Đầu gối bị đau khi co chân là bệnh gì? Điều trị như thế nào?

2023-09-06 11:10:57

Cảm giác bị đau nhức đầu gối mỗi khi co gập chân thường gây ra nhiều phiền toái & khó chịu. Bởi rất nhiều hoạt động trong cuộc sống cần tới động tác co gập chân lại, điển hình là ngồi hay đổi tư thế chân khi ngồi. Vậy nguyên nhân nào khiến khớp gối bị đau khi gập chân? Cách điều trị ra sao? Cùng tìm hiểu chi tiết hơn qua bài viết dưới đây.

I - Những nguyên nhân khiến đầu gối bị đau khi co chân

Đau đầu gối khi co chân có thể làm cho người bệnh rất khó chịu, ảnh hưởng trực tiếp đến vận động và sinh hoạt của người bệnh. Những nguyên nhân làm cho đầu gối bị đau khi gập chân bao gồm:

1. Đầu gối bị chấn thương

Chấn thương là nguyên nhân phổ biến khiến cho bạn bị đau đầu gối và nhức mỏi khi co chân. Chấn thương ở đầu gối có thể liên quan đến dây chằng, sụn khớp, xương ở đầu sụn khớp, dây thần kinh và mô cơ xung quanh.

Tổn thương ở đầu gối khiến cho người bệnh cảm thấy đau nhức âm ỉ hoặc dữ dội kéo dài, gây ảnh hưởng không nhỏ đến cử động co duỗi của chân. Dù cơn đau là nhẹ hay nặng thì vẫn cần được can thiệp kịp thời, bởi tổn thương có thể lan rộng khiến cho mức độ đau sẽ ngày càng nghiêm trọng và khó chữa trị hơn.

Chấn thương vùng đầu gối có thể xuất phát từ nguyên nhân tai nạn lao động, tai nạn giao thông, vận động chân quá mức, chơi thể thao…

đầu gối chân thương gây đau khi co chân

2. Khớp gối bị căng thẳng quá mức

Khớp gối căng thẳng quá mức thường gây ra tình trạng đau đầu gối, đặc biệt là khi co chân. Các nguyên nhân gây nên tình trạng khớp gối căng thẳng bao gồm: bê vác vật nặng, cân nặng vượt quá mức, chấn thương hoặc mắc các bệnh lý liên quan đến khớp gối.

Khi khớp gối chịu gánh nặng lớn, các bộ phận có trong khớp gối bị tổn thương, làm gia tăng các cơn đau nhức đầu gối. Ngoài ra, người bệnh còn gặp phải triệu chứng sưng đầu gối, nóng đỏ vùng khớp gối.

3. Viêm khớp gối

Viêm khớp gối là một trong những bệnh lý gây ra cơn đau nhức đầu gối mỗi khi gập chân, viêm khớp gối do có thể gặp ở bất kỳ ai, nhất là những người vận động quá mức hoặc gặp chấn thương vùng khớp gối.

Viêm khớp gối thường ở 2 dạng: cấp tính và mạn tính. Trường hợp bệnh cấp tính, các triệu chứng có thể dữ dội và khởi phát đột ngột, còn nếu tình trạng viêm khớp kéo dài trên 3 tuần thì được gọi là mạn tính.

Người bệnh viêm khớp gối thường có một số đặc điểm chung như sau:

  • Đau khớp: Cơn đau có thể xuất hiện nhiều khi người bệnh mới thức dậy vào buổi sáng, tình trạng đau tăng lên khi có sự thay đổi thất thường của thời tiết, lúc giao mùa, hoặc khi lên xuống cầu thang.
  • Sưng tấy đỏ vùng khớp gối, thậm chí còn thấy khớp gối bị biến dạng.
  • Cứng khớp, khớp gối kêu lục cục vào buổi sáng.
  • Khó khăn trong việc cử động khớp gối, biến dạng khớp, nhức mỏi vùng cơ xung quanh khớp gối.

XEM THÊM: Đầu gối bị đau khi đứng lên ngồi xuống

viêm khớp gối gây đau khi gập chân

4. Thoái hóa khớp gối

Thoái hóa khớp gối cũng gây ra tình trạng đau đầu gối khi co chân, bệnh lý này có xu hướng gia tăng ở những đối tượng người từ trung niên trở lên, khoảng từ 45 tuổi trở lên. Tuy nhiên, thoái hóa khớp gối đang ngày càng có xu hướng trẻ hóa, những người trẻ tuổi khoảng từ 30-40 tuổi cũng có thể mắc bệnh.

Không những bị đau đầu gối khi co chân, người bệnh thoái hóa khớp gối còn có những triệu chứng khác như:

  • Khớp gối khi cử động có thể phát ra tiếng kêu lục cục, hoặc lạo xạo. Việc di chuyển lên xuống cầu thang, co duỗi, gập đầu gối cũng rất khó khăn.
  • Cứng khớp gối: Triệu chứng này có thể làm cho người bệnh không thể cử động được, rất khó thực hiện động tác ở chân, đặc biệt là vào buổi sáng.
  • Nếu thoái hóa khớp gối trở nên nghiêm trọng, đầu gối có thể bị sưng to, tấy đỏ, thậm chí là bên trong có chứa nhiều nước.

5. Viêm bao hoạt dịch

Bao hoạt dịch là bộ phận có nhiệm vụ làm giảm sự ma sát giữa các bộ phận trong khớp gối khi chuyển động, bao hoạt dịch được ví như một chiếc túi đựng chất lỏng giúp bôi trơn ổ khớp và giúp khớp đầu gối cử động linh hoạt.

Viêm bao hoạt dịch khiến cho khớp gối bị tổn thương, gây ra những cơn đau đầu gối khi cử động và co chân. Thậm chí cơn đau đầu gối ở người mắc bệnh viêm bao hoạt dịch còn không thể thuyên giảm khi người bệnh nghỉ ngơi. Tình trạng này có thể gây hạn chế cử động ở người bệnh, biến dạng khớp gối và nhiều biến chứng nguy hiểm khác.

II - Đau đầu gối khi co, gập chân điều trị ra sao?

Đau đầu gối khi co gập chân nên được can thiệp từ sớm để phòng ngừa tổn thương cho khớp gối và bộ phận liên quan. Sau đây là một số biện pháp khắc phục tình trạng này:

1. Đeo nẹp đầu gối

Nẹp đầu gối là dụng cụ giúp cố định đầu gối, tránh tình trạng đau đầu gối tiến triển nặng hơn. Đồng thời, loại nẹp này còn giúp hạn chế những tổn thương ở khớp gối trong tập luyện thể thao, hoặc trong sinh hoạt.

Một số loại nẹp đầu gối hay được sử dụng bao gồm:

  • Nẹp dự phòng: Ngăn ngừa các chấn thương vùng đầu gối.
  • Nẹp chức năng: Hỗ trợ hoạt động của khớp gối đã bị tổn thương.
  • Nẹp phục hồi chức năng: Tăng khả năng phục hồi tổn thương cho khớp gối, hạn chế biến chứng.
  • Nẹp giảm áp: Giảm áp lực, giảm đau cho khớp gối.

đeo nẹp giảm đau gối khi co chân

2. Tập các động tác hỗ trợ đầu gối

Các bài tập hỗ trợ giảm đau đầu gối có vai trò quan trọng giúp người bệnh phục hồi tổn thương tốt hơn, cải thiện chức năng vận động cho vùng khớp gối. Bạn có thể tham khảo một số bài tập hỗ trợ như sau:

Bài tập kéo giãn cơ bắp chuối:

  • Trước hết, hãy đứng thẳng, hai chân đặt song song với nhau.
  • Bước một chân lên phía trước, hai tay vịn vào ghế, hơi ngả người về phía trước.
  • Giữ thẳng chân còn lại, khuỵu gối chân đang bước lên.
  • Giữ nguyên tư thế này trong khoảng 30 giây. Thực hiện lặp lại động tác này trong khoảng 6-7 lần.
  • Tương tự, thực hiện động tác này với chân còn lại.

Bài tập Squat:

  • Người đứng thẳng, mở rộng hai chân.
  • Giữ thẳng lưng, khuỵu chân xuống, hơi đưa người về phía trước.
  • Giữ tư thế này trong khoảng 15 giây, sau đó thực hiện động tác này khoảng 5-10 lần.
  • Trở về tư thế ban đầu, thực hiện lặp lại động tác này khoảng 2-3 lần.

ĐỌC NGAY: Leo cầu thang bị đau khớp gối

squat giảm đau gối khi gập chân

Bài tập tăng sức mạnh cho cơ đùi trước:

Nhiều chuyên gia cho rằng việc tăng cường sức mạnh của cơ đùi trước là rất quan trọng để làm giảm cơn đau đầu gối khi gập chân. Bạn có thể tham khảo bài tập giúp tăng sức mạnh cơ đùi trước như sau:

  • Trải một chiếc thảm trên sàn nhà, nằm ngửa trên thảm, duỗi thẳng một chân, chân còn lại co lại.
  • Nâng chân đang duỗi thẳng lên cao, sao cho chân tạo với mặt sàn một góc khoảng 50 độ.
  • Giữ tư thế này trong khoảng 10 giây, sau đó từ từ hạ chân xuống.
  • Tiếp tục thực hiện động tác này khoảng 5-10 lần. Sau đó đổi chân.

Lưu ý rằng, không nên tập luyện quá sức, nên duy trì với cường độ phù hợp để tránh làm cho đầu gối ngày càng đau nhức thêm.

3. Uống thuốc

Khi phát hiện đau đầu gối khi co gập chân, người bệnh nên đến ngay các cơ sở y tế để được thăm khám, tìm ra nguyên nhân gây bệnh. Với mỗi nguyên nhân khác nhau, bác sĩ có thể kê đơn cho người bệnh dùng các loại thuốc khác nhau.

Người bệnh có thể sử dụng các loại thuốc giảm đau, thuốc chống viêm để cải thiện triệu chứng đau đầu gối. Bên cạnh đó, có thể sử dụng thêm các loại thuốc bổ sung dưỡng chất nuôi dưỡng khớp, bảo vệ sụn khớp để tăng khả năng chữa lành tổn thương ở vùng đầu gối.

Tuy nhiên, những loại thuốc này có thể gây ra một số tác dụng phụ ảnh hưởng nặng nề tới sức khỏe như: đau dạ dày, viêm loét đường tiêu hóa, giảm thị lực…

Hiện nay, sản phẩm Đông Y thế hệ 2 mà tiêu biểu là Viên Xương Khớp Ngự Y Mật Phương được nhiều chuyên gia đầu ngành, người bệnh tin dùng trong việc giải quyết đau đầu gối do viêm khớp, thoái hóa khớp gối.

Viên Xương Khớp Ngự Y Mật Phương của Dược phẩm Nhất Nhất có khả năng làm giảm triệu chứng đau nhức khớp gối do các nguyên nhân viêm khớp, thoái hóa khớp chỉ sau 3-5 ngày, nếu mức độ đau càng nặng thì càng cảm nhận rõ ràng hơn. Sản phẩm có thể cải thiện cơ địa cho người bệnh, giúp tăng cường sức khỏe hệ cơ xương khớp, nhờ đó mà dễ dàng khắc phục được các bệnh lý về xương khớp (trong đó có viêm khớp, thoái hóa khớp).

Không những vậy, Viên Xương Khớp Ngự Y Mật Phương còn có tác dụng ngăn ngừa tình trạng tái phát đau nhức đầu gối do viêm khớp, thoái hóa khớp gối. Hiệu quả ngăn tái phát có thể duy trì đến vài năm, giúp người bệnh hạn chế việc sử dụng thuốc Tây tiềm ẩn nhiều nguy cơ tác dụng phụ.

Viên Xương Khớp Ngự Y Mật Phương là giải pháp mang lại hiệu quả vượt trội cho người đau đầu gối khi co chân do bệnh lý xương khớp gây ra. Đặc biệt sản phẩm còn rất an toàn cho sức khỏe khi chứa 100% thành phần thảo dược, đạt các tiêu chuẩn khắt khe như GACP, GSP... Do vậy, người bệnh hoàn toàn có thể tin tưởng lựa chọn sản phẩm này để đẩy lùi tình trạng bệnh.

uống thuốc giảm đau gối khi co chân

4. Phẫu thuật

Phẫu thuật để giảm cơn đau đầu gối được tiến hành trong các trường hợp bệnh nghiêm trọng, buộc phải phẫu thuật để loại bỏ tác nhân gây đau nhức vùng đầu gối. Ngoài ra, phẫu thuật vùng khớp gối còn giúp định hình lại cấu trúc khớp gối, ngăn chặn tổn thương hoặc nhiễm trùng lan rộng ra khắp cả chân.

Phẫu thuật chỉ được thực hiện bởi những bác sĩ có trình độ chuyên môn cao, tại các cơ sở y tế có trang thiết bị hiện đại. Thông thường, người bệnh sau khi phẫu thuật khớp gối cần một khoảng thời gian nhất định để nghỉ ngơi, phục hồi cấu tạo và chức năng của vùng khớp gối.

III - Những lưu ý để phòng tránh hiện tượng đau gối khi co chân

Đầu gối bị đau khi co gập chân có thể phòng ngừa được khi bạn áp dụng một số biện pháp như sau:

  • Kiểm soát cân nặng của cơ thể: Trọng lượng cơ thể quá lớn gây ra áp lực lên đầu gối, là “thủ phạm” gây ra các cơn đau nhức đầu gối khi co chân. Vì vậy, bạn nên duy trì chế độ ăn uống và tập luyện khoa học để giúp cho cân nặng luôn ở mức ổn định.
  • Không thức khuya, ngủ đủ giấc: Đây là thói quen sinh hoạt lành mạnh giúp cho tăng khả năng phục hồi tổn thương cho vùng đầu gối, xoa dịu cơn đau ở khớp gối khi gập chân.
  • Thực hiện một số bài tập: Dù cử động vùng đầu gối có thể gặp phải nhiều khó khăn, nhưng người bệnh vẫn nên thực hiện một số bài tập để cải thiện chức năng vận động, tránh ít hoạt động mà có thể dẫn đến cứng khớp gối.
  • Bài tập dành riêng cho người đau đầu gối khi co chân bao gồm: đi bộ, bài tập thư giãn cơ tứ đầu đùi, bài tập tăng cường sức mạnh cơ vùng đầu gối, ngồi thiền, yoga…
  • Chườm ấm nóng: Biện pháp này được áp dụng trong các trường hợp đau đầu gối kéo dài, gây hạn chế sự vận động, ảnh hưởng lớn đến sinh hoạt và cuộc sống. Bạn có thể áp dụng biện pháp chườm ấm nóng thường xuyên và liên tục để cải thiện tình trạng đầu gối bị đau khi co chân.

Trải qua tình cảnh đầu gối bị đau khi co chân thật khó chịu, gây bứt rứt nặng nề khi vận động. Hy vọng rằng với những thông tin mà bài viết đã chia sẻ sẽ giúp bạn phần nào hiểu được nguyên nhân và hướng điều trị tích cực tình trạng này.

Bài viết liên quan

Lên đầu trang
Loading
SP Hữu ích Khuyến mãi
Sản phẩm
Liên hệ