Đi nắng về bị say nắng đau đầu: Nguyên nhân & Cách xử trí

2023-04-25 11:05:40

Ngày nắng nóng mùa hè không chỉ khiến chúng ta cảm thấy khó chịu, mệt mỏi mà còn tiềm ẩn rất nhiều nguy cơ gây hại cho sức khỏe, đặc biệt là tình trạng say nắng, say nóng. Đây là tình trạng khá phổ biến và thường gặp trong ngày hè oi bức. Tuy nhiên, ta có thể khắc phục tình trạng này bằng các biện pháp đơn giản ngay tại nhà.

I - Đau đầu do say nắng, say nóng là gì?

Tình trạng cứ đi trời nắng về là bị đau đầu, buồn nôn, chóng mặt, mệt mỏi thường là do cơ thể bị say nắng, say nóng. Đây là hiện tượng khá phổ biến trong mùa hè, khi cơ thể tiếp xúc trực tiếp với nắng nóng trong nền nhiệt độ cao.

Say nắng xảy ra khi cơ thể trở nên quá nóng (trên 37 độ C), thường đi kèm với tình trạng mất nước. Khi đó, hệ thống điều hòa nhiệt của cơ thể không còn hoạt động hiệu quả, gây ra các rối loạn cho hệ thống hô hấp, thần kinh và tuần hoàn. Cơ thể chúng ta lúc này sẽ mất nước và chất điện giải cần thiết, dẫn đến những triệu chứng rất khó chịu mà đau đầu là một trong những triệu chứng phổ biến nhất.

Đau đầu do say nắng gây ra cảm giác nặng nề khắp cả đầu hoặc nhức nhói từng cơn, đôi khi còn lan ra phần sau của cổ, trán hoặc đau nửa đầu bên trái. Kèm theo một số triệu chứng khác như người mệt mỏi, khó chịu, thay đổi tâm trạng, giảm năng lượng, đau cơ, đỏ da hoặc cảm giác nóng rát trên da.

Theo một cuộc khảo sát, có tới 67% người có các triệu chứng của chứng đau nửa đầu khi di chuyển hoặc làm việc trong thời tiết nóng bức liên tục. Và chỉ cần 5 đến 10 phút ra ngoài nắng cũng có thể dẫn đến đau đầu hoặc đau nửa đầu đối với những người nhạy cảm.

Bên cạnh đó, nếu bạn thường xuyên bị đau đầu không chỉ khi đi nắng, thường bắt đầu với cảm giác đau nhói ở một vùng đầu cố định, rồi lan tỏa ra khắp đầu, khiến bạn mất tập trung, bực bội, cáu gắt... Thì khả năng cao đó còn là dấu hiệu của một hoặc nhiều bệnh lý khác. Một trong những bệnh lý phổ biến nhất chính là bệnh thiếu máu lên não.

Tìm hiểu thêm:

Bị say nắng, say nóng gây đau đầu

II - Tại sao đi trời nắng nóng về lại bị đau đầu?

Có 3 nguyên nhân phổ biến nhất gây đau đầu, buồn nôn khi bị say nắng gồm:

  • Tiếp xúc với nắng nóng quá lâu: Các mao mạch trên đầu dưới tác động của nhiệt độ cao từ ánh nắng sẽ bắt đầu giãn nở liên tục, đến quá mức sẽ gây ra tình trạng đau nhức đầu thường thấy ở nhiều người.
  • Cơ thể bị mất nước: Nếu bạn phải di chuyển hoặc làm việc ngoài trời trong thời tiết nóng, cơ thể sẽ bị mất nước và chất điện giải, làm giảm sự hoạt động của các cơ quan trong cơ thể. Điều này dẫn đến người bị say nắng sẽ có các triệu chứng như đau đầu, chóng mặt, buồn nôn và cảm giác mệt mỏi.
  • Ánh sáng chói từ mặt trời: Nguyên nhân sâu xa là do ánh sáng chói chang từ mặt trời làm các chất dẫn truyền thần kinh trong não trở nên nhạy cảm hơn. Từ đó, kích thích khiến các cơn đau đầu xuất hiện.

Đi trời nắng về bị đau đầu là do đâu?

III - Những triệu chứng đi kèm khi bị say nắng đau đầu

Ngoài đau nhức đầu, tình trạng say nắng, say nóng còn có thể kèm theo các triệu chứng:

  • Sốt.
  • Chóng mặt, xây xẩm, choáng váng, nặng nhất là ngất xỉu.
  • Người không ra mồ hôi.
  • Da đỏ, khô và nóng.
  • Chuột rút, yếu cơ.
  • Buồn nôn, nôn.
  • Nhịp tim/mạch nhanh, mạnh hoặc yếu.
  • Thở nhanh và thở nông.
  • Người lơ mơ.
  • Co giật, động kinh.
  • Hôn mê.

Xem ngay: Các bệnh đau đầu nguy hiểm

IV - Tình trạng say nắng đau đầu thường xảy ra với ai?

Say nắng đau đầu có thể xảy ra với bất kỳ ai ở bất kỳ độ tuổi nào, đặc biệt là khi họ tiếp xúc với ánh nắng mặt trời trong thời gian dài mà không bảo vệ cơ thể đầy đủ. Tuy nhiên, có một vài yếu tố cơ thể con người khiến họ thường gặp phải tình trạng say nắng đau đầu là:

  • Người không quen với thời tiết nắng nóng, không thích nghi được với môi trường nóng ẩm nên chỉ cần ra nắng là bị đau đầu.
  • Người không cung cấp đủ nước và muối cho cơ thể.
  • Có những bệnh lý đặc biệt như tiểu đường, huyết áp cao, bệnh da liễu, bệnh tim, bệnh thận, rối loạn tâm thần...
  • Thể trạng béo phì và thiếu vận động.
  • Thể lực yếu, người có sức đề kháng không tốt.
  • Người hay nhịn bữa sáng.
  • Người cao tuổi.

V - Nên làm gì khi bị say nắng đau đầu? 8 Cách xử lý hiệu quả nhất

1. Bổ sung bù nước cho cơ thể

Để đối phó với tình trạng mất nước do say nắng say nóng, việc bổ sung đủ nước cho cơ thể khi về nhà là điều rất quan trọng và cần thiết, giúp duy trì sự cân bằng nhiệt độ cơ thể, đồng thời tăng cường lưu thông máu hiệu quả.

Trước mắt nên tạm thời bổ sung nước cho cơ thể bằng cách uống nước lọc. Sau đó, bạn cần uống khoảng 230 - 250ml nước mỗi giờ. Nếu có thể thì bạn nên bổ sung các loại nước điện giải để cơ thể nhanh chóng phục hồi. Ngoài ra, việc tăng cường tiêu thụ trái cây và nước ép trái cây cũng rất quan trọng để bổ sung thêm nước và giảm thiểu, ngăn ngừa các cơn đau đầu say nắng.

Bổ sung nước lọc, nước ép hoa quả

2. Giảm nhiệt, làm mát cơ thể

Người say nắng bị đau đầu cần nhanh chóng giảm nhiệt cho cơ thể bằng các biện pháp làm mát như:

  • Chườm khăn ướt: Lấy một chiếc khăn sạch và ngâm vào nước lạnh. Vắt khăn để loại bỏ nước dư thừa và đặt nó lên khuôn mặt, cổ, cánh tay và các vùng da khác. Khăn ướt giúp hơi nước bay hơi từ da và tạo cảm giác mát mẻ thoải mái, hạ nhiệt nhanh chóng cho người bị say nắng.
  • Tắm nước mát: Nếu có thể, hãy tắm nước mát để giúp cơ thể hạ nhiệt. Tuy nhiên, không nên ngay lập tức đi tắm mà chỉ nên tắm nước mát sau khi cơ thể đã bớt mồ hôi và các triệu chứng mệt mỏi, đau đầu do say nắng đã dịu bớt.
  • Sử dụng quạt hoặc máy lạnh: Cách đơn giản nhất là dùng quạt hoặc điều hòa để làm mát cơ thể. Hãy bật quạt mát và điều hòa (nếu có) nhưng cần đảm bảo ánh gió không trực tiếp thổi vào mặt.
  • Đi vào nơi mát và thoáng đãng: Nếu bị say nắng đau đầu trong khi đang ở ngoài trời, cần nhanh chóng di chuyển từ nơi nắng nóng tới nơi có nhiệt độ mát hơn hoặc nơi có bóng râm để tình trạng không nặng hơn.

3. Massage vùng thái dương

Massage vùng thái dương là một cách đơn giản và hiệu quả để giảm cơn đau đầu do say nắng. Để thực hiện phương pháp này, bạn có thể làm theo các bước sau đây:

  • Nhẹ nhàng dùng tay mát xa khu vực hai bên thái dương.
  • Massage đều vòng theo chiều ngược kim đồng hồ, từ đằng trước tai ra sau tai.
  • Massage cho đến khi cơn đau đầu dần dịu bớt ( sau khoảng 3 đến 5 lần).
Mát xa hai bên thái dương giúp giảm triệu chứng đau đầu say nắng

4. Chườm lá trầu không lên vùng trán

Để giảm cảm giác say nắng đau đầu, người bệnh có thể tham khảo mẹo dân gian là dùng lá trầu không nhờ công dụng giảm đau hiệu quả của nó.

Cách thực hiên như sau:

  • Lựa chọn những lá trầu không già, sau đó đem rửa sạch.
  • Giã nát bằng cối.
  • Bỏ nước, sau đó đắp bã trầu không lên vùng trán và hai bên thái dương trong khoảng 30 phút.

5. Bổ sung hoa quả họ cam, quýt và chuối

Chuối là loại trái cây giàu dinh dưỡng, chứa nhiều thành phần như Alkaloid, vitamin B6 và tryptophan giúp tăng cường tinh thần, giảm mệt mỏi, lo lắng. Ngoài ra, cam, quýt, và chanh cũng là những loại trái cây tốt cho sức khỏe, giàu vitamin C giúp tăng cường sức đề kháng và thanh nhiệt cơ thể. Chính vì vậy, bạn nên bổ sung những loại trái cây này để giúp làm cơ thể hạ nhiệt và giảm mức độ cơn đau đầu hiệu quả.

Phòng ngừa say nắng đau đầu bằng cách bổ sung vitamin C

6. Tránh ánh nắng trực tiếp

Mặc dù tia UVB từ ánh sáng mặt trời có thể giúp cơ thể sản xuất vitamin D3 cần thiết, tuy nhiên khi tiếp xúc trong thời gian dài sẽ làm cơ thể mất nước, gây nên tình trạng say nắng và nhức đầu. Để tránh tình trạng này, hãy giảm thiểu sự tiếp xúc giữa da của bạn với ánh mặt trời, bằng cách dùng khẩu trang, mũ, dùng áo chống nắng, kính râm...

7. Tăng cường hoạt động tuần hoàn máu não

Nếu đau đầu xảy ra thường xuyên không chỉ bị khi say nắng thì đây rất có thể là dấu hiệu của bệnh lý thiếu máu lên não. Khi não bộ không được cung cấp đủ oxy sẽ gây ra suy giảm chức năng, dẫn đến tình trạng đau đầu. Tình trạng đôi khi kèm theo chứng chóng mặt, mất ngủ, suy giảm trí nhớ…

Khi này, việc sử dụng các sản phẩm Đông y như Viên đau đầu Ngự Y Mật Phương - Đông Y Thế Hệ 2 giúp bổ huyết, hoạt huyết, dưỡng tâm, an thần, tăng cường mạnh mẽ lưu thông máu lên não, bổ sung thêm dưỡng chất cho máu, giúp giảm căng thẳng, lo âu, là một trong những cách hiệu quả và an toàn nhất giúp khắc phục thiếu máu lên não và tình trạng đau đầu.

Dùng các biện pháp chống nắng khi đi ra ngoài trời nắng

VI - Làm thế nào để hạn chế đau đầu do say nắng, say nóng?

Phòng ngừa say nắng và đau đầu là rất quan trọng để bảo vệ sức khỏe của cơ thể. Một số cách phòng ngừa bị say nắng đau đầu hiệu quả phải kể đến như:

  • Cần che chắn kĩ (mặc áo chống nắng, đội mũ) khi phải đi ra ngoài trời nắng.
  • Chú ý uống đủ nước mỗi ngày.
  • Không nên nhịn đói, bỏ bữa.
  • Không nên ở quá lâu trong một không gian chật chội, đông người.
  • Giải tỏa căng thẳng, stress bằng cách nghỉ ngơi hợp lý.
  • Tập thể dục đều đặn mỗi ngày.
  • Đối với phụ nữ, không nên buộc tóc hay đội mũ quá chặt.

Có thể thấy, bị say nắng đau đầu là tình trạng rất phổ biến. Nếu bạn hoặc người thân thường xuyên phải tiếp xúc với ánh nắng mặt trời hoặc có những triệu chứng như đau đầu, chóng mặt, buồn nôn và mệt mỏi, hãy áp dụng những phương pháp phòng ngừa và chữa trị tại nhà trên hoặc tìm kiếm sự giúp đỡ từ bác sĩ để có thể khắc phục được triệt để.

Lên đầu trang
Loading