Nguyên nhân gây đau đầu khi trời lạnh & Cách khắc phục

2023-08-16 15:54:27

Đối với nhiều người mùa đông chỉ khiến họ cảm thấy lạnh hơn, thế nhưng cũng có rất nhiều người cứ gặp trời lạnh là cảm thấy đau nhức đầu. Vậy tại sao thời tiết lạnh lại có thể gây ra cơn đau đầu? Và làm cách nào để giảm đau cũng như hạn chế tình trạng này? Cùng chúng tôi tìm hiểu chi tiết hơn qua bài viết dưới đây.

I - Lý do khiến bạn bị đau đầu khi trời lạnh

Đã có nhiều nghiên cứu khoa học phân tích về mối tương quan giữa thời tiết lạnh và chứng đau nhức đầu. Các nghiên cứu này tập trung xem xét về áp suất khí quyển, độ ẩm, nhiệt độ và mức độ ô nhiễm. Cuối cùng nhiều nhà khoa học cho rằng cảm giác đau nhức đầu khi trời lạnh chủ yếu là do:

  • Mạch máu bị co thắt: Các mạch máu trong cơ thể, đặc biệt là các tuyến mạch máu não sẽ thường bị co lại khi gặp không khí lạnh. Do đó lưu lượng máu tuần hoàn tới não cũng trở nên kém hơn, từ đó dễ dẫn tới hiện tượng đau nhức đầu vào mùa đông.
  • Vấn đề về xoang: Thời tiết lạnh sẽ khiến áp suất khí quyển giảm, mà trong khoang mũi của con người luôn có không khí. Chính sự chênh lệch áp suất giữa bên trong xoang và bên ngoài môi trường sẽ thường khiến gây ra các vấn đề về xoang, ví dụ nghẹt mũi. Xoang mũi bị kích thích sẽ dễ gây ra cảm giác đau nhức đầu.
  • Độ ẩm giảm: Thời tiết lạnh thường không chỉ làm khô da bên ngoài mà còn khiến cơ thể khô cả từ bên trong, điều này sẽ khiến dịch nhầy trong xoang trở nên nhiều hơn, đặc hơn và cuối cùng dễ gây ra cơn đau đầu do xoang.
  • Mất nước: Khi trời lạnh chúng ta thường cảm thấy không khát nên có xu hướng ít uống nước hơn. Trong khi đó cơ thể vẫn diễn ra các hoạt động bài tiết hoặc đổ mồ hôi,... từ đó vô tình làm cơ thể bị thiếu nước nên có thể dẫn tới đau nhức đầu.

XEM THÊM: Đau đầu do thay đổi thời tiết

đau nhức đầu khi trời lạnh

II - Đau đầu do trời lạnh phải làm sao để khắc phục?

Nếu cảm thấy bị đau nhức đầu khi trời trở lạnh bạn có thể áp dụng một số biện pháp sau để giảm đau:

  • Giữ ấm cơ thể: Nếu vừa đi lạnh về và cảm thấy nhức đầu, bạn hãy thực hiện các phương pháp làm ấm cơ thể như mặc thêm quần áo, đội mũ len, xoa bóp massage toàn thân,... Việc này giúp việc tuần hoàn máu của cơ thể tốt hơn, từ đó có thể giảm được cảm giác nhức đầu.
  • Uống nước ấm: Bổ sung thêm nước ấm sẽ vừa làm cơ thể trở nên ấm áp hơn, vừa tăng thêm độ ẩm cho cơ thể nên sẽ giúp giảm cơn đau nhức tốt hơn.
  • Nghỉ ngơi: Cách tốt nhất để giảm nhanh cơn đau đầu do thời tiết lạnh chính là nằm nghỉ ngơi hoặc ngủ. Lúc này cơ thể sẽ tự bước vào cơ chế tự phục hồi, giảm cơn đau đầu rất hiệu quả và lấy lại năng lượng.

Bên cạnh đó nếu cảm thấy cơn đau đầu do không khí lạnh quá khó chịu và khắc nghiệt, bạn có thể cân nhắc uống các loại thuốc giảm đau. Thông thường, nên lựa chọn các loại thuốc không kê đơn có chứa paracetamol và caffein như panadol chẳng hạn. Nhưng cần lưu ý tránh lạm dụng hoặc dùng quá nhiều vì có thể dẫn tới hiện tượng "nhờn thuốc", hay đau đầu hồi ứng.

Đặc biệt để giảm dần hiện tượng đau nhức đầu mỗi khi trời lạnh, bạn nên điều trị dần dần từ bên trong nội tại của cơ thể. Những lúc như vậy thì các dòng thuốc Đông y sẽ là lựa chọn hữu hiệu và an toàn hơn. 

Không chỉ được xem là một giải pháp an toàn, Đông y trị đau đầu còn có thể đem lại hiệu quả vượt trội và bền vững nếu tìm và sử dụng đúng sản phẩm phù hợp.

Viên trị đau đầu Ngự Y Mật Phương - Đông Y Thế Hệ 2:

  • Bào chế theo bài thuốc trị đau đầu hiệu nghiệm nhất Y học cung đình Huế, được các Ngự y Thái Y Viện nghiên cứu chỉ dành để chữa trị cho các bậc vua chúa thời xưa.
  • Đạt chuẩn Đông Y Thế Hệ 2, sản xuất tại nhà máy chuẩn GMP - WHO của Nhất Nhất.
  • Tác động tới đúng căn nguyên gây bệnh: Giúp bổ huyết, hoạt huyết, dưỡng tâm, an thần.

Nhờ đó, sản phẩm đem lại hiệu quả thực sự vượt trội và khác biệt, giúp khắc phục triệt để, hạn chế nguy cơ tái phát chứng đau đầu, trong đó có tình trạng đau đầu khi trời lạnh.

Thuốc Đông y: Ngự y mật phương 5 trị đau đầu

III - Những điều cần lưu ý để tránh bị đau đầu khi trời lạnh

Tình trạng đau đầu khi trời lạnh có thể phòng tránh bằng một số phương pháp như:

  • Mặc đủ ấm, đội mũ, mặc áo trùm đầu và quấn khăn len để giữ ấm cho toàn bộ đầu trước khi ra ngoài.
  • Thường xuyên massage, xoa bóp cổ, vai, gáy để kéo giãn cơ, tăng cường lưu thông máu lên não.
  • Ngủ đủ 8h mỗi ngày, duy trì thói quen ngủ sớm. Hạn chế thức quá khuya.
  • Giữ nhiệt độ phòng luôn ở mức ổn định bằng cách sử dụng điều hòa nhiệt độ hoặc máy sưởi.
  • Xông mũi bằng nước gừng nóng hoặc tinh dầu đặc trị viêm xoang để loại bỏ dịch mủ ứ đọng trong hốc xoang, giữ đường xoang luôn thông thoáng.
  • Ăn đúng giờ, đủ bữa. Xây dựng chế độ dinh dưỡng cân bằng, hợp lý, tăng cường bổ sung thực phẩm giàu vitamin để tăng sức đề kháng cho cơ thể.
  • Thường xuyên luyện tập thể dục, thể thao để giữ ấm cơ thể tự nhiên.
  • Tắm nước ấm, ưu tiên tắm bằng vòi hoa sen để thư giãn cơ bắp và làm ấm toàn thân.
  • Uống đủ 1.6 - 2 lít nước mỗi ngày.
  • Dùng đồ uống nóng hoặc có tính ấm như trà gừng, socola nóng, sữa nóng...
  • Lắng nghe tư vấn của bác sĩ để cải thiện chứng đau đầu đúng cách, hiệu quả.

ĐỪNG BỎ LỠ: Đau đầu sau sinh có nguy hiểm không?

Trời lạnh có thể gây ra những cơn đau đầu vô cùng khó chịu, ảnh hưởng lớn đến đời sống và công việc của nhiều người. Bạn hoàn toàn có thể tự mình loại bỏ tình trạng này một cách dễ dàng và nhanh chóng khi hiểu rõ về cơ chế khởi phát cơn đau và áp dụng các phương pháp được nêu trong bài viết trên. Tuyệt đối không nên gắng sức chịu đựng cơn đau hoặc sử dụng các loại thuốc giảm đau tức thời khi chưa có chỉ định của bác sĩ.

Lên đầu trang
Loading
Trang chủ Hữu ích
Sản phẩm
Liên hệ