I. Bốc hỏa lên mặt là gì?
Bốc hỏa lên mặt là tình trạng xuất hiện cơn nóng bức, khó chịu đột ngột xuất hiện, cảm giác hiện tượng bốc hỏa nhiều nhất ở vùng mặt và có lan ra toàn thân nhưng nhẹ hơn.
Đối với phụ nữ từ 40 tuổi trở nên, bắt đầu bước vào giai đoạn tiền mãn kinh, mãn kinh dễ có nguy cơ đối mặt với tình trạng này, do nồng độ Estrogen có dấu hiệu suy giảm.
Tình trạng bốc hỏa lên mặt ở nam giới là khi nồng độ testosterone trong cơ thể bị giảm xuống, sau khi bước vào độ tuổi 40, thông thường mỗi năm tiếp theo nồng độ này đều giảm khoảng 1%. Tuy nhiên, vấn đề này không ảnh hưởng gì quá nhiều, vì lượng testosterone không vẫn nằm trong phạm vi bình thường nên vẫn có thể ngăn bốc hỏa xảy ra.
Bốc hỏa lên mặt cơn nóng bức, khó chịu đột ngột xuất hiện tập trung nhiều nhất ở vùng mặt
>>> XEM THÊM: Bốc hỏa đổ mồ hôi đêm: Nguyên nhân và cách điều trị
II. Nguyên nhân gây bốc hỏa ở nữ giới
Các nguyên nhân dẫn tới tình trạng bốc hỏa lên mặt khó có thể xác định được rõ ràng, hầu hết tình trạng này xảy ra là do cơ thể bị suy giảm nồng độ estrogen. Nên cạnh đó cũng có các nguyên nhân khác góp phần gây ra các cơn bốc hỏa ở phụ nữ:
- Rối loạn hormone thường xuất hiện ở phụ nữ sau sinh, tiền mãn kinh, mãn kinh.
- Mắc bệnh tuyến giáp, vì bệnh cường giáp có thể gây ra tình trạng nóng bức, đánh trống ngực, tâm trạng luôn hồi hộp…
- Sử dụng thuốc điều trị ung thư, xạ trị hoặc hóa trị thì cơn bốc hỏa sẽ có xu hướng tăng lên và kéo lâu hơn.
- Ăn đồ cay nóng sẽ dễ tác động đến cơn bốc hỏa đang sẵn có trong cơ thể, điều này sẽ khiến tình trạng trở nên nặng hơn.
- Đối với những người có thói quen dùng chất kích thích sẽ làm tình trạng bốc hỏa nghiêm trọng hơn.
- Thừa cân, béo phì khiến lớp mở dày ảnh hưởng tới quá trình trao đổi chất, cơ thể sẽ khó giảm được nhiệt.
- Bản thân có nhiều áp lực từ công việc, tới cuộc sống gia đình. Khi mà có thể căng thẳng nhiều sẽ khiến giải phóng ra adrenaline, điều này khiến tim đập nhanh và đồng thời tăng lượng máu lưu thông, kích thích cơ thể bị bốc hỏa nhiều hơn.
III. Triệu chứng thường gặp của bốc hỏa lên mặt
Dưới đây là một số dấu hiệu cảnh báo tình trạng bốc hỏa mà chị em có thể đọc để nhận biết:
- Nhịp tim đập nhanh hơn, cùng với tình trạng bốc hỏa xuất hiện là nhịp tim của bạn cũng có dấu hiệu đập nhanh hơn cùng với đó là tình trạng cơ thể nóng bừng, hồi hộp.
- Đổ nhiều mồ hôi, mặt đỏ bừng, khiến chị em cảm thấy khó chịu khi cơn nóng lan tỏa toàn thân từ mặt, cổ và xuống dần bên dưới.
- Đôi khi xuất hiện cơn ớn lạnh, khi bốc hỏa đổ mồ hôi cũng sẽ khiến cơ thể có cảm giác mát hơn, do đó, sau mỗi cơn bốc hỏa chị em sẽ cảm thấy ớn lạnh.
- Khi cơn bốc hỏa xuất hiện vào ban đêm, chị em có cảm giác nóng nực, bứt rứt, khó chịu… điều này làm ảnh hưởng đến giấc ngủ, dễ dẫn tới mất ngủ hoặc ngủ không ngon giấc.
- Bốc hỏa khiến mạch máu giãn nở ra nhiều hơn, nó khiến trên da xuất hiện các vết mẩn đỏ và nhìn thấy rõ trên vùng mặt.
>>> XEM THÊM: Bốc hỏa có liên quan đến chứng mất ngủ hay không?
IV. Bốc hỏa lên mặt có nguy hiểm không?
Theo thống kê, đối tượng nữ giới trong giai đoạn tiền mãn kinh, mãn kinh phải đối mặt với tình trạng này từ 2 - 5 năm hoặc nhiều hơn thế. Tình trạng này không quá nguy hiểm, chỉ cần cân bằng lại nội tiết tố trong cơ thể, tìm được giải pháp khắc phục hợp lý sẽ giúp triệu chứng bốc hỏa lên mặt, toàn thân được cải thiện.
Nhưng không phải vì không nguy hiểm mà chị em có suy nghĩ chủ quan, vì nó sẽ làm ảnh hưởng tới cuộc sống sinh hoạt hằng ngày, cụ thể như:
- Mất ngủ, khó ngủ thường xuyên.
- Tâm lý căng thẳng, có thể luôn cảm thấy mệt mỏi, dễ dẫn tới trầm cảm nếu không giãi bày tâm sự hoặc tìm cách khắc phục sớm.
- Tiết dịch âm đạo ít đi, gây ra tình trạng khô hạn, lâu ngày dẫn tới suy giảm ham muốn, cuối cùng dẫn tới lãnh cảm ở phái nữ.
- Dễ có nguy cơ mắc bệnh về huyết áp, tim mạch và xương khớp.
V. Những cách hiệu quả khắc phục bốc hỏa lên mặt
Sự phiền toái của bốc hỏa khiến chị em khó chịu, một số phương pháp khắc phục tình trạng bốc hỏa dưới đây, bạn có thể áp dụng thực hiện:
- Làm mát cơ thể: Lựa chọn những bộ quần áo rộng rãi, thoáng mát, nếu bạn thấy nóng quá thì có thể sử dụng quạt, điều hòa để nhiệt độ giảm bớt.
- Chế độ ăn: Bổ sung những thực phẩm nhiều rau xanh, trái cây và tránh những thực phẩm cay nóng tránh đồ uống có cồn, chứa chất kích thích vì đây sẽ là nguyên nhân khiến bốc hỏa trở nên nghiêm trọng hơn.
- Thực hiện những bài tập nhẹ nhàng: Yoga hay thiền đình là liệu pháp giúp chị em giảm bớt tình trạng bốc hỏa nhẹ bằng việc điều hòa nhịp thở, tâm lý căng thẳng được thư giãn. Ngoài ra liệu pháp này còn rất có lợi cho tình trạng mất ngủ ở phụ nữ mãn kinh.
- Không hút thuốc: Không chỉ ảnh hưởng tới sức khỏe của bạn mà nó còn khiến tình trạng bốc hỏa trở nên nghiêm trọng hơn.
- Giảm cân để làm dịu được tình trạng bốc hỏa.
Bên cạnh các giải pháp hỗ trợ tình trạng bốc hỏa trên thì hội chị em thường tìm đến các sản phẩm giúp cân bằng nội tiết để giảm bớt triệu chứng khó chịu. Với mong muốn tìm được sản phẩm phù hợp, an toàn và không tác dụng phụ.
Dược phẩm Nhất Nhất đưa giải pháp với Viên nội tiết nữ Ngự y mật phương - Đông y thế hệ 2, giúp cân bằng nội tiết hiệu quả, đặc biệt không gây tác dụng phụ trong quá trình sử dụng, giúp khắc phục các triệu chứng như giảm nhẹ các triệu chứng bốc hỏa lên mặt, toàn thân, từ đó khắc phục được các dấu hiệu kèm theo như đánh trống ngực, đổ mồ hôi… Bên cạnh đó viên uống còn có tác dụng:
- Giải quyết các vấn đề khô hạn bắt nguồn do sụt giảm estrogen.
- Tăng tiết dịch nhầy vùng âm đạo.
- Tăng cường ham muốn ở nữ giới.
- Làm chậm quá trình tiến triển đến giai đoạn mãn kinh.
- Khắc phục tình trạng rối loạn kinh nguyệt.
Khi mà độ tuổi của chị em tăng lên, estrogen lúc này có xu hướng sụt giảm dần. Do đó, tình trạng bốc hỏa hay bốc hỏa lên mặt gặp chủ yếu ở đối tượng phụ nữ trong giai đoạn tiền mãn kinh, mãn kinh. Vậy để đẩy lùi tình trạng này bạn nên kết hợp các biện pháp tác động cả bên trong lẫn bên ngoài để sớm khắc phục các triệu chứng khó chịu này tránh làm ảnh hưởng tới chất lượng cuộc sống.
DS. Quynh
Theo Giáo dục & Cuộc sống/Giáo dục & Thời đại
Link gốc: https://cuocsong.giaoducthoidai.vn/boc-hoa-len-mat-nguyen-nhan-trieu-chung-cach-dieu-tri-n20830.html