đây là loại thuốc có thể gây tác dụng phụ ở dạ dày và đường tiêu hóa (có thể gây xuất huyết đường tiêu hóa), do vậy chỉ nên dùng Aspirin khi người bệnh đã dùng 2 nhóm thuốc kể trên nhưng vẫn không khắc phục được triệu chứng đau đầu. Không dùng Aspirin cho trẻ dưới 16 tuổi và thanh thiếu niên.
- Thuốc giảm đau chống viêm không steroid (NSAID) bao gồm: Ibuprofen, diclofenac, naproxen… Nhóm thuốc này được sử dụng trong trường hợp người bệnh đau đầu đã dùng paracetamol hoặc aspirin nhưng không thấy thuyên giảm.
Giảm đau đầu căng thẳng bằng thuốc
Lưu ý: Người bị đau đầu kiểu căng thẳng không được dùng thuốc giảm đau thần kinh trung ương (codein, morphin, dihydrocodeine), kể cả là thuốc có sự kết hợp chứa paracetamol và codeine. Lý do là bởi nhóm thuốc này có thể khiến người bệnh cảm thấy rất buồn ngủ, có thể làm rối loạn giấc ngủ và gây nguy hiểm trong lao động và sinh hoạt. Ngoài ra, nếu quá lạm dụng nhóm thuốc này có thể gặp nguy cơ cao bị đau đầu do căng thẳng mạn tính.
Việc sử dụng thuốc Tây để làm giảm đau đầu do căng thẳng chỉ có tác dụng nhất thời, khi tạm dừng uống thuốc Tây thì cơn đau vẫn có thể quay trở lại. Hơn thế nữa, loại thuốc này còn có nhiều tác dụng phụ gây hại cho sức khỏe.
Xem thêm: Đau đầu uống thuốc không khỏi phải làm sao?
2. Dùng viên đau đầu Ngự y mật phương 5
Nếu bạn muốn chữa trị đau đầu do căng thẳng có kết quả duy trì bền vững, an toàn và không tái phát trong nhiều năm thì hướng điều trị tích cực nhất là sử dụng sản phẩm Đông Y thế hệ 2.
Sản phẩm Đông Y thế hệ 2 mà tiêu biểu là Viên Đau Đầu Ngự Y Mật Phương (một sản phẩm thuộc thương hiệu Dược phẩm Nhất Nhất uy tín) có tác dụng vượt trội giúp đẩy lùi tình trạng đau đầu do căng thẳng, ngăn ngừa tái phát trong nhiều năm.
Nhờ chứa thành phần toàn diện cùng cơ chế ưu việt (tăng cường mạnh mẽ máu lên não, hoạt huyết, bổ huyết) nên sản phẩm có thể giảm đau đầu do căng thẳng, làm dịu sự căng thẳng cho các dây thần kinh và hệ thần kinh. Đồng thời, sản phẩm còn giúp tăng cường hoạt động của não bộ, giảm các triệu chứng khác ở bệnh nhân đau đầu như hoa mắt, chóng mặt, đau nhức trong hốc mắt.
Người bệnh sẽ cảm nhận rõ rệt được hiệu quả mà Viên Đau Đầu Ngự Y Mật Phương đem lại chỉ sau 10-15 ngày sử dụng. Nếu sử dụng đủ liệu trình từ 3 tháng trở lên có thể ngăn ngừa cơn đau đầu tái phát đến vài năm.
Viên Đau Đầu Ngự Y Mật Phương được sản xuất tại nhà máy Dược phẩm Nhất Nhất, đạt chuẩn GMP-WHO, được Thủ Tướng Chính Phủ trao tặng giải thưởng cao quý đó là Giải Vàng Chất Lượng Quốc Gia.
Viên Đau Đầu Ngự Y Mật Phương đã được nhiều chuyên gia trong lĩnh vực thần kinh đánh giá cao và hàng trăm nghìn người bệnh tin tưởng lựa chọn sử dụng.
Viên trị đau đầu Ngự y mật phương 5
3. Xoa bóp và bấm huyệt
Theo nhiều nghiên cứu của các nhà khoa học, xoa bóp và bấm huyệt có thể xoa dịu sự căng thẳng và giảm nhẹ mức độ cơn đau đầu ở những người đau đầu do căng thẳng thần kinh mạn tính.
Với xoa bóp, người bệnh có thể sử dụng các động tác xoa vùng đầu và cổ (dưới sự hướng dẫn của bác sĩ vật lý trị liệu hoặc người có chuyên môn trong lĩnh vực xoa bóp). Ngoài ra, người bệnh nên tập luyện các tư thế ngồi hoặc đi đứng đúng cách để giảm số lần xuất hiện cơn đau đầu.
Ngoài ra, có thể áp dụng thêm biện pháp bấm huyệt để đối phó với cơn đau đầu, đây là một kỹ thuật tác động lên các huyệt đạo trên vùng đầu, trán, sau gáy hoặc bất kỳ vị trí nào trên cơ thể để giảm thiểu tình trạng đau nhức đầu do căng thẳng.
Các vị trí bấm huyệt có thể làm giảm đau đầu do căng thẳng bao gồm: Huyệt bách hội, ấn đường, kiên tỉnh, đản trung, thần môn, tam âm giao, thái xung.
Tìm hiểu thêm: Cách bấm huyệt chữa đau đầu hiệu quả
Xoa bóp để giảm căng thẳng cơ
4. Liệu pháp phản hồi sinh học
Liệu pháp phản hồi sinh học là phương pháp dùng thiết bị điện tử để nhận biết những kích thích căng thẳng ở người bệnh. Khi người bệnh nhận được những tín hiệu này, họ sẽ tự điều chỉnh công việc, sinh hoạt và áp dụng những biện pháp khác để giảm sự căng thẳng.
Người bệnh sẽ dùng các điện cực để gắn vào da, các điện cực này có khả năng phát hiện và đưa ra tín hiệu về sự căng thẳng cho người bệnh.
VI - Nên làm gì để hạn chế mắc chứng đau đầu do căng thẳng?
Để ngăn ngừa đau đầu do căng thẳng hoặc hạn chế tái phát cơn đau đầu, chúng ta không thể bỏ qua những biện pháp phòng tránh như sau:
- Dành nhiều thời gian nghỉ ngơi, tĩnh dưỡng.
- Tránh làm nhiều việc quá mức, hạn chế căng thẳng hoặc lao lực.
- Xoa bóp vùng cổ vai gáy hoặc chườm lạnh.
- Tập thể dục thường xuyên để tăng cường tuần hoàn máu lên não, thư giãn tinh thần giúp giảm bớt đau đầu.
- Không uống nhiều rượu bia, cà phê nhiều quá mức.
- Luôn giữ tinh thần thoải mái, sắp xếp thời gian làm việc và nghỉ ngơi hợp lý, hạn chế căng thẳng.
Cảm giác đau đầu do căng thẳng thật không dễ chịu một chút nào, có thể khiến cho sức khỏe người bệnh suy giảm nghiêm trọng và ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống. Hãy tham khảo và áp dụng các điều trị tình trạng mà bài viết đã chia sẻ càng sớm càng tốt bạn nhé.
DS. Ly
Theo Giáo dục & Cuộc sống/Giáo dục & Thời đại
Link gốc: https://cuocsong.giaoducthoidai.vn/dau-dau-do-cang-thang-nguyen-nhan-trieu-chung-va-cach-dieu-tri-n22262.html