I - Tại sao thay đổi thời tiết lại bị đau đầu?
Mỗi khi thời tiết có những sự thay đổi thất thường như nhiệt độ tăng hoặc hạ thấp đột ngột, nhiệt độ chênh lệch giữa ngày và đêm, sáng nắng chiều mưa… nhiều người thường gặp phải tình trạng đau đầu. Tình trạng này thường xuyên xảy ra ở những người có hệ miễn dịch kém hoặc dễ nhạy cảm với kiểu thời tiết bất thường.
Sự thay đổi của thời tiết làm cho áp suất khí quyển có sự biến động. Cụ thể, áp suất khí quyển sẽ giảm khi trời trở lạnh và tăng cao khi trời nắng hanh. Sự chênh lệch giữa áp suất môi trường bên ngoài và áp suất khoang xoang của cơ thể chính là nguyên nhân gây ra hiện tượng đau đầu.
Trong nhiều trường hợp, thay đổi thời tiết còn gây mất cân bằng hormone serotonin trong não, gây kích thích các dây thần kinh. Đồng thời khiến các mạch máu co lại làm máu lưu thông lên não giảm, gây ra các triệu chứng như đau nửa đầu, chóng mặt…
Một số yếu tố gây đau đầu khi thay đổi thời tiết thường gặp như:
- Nhiệt độ giảm rất thấp hoặc ở mức rất cao.
- Ánh nắng chói, gay gắt từ mặt trời.
- Độ ẩm không khí cao đột ngột.
- Không khí khô hanh (thường vào mùa đông).
- Thời tiết trong ngày mưa gió, bão lớn.
Chênh lệch áp suất không khí khi thời tiết thay đổi có thể gây đau đầu
II - Hiện tượng đau đầu do thay đổi thời tiết thường xảy ra khi nào?
1. Khi thời tiết trở lạnh
Khi thời tiết trở lạnh (hiện tượng "trái gió trở trời" mà nhiều người thường gọi), cơ thể chúng ta cần thích ứng với sự thay đổi nhiệt độ bằng cách co bóp và giãn nở các mạch máu. Quá trình này có thể làm tăng áp lực lên các dây thần kinh trong não, cộng thêm áp suất không khí giảm đi tạo ra sự chênh lệch áp suất giữa cơ thể và môi trường. Các yếu tố này chính là nguyên nhân gây ra tình trạng đau đầu khi trời lạnh.
2. Khi thời tiết chuyển nắng nóng
Khi tiếp xúc với nhiệt độ cao và ánh nắng mạnh, cơ thể sẽ tăng cường sự giãn nở của các mạch máu và tăng tiết mồ hôi giúp làm mát. Nếu làm việc hoặc di chuyển dưới kiểu thời tiết này trong thời gian dài có thể khiến cơ thể bị mất nước, say nóng dẫn tới đau đầu. Ngoài ra, hiện tượng co bóp mạch máu gây đau nhức đầu cũng có thể xảy ra ở một số người khi di chuyển từ nơi có nhiệt độ thấp đến nơi có kiểu thời tiết nắng, nóng.
TÌM HIỂU NGAY: Đau đầu do say nóng nên làm gì?
Thời tiết trở lạnh hoặc chuyển nắng nóng thường dễ gây đau đầu
III - Thay đổi thời tiết đau đầu thường đi kèm với triệu chứng gì?
Ngoài tình trạng đau đầu, người bệnh có thể gặp phải các triệu chứng khó chịu khác đi kèm như:
- Buồn nôn, nôn.
- Chóng mặt.
- Bị nhạy cảm hơn với ánh sáng.
- Vùng cổ, mặt bị tê.
- Đau vùng thái dương, có thể ở một bên hoặc cả hai bên.
- Cảm thấy mệt mỏi và buồn ngủ hơn do nhiệt độ và ánh sáng có sự thay đổi.
- Sự thay đổi thời tiết có thể gây ảnh hưởng tới tâm trạng của người bệnh, dễ nổi giận, lo lắng, buồn bã.
- Khó ngủ, mất ngủ do sự thay đổi nhiệt độ và độ ẩm mỗi khi trở trời.
- Đau xương khớp đầu gối, vai gáy và cơ.
- Bị các bệnh về virus như cảm lạnh, cúm, hắt hơi.
Thay đổi thời tiết còn có thể gây chóng mặt, mệt mỏi, các bệnh virus,…
IV - 9 Cách chữa đau đầu khi thay đổi thời tiết hiệu quả nhanh chóng
Thông thường, những cơn đau đầu do thay đổi thời tiết kéo dài và dần biến mất trong vòng vài giờ. Tuy nhiên, để chấm dứt nhanh tình trạng này và không để nó ảnh hưởng quá nhiều tới công việc, cuộc sống của mình, các chuyên gia đã chỉ ra một vài cách giúp giảm nhanh cơn đau đầu này, cụ thể gồm:
1. Nghỉ ngơi và thư giãn
Không cố gắng tiếp tục làm việc nữa mà nên nằm nghỉ ngơi, thư giãn trong một không gian yên tĩnh, thông thoáng cho đến khi cơn đau giảm dần và biến mất. Để lưu thông tuần hoàn máu được tốt hơn, bạn nên nằm nghỉ với tư thế chân cao hơn đầu.
2. Sử dụng thuốc Tây y để giảm đau
Nếu cơn đau đầu trở nên nặng hơn, bạn có thể sử dụng thuốc giảm đau đầu có chứa Paracetamol theo chỉ định của chuyên gia. Nhưng tuyệt đối không nên lạm dụng các loại thuốc này vì có thể gây ra.tình trạng nhờn thuốc do dùng thuốc giảm đau quá nhiều.
Giảm đau đầu bằng thuốc Tây y
3. Dùng thuốc thuốc Đông y
Đông y nếu chọn được phương thức, sản phẩm thực sự tốt thì hoàn toàn khắc phục được triệt để tình trạng đau đầu do thay đổi thời tiết cũng như hạn chế được tối đa nguy cơ tái phát trong một khoảng thời gian dài lại rất an toàn, không gây tác dụng phụ.
Viên đau đầu Ngự Y Mật Phương - Đông Y Thế Hệ 2, có tác dụng bổ huyết, hoạt huyết, tăng cường mạnh mẽ lưu thông máu tới não, phục hồi chức năng não bộ, từ đó khắc phục hiệu quả nhất tình trạng đau đầu do thay đổi thời tiết, hạn chế tối đa nguy cơ tái phát. Sản phẩm hiệu quả khác biệt nhờ bào chế dựa theo bài thuốc “Quốc bảo dâng vua” trị đau đầu Ngự Y Mật Phương, lại an toàn, không gây tác dụng phụ vì được sản xuất tại nhà máy Dược phẩm Nhất Nhất chuẩn GMP - WHO, được Thủ tướng Chính phủ trao tặng giải vàng chất lượng quốc gia.
4. Uống nước đường hoặc trà gừng
Nước đường hoặc trà gừng có thể tăng lượng đường huyết, làm lưu thông máu giúp giảm đau đầu. Uống một ly nước đường hoặc trà gừng ấm có thể mang lại sự thư giãn và giảm cơn đau rất tốt.
Bổ sung đường, làm nóng cơ thể với trà gừng
5. Ngâm tay trong nước ấm
Nước ấm có tác dụng giãn mạch và giảm căng thẳng. Ngâm tay sẽ làm thư giãn cơ và huyệt đạo, qua đó phần nào làm dịu bớt cơn đau nhức đầu.
6. Sử dụng nến chứa tinh dầu oải hương hoặc bạc hà
Đây là cách đơn giản nhưng có thể giúp thư giãn và giảm căng thẳng rất công hiệu. Hương thơm từ tinh dầu có thể có tác dụng thư giãn và làm dịu cơn đau đầu. Ngoài ra, có thể thoa tinh dầu lên thái dương, trán hoặc huyệt đạo sau gáy để giúp lưu thông máu tốt hơn.
7. Xoa bóp vùng gáy, da đầu và khuôn mặt
Sử dụng vòng bạc để đánh gió nhẹ nhàng tại vùng lông mày, trán và hai thái dương. Bạn cũng có thể kết hợp việc xoa bóp vùng gáy và da đầu để giảm căng thẳng và tăng cường tuần hoàn máu.
Xoa bóp có thể giúp giảm đau đầu hiệu quả
8. Mát-xa, bấm huyệt
Mát-xa, bấm huyệt, xoa ấn các điểm huyệt như thái dương, ấn đường, phong trì và bách hội cũng có thể chữa đau đầu và giúp tinh thần thoải mái hơn.
9. Xông hơi với thảo dược
Xông hơi bằng các loại thảo dược thiên nhiên như cam thảo, hương thảo, hoa hồi cũng là một phương pháp truyền thống được sử dụng để giảm đau đầu khá hiệu quả.
V - Phải làm sao để tránh bị đau đầu mỗi khi thời tiết thay đổi?
- Giữ ấm cho cơ thể, đặc biệt là vùng đầu: Khi thời tiết thay đổi khiến trời lạnh, hãy đảm bảo cơ thể được giữ nhiệt ổn định. Nên đội mũ, đeo khăn và mặc áo ấm để giữ nhiệt cho phần cổ và đầu.
- Giữ nhiệt độ ổn định: Lý do là vì sự thay đổi đột ngột của nhiệt độ và độ ẩm có thể gây ra đau đầu, nhất là khi bạn đang từ nơi ấm áp bước ra trời lạnh, hoặc ra khỏi phòng máy lạnh trong khi nền nhiệt bên ngoài cao. Do đó nên hạn chế sự chênh lệch nhiệt độ trong môi trường sống.
- Giảm căng thẳng và stress: Hãy tìm các phương pháp giảm căng thẳng như thiền, hít thở sâu, hay thực hiện các hoạt động giải trí như đọc sách, nghe nhạc, thể thao.
- Đảm bảo giấc ngủ đủ và chất lượng: Ngủ đủ giấc sẽ giúp cơ thể phục hồi năng lượng, tăng cường sức đề kháng. Thực hiện các thói quen tốt về giấc ngủ như tạo một môi trường yên tĩnh và thoáng mát, tránh sử dụng thiết bị điện tử trước khi đi ngủ, và duy trì một lịch trình ngủ đều đặn.
Giữ nhiệt độ cơ thể ổn định và nghỉ ngơi để phòng tránh đau đầu khi thời tiết thay đổi
Có thể thấy, đau đầu khi thay đổi thời tiết là tình trạng hoàn toàn có thể được khắc phục hiệu quả nếu tìm ra đúng nguyên nhân và giải pháp hợp lý. Khi xuất hiện các triệu chứng, người bệnh cũng không nên chủ quan mà cần sớm tìm ra cách khắc phục phù hợp, tránh để ảnh hưởng tới công việc và sinh hoạt hàng ngày.
DS. Yến
Theo Giáo dục & Cuộc sống/Giáo dục & Thời đại
Link gốc: https://cuocsong.giaoducthoidai.vn/dau-dau-khi-thay-doi-thoi-tiet-la-do-dau-9-cach-chua-hieu-qua-n21816.html