I - Tại sao khớp gối kêu lục cục và đau?
Đầu gối kêu lục cục và đau khiến khả năng di chuyển và chất lượng cuộc sống bị ảnh hưởng. Đối với người mắc bệnh về khớp gối này thường do 2 nguyên chính dưới đây:
1. Nguyên nhân bệnh lý
Ở trạng thái bình thường, khớp gối luôn được bảo vệ bởi hệ thống dây chằng và gân. Điều này giúp bảo vệ ổ khớp được cố định, linh hoạt trong mọi trường hợp.
Tuy nhiên khi khớp gối kêu lục cục và đau thì có thể các bộ phận này đã có sự xáo trộn hoặc gặp vấn đề. Cụ thể:
- Khô khớp gối
Thông thường ở những người bị lão hoá, thiếu dinh dưỡng, lười vận động… dịch nhờn bôi trơn ở khớp có xu hướng giảm dần. Khi các đầu khớp không được bảo vệ bởi màng dịch, quá trình vận động sẽ làm tăng ma sát. Đó là lý do người bệnh luôn cảm thấy đau nhức, kèm theo các âm thành lục cục khi vận động, thậm chí chỉ là đi lại bình thường.
Chứng khô khớp gối tạo nên tiếng kêu lục cục và cơn đau bất chợt
- Gai khớp gối
Khi mô sụn bị bào mòn, quá trình tổng hợp canxi có xu hướng bù đắp các chỗ trống và hình thành các gai xương. Tình trạng này sẽ khiến người bệnh cảm thấy đau nhức, khó chịu vô cùng mỗi khi cử động tay chân.
- Thoái hóa khớp gối
Khớp gối kêu lục cục và đau do bị thoái hóa khớp hay còn gọi là chứng viêm xương khớp gối. Khi đó lớp sụn trong ổ khớp đã bị tổn thương và bào mòn theo sự gia tăng của tuổi tác. Khi mất đi lớp sụn đầu, đầu xương khớp dễ va chạm vào nhau gây đau nhức và phát ra âm thanh lục cục.
- Viêm xương khớp mãn tính
Hay còn gọi là viêm đa khớp dạng thấp - một bệnh lý mạn tính do hệ miễn dịch ở cơ thể tự tạo ra và tự tấn công mô sụn chính nó. Tình trạng này có thể trên nên nặng nề khi cơn đau nhức, sưng viêm xuất hiện ngày một nhiều.
- Loãng xương
Càng về sau, mật độ xương càng suy giảm. Xương trở nên giòn, xốp và dễ gãy hơn. Mặc dù không ám ảnh người bệnh bằng các cơn đau nhức dữ dội nhưng loãng xương lại đem đến các cơn đau âm ỉ, khớp kêu lục cục mỗi lần muốn co hoặc duỗi.
NÊN ĐỌC: Đầu gối bị đau khi co chân
Bệnh loãng xương cũng khiến khớp gối kêu lạo xạo và đau
- Chấn thương
Chấn thương tại chân, tay cũng làm các khớp bị tổn thương và đau nhức. Các trường hợp khớp gối kêu lạo xạo và đau do người bệnh gặp các chấn thương nặng. Một số người bệnh còn đi kèm với tình trạng khớp gối còn trở nên lỏng lẻo, sưng viêm, bầm tím và tê cứng khó chịu.
2. Nguyên nhân sinh lý
Bên cạnh các yếu tố về bệnh lý, khớp gối kêu lục cục và đau cũng liên quan mật thiết đến vấn đề sinh lý. Các yếu tố từ bên ngoài và vấn đề sinh lý ảnh hưởng cụ thể như sau:
- Tuổi tác
Tuổi càng cao, quá trình lão hoá diễn ra với tốc độ nhanh chóng mặt. Chúng khiến chức năng xương khớp suy giảm, hoạt động ở khớp gối và cơ xương kém dần. Dịch nhầy bài tiết ít khiến khớp bị đau và phát ra âm lục cục khi vận động. Trường hợp này thường không có biện pháp xử lý vì liên quan đến quá trình lão hoá.
- Mang thai
Cân nặng biến đổi trong giai đoạn mang thai là hiện tượng xuất hiện phổ biến. Biến thiên về cân nặng không chỉ ảnh hưởng đến ngoại hình phái đẹp mà còn gây áp lực đến khớp háng và khớp gối. Đây cũng là nhân tố khiến chị em có cảm giác đau nhức khi xoay hoặc vận động chân.
Cân nặng gia tăng giai đoạn mang thai tạo áp lực lên khớp gối
- Lười vận động
Thói quen lười vận động là nguyên nhân khiến bạn dễ mắc các vấn đề về xương khớp. Ít vận động khiến dịch tiết ổ khớp giảm dần dẫn đến tình trạng khớp gôi kêu lục cục và đau.
- Hormone thay đổi đột ngột
Hormone không chỉ đóng vai trò quan trọng đối với sinh lý mà còn tác động nhiều đến sức khỏe cơ thể, trong đó có chứng năng xương khớp.
Sự sụt giảm, mất cân bằng của hormone có thể ảnh hưởng tiêu cực đến quá trình tổng hợp canxi, làm mật độ xương và ổ khớp suy yếu. Vì vậy hiện tượng khớp gối kêu lục cục và đau thường xuất hiện ở phụ nữ tiền mãn kinh và mãn kinh.
- Mang vác vật nặng
Mang vác đồ nặng trong thời gian dài khiến khớp gối bị ảnh hưởng không nhỏ. Các áp lực khiến mô sụn bị bào mòn nhanh chóng tạo ra các cơn đau bất chợt. Nếu không khắc phục hoàn toàn có thể dẫn đến các bệnh lý mạn tính về khớp do thoái hoá sớm.
Mang vật nặng thời gian dài khiến khớp đầu gối bị tổn thương
- Các yếu tố khác
Bạn cũng có thể gặp vấn đề về khớp gối nếu như đã từng bị chấn thương, mất kiểm soát cân nặng, liên quan đến tình trạng chèn ép dây thần kinh…
II - Đầu gối kêu lạo xạo và đau có nguy hiểm không?
Tình trạng khớp gối kêu lục cục và đau có thể xảy ra khi chức năng xương khớp bị tổn hại nghiêm trọng. Mặc dù không gây nguy hiểm đến tính mạng nhưng nếu liên quan đến vấn đề mạn tính, chất lượng cuộc sống sẽ hoàn toàn suy giảm.
Các khớp gối không còn tính linh hoạt, nhanh nhạy như trước. Thay vào đó là một loạt chuỗi đau nhức, ê ẩm, lục cục mỗi khi co duỗi, đi lại, sưng tấy mỗi khi trở trời. Khi tình trạng này nặng hơn có thể gây gãy xương hoặc biến chứng về xương khớp. Các mảnh vỡ rơi ra từ khớp gối sẽ chèn ép dây thần kinh xung quanh khiến di chuyển khó khăn.
XEM THÊM: Đau khớp gối có nên xoa bóp không?
III - Phương pháp chẩn đoán khớp gối kêu lục cục và đau chính xác
Sau khi được chẩn đoán lâm sàng, người bệnh sẽ được yêu cầu thực hiện một vài động tác nhằm quan sát khả năng vận động. Căn cứ vào tình trạng bệnh và kết quả khám sơ bộ thì người bệnh được chỉ định một trong các biện pháp dưới đây:
- Chụp X - Quang: Qua hình ảnh từ X-Quang, bác sĩ có thể chẩn đoán được mật độ xương, sụn khớp và gai xương. Quá trình chụp bằng tia X sẽ mô tả chi tiết mô xương, góp phần quan trọng trong quá trình chẩn đoán các bệnh lý xương khớp.
- MRI: MRI hay còn gọi là cộng hưởng từ, mặc dù rất ít khi được chỉ định để chẩn đoán các bệnh lý về xương khớp. Trong một vài trường hợp, người bệnh được nghi đau do các vấn đề liên quan đến mô mềm, bác sĩ sẽ đề nghị bạn chụp để thu thập thêm thông tin phục vụ cho việc tìm hiểu về bệnh.
- CT: Chụp cắt lớp vi tính giúp bác sĩ dễ dàng xác định được vị trí đau.
- Xét nghiệm máu: Xét nghiệm máu được chỉ định trong các trường hợp nghi nhiễm khuẩn, gout, viêm khớp dạng thấp.
- Xét nghiệm dịch khớp: Phương pháp này chủ yếu được dùng để phát hiện sự hiện diện của tinh thể urat, dịch khớp màu hồng hay đỏ…
Thực hiện chụp X - quang để chẩn đoán mật độ xương
IV - Biện pháp điều trị khi khớp gối kêu lục cục và đau
Khớp gối kêu lục cục và đau gây khó khăn trong di chuyển và tác động tiêu cực đến sinh hoạt. Vì vậy người bệnh có thể lựa chọn 1 trong 3 cách chữa trị bệnh dưới đây:
1. Chữa khớp gối kêu và đau tại nhà
Khi cơn đau còn nhẹ, chưa có vấn đề gì quá nghiêm trọng bạn có thể xử lý ngay tại nhà như sau:
- Nghỉ ngơi: Cường độ vận động cao và nặng chỉ khiến các khớp gối đi xuống. Vì vậy khi bắt đầu thấy xuất hiện các cơn đau nhẹ, bạn nên chủ động dừng lại nghỉ ngơi một vài ngày để ổn định. Sau đó vận động trở lại thật nhẹ nhàng để hạn chế gặp lại tình trạng khó chịu.
- Chườm lạnh/nóng: Thực hiện chườm lạnh khi các cơn đau liên quan đến các chấn thương và bị viêm. Ngược lại, khi ổ khớp không viêm thì nên chườm nóng để tăng cường tuần hoàn máu, để ổ khớp có thời gian giãn ra, cơn đau được giảm dịu lại.
- Công cụ chuyên dụng: Ở các trường hợp cần thiết, bạn có thể được chỉ định mang đai hoặc chống nạng để giảm nhẹ áp lực lên khớp gối. Điều này giúp ổ khớp giữ được ổn định, tránh ma sát quá nhiều gây tổn thương trở lại.
ĐỪNG BỎ QUA: Nên chườm nóng hay lạnh khi bị đau xương khớp
2. Điều trị bằng thuốc Tây y
Phương pháp Tây y, sau khi chẩn đoán bạn sẽ được kê một số nhóm thuốc chuyên dụng để cải thiện tình trạng khớp gối kêu lục cục và đau. Sử dụng thuốc đúng liều lượng sẽ mang đến cảm giác thoải mái tức thời giúp mọi người nhanh chóng quay trở lại cuộc sống:
- Paracetamol, chống viêm: Được sử dụng để giảm đau, xử lý nhanh các trường hợp viêm nhiễm do chấn thương.
- Đối với ổ khớp thoái hoá, bạn có thể được chỉ định sử dụng các loại thuốc giảm đau gây nghiện, thuốc chống thoái hoá tác dụng chậm, thuốc chống trầm cảm 3 vòng và chống viêm.
- Trường hợp khô khớp, mô sụn hư tổn bạn sẽ được chỉ định tiêm chất nhờn, corticoid hoặc huyết tương giàu tiểu cầu.
- Khi kiểm tra cho thấy dây chằng của bạn bị giãn hoặc đứt, bác sĩ sẽ yêu cầu phải phẫu thuật.
- Ở các trường hợp tổn thương nặng, đã hình thành gai xương sẽ cần can thiệp ngoại khoa hoặc thay thế một mô sụn mới.
- Cuối cùng, các tình trạng đau do thiếu canxi, bạn thường được chỉ định bổ sung thêm từ các sản phẩm canxi hoặc vitamin D.
Thuốc Tây y trị đau khớp đầu gối nhanh chóng
3. Trị đầu gối kêu lục cục và đau bằng Đông y
Theo Đông y, xương khớp là bệnh mạn tính thuộc về yếu tố cơ địa. Khi kết hợp với một số thói quen và tuổi tác mà sinh bệnh.
Cơ địa mỗi người là khác nhau, vì vậy trong cùng hoàn cảnh sống hoặc môi trường và điều kiện như nhau, cùng độ tuổi hay giới tính mà có người bị có người không, có người triệu chứng khá nhẹ nhàng nhưng cũng có người nặng đến mức phải dùng thuốc mỗi ngày.
Xa xưa, vấn đề đau nhức xương khớp đã tồn đọng và được chữa trị hiệu quả trong nhiều thế hệ vương tôn hoàng tộc. Với cung đình tráng lệ, đây là bài thuốc thực sự đem lại kết quả linh nghiệm diệu kỳ. Đối với dân gian, đây là bài thuốc có tiền cũng không mua được, là mơ ước trăm năm không phải ai cũng được sử dụng.
Vì vậy mà bài thuốc được ghi chép trong cuốn Ngự y mật phương - Quốc bảo y học Việt Nam. Đến ngày nay, cuối cùng cũng được sử dụng rộng rãi và là cơ hội cho bất cứ ai muốn tiếp cận bài thuốc này.
Bài thuốc Ngự Y Mật Phương giúp thay đổi cơ địa bệnh đau xương khớp
Bài thuốc tập trung tác động thay đổi cơ địa - căn nguyên gây bệnh. Tức là từ từ giảm dần các vấn đề liên quan đến bệnh lý xương khớp, ví dụ như loãng xương, đau xương, gai xương, dịch tiết ít, sụn bị bào mòn… Cùng với đó kiểm soát tần suất tái bệnh và mức độ nặng nhẹ khi phát bệnh.
Các trường hợp thường xuyên đi đau nhức, khớp gối kêu lục cục và đau mỗi khi vận động, thời tiết giao mùa được cải thiện. Ngoài ra, bài thuốc giúp tăng cường lưu thông khí huyết giúp cải thiện nhanh các cơn đau khi vận động mang đến cảm giác nhẹ nhàng thoải mái.
Khi cơ địa thay đổi, ổ khớp phục hồi, dịch tiết hoạt động tốt. Các mô sụn và xương vững chắc, khớp không còn cảm giác đau nhức, kêu lục cục mỗi khi vận động. Người bệnh không phải đối diện liên tục với cơn đau, càng về sau cơn đau càng ít xuất hiện do cơ xương khớp đã được phục hồi như người khoẻ mạnh.
Đối với các trường hợp bệnh nặng, cơn đau thực sự khó chịu người bệnh được khuyến khích nên sử dụng chung với tây y. Vừa giải quyết cơn đau nhanh chóng, giúp người bệnh dễ chịu ổn định chất lượng cuộc sống vừa thay đổi cơ địa, tái tạo cơ khớp, phục hồi xương sụn, ngăn bệnh tái phát lâu dài kể cả khi ngừng sử dụng sản phẩm.
V - Cách phòng tránh đầu gối kêu lục cục và đau hiệu quả
Âm thanh lạo xạo ở khớp gối và cơn đau kéo dài khiến cuộc sống bị ảnh hưởng nghiệm trọng. Vì vậy các biện pháp phòng ngừa đau khớp gối được áp dụng để bệnh không diễn ra. Dưới đây là một số mẹo nhỏ bạn cần chú ý để cải thiện tình trạng khớp gối:
- Hạn chế các thói quen gây áp lực lên khớp gối như mang vác đồ nặng, đi gìay cao gót, ngồi xổm, vận động với cường độ cao…
- Chuẩn bị riêng một chế độ dinh dưỡng khoa học, hấp thụ dưỡng chất lành mạnh, cùng với đó là kiểm soát cân nặng.
- Tập luyện nhẹ nhàng mỗi ngày tầm 30 phút với các môn nhẹ nhàng như yoga, bơi lội, chạy bộ… Hạn chế các bài tập cường độ cao liên quan đến khớp gối.
- Hạn chế tối đa rượu bia, chất kích thích trong cuộc sống.
- Hạn chế các va chạm có thể xảy ra liên quan đến khớp gối.
- Khi bước qua giai đoạn 40, nên đi kiểm tra xương khớp 1 lần/năm để được chẩn đoán và xử lý kịp thời.
Khớp gối kêu lục cục và đau là dấu hiệu biểu hiện xương khớp của bạn đang bị tổn thương. Vì vậy hãy nhanh chóng chữa trị để đạt hiệu quả cao, hạn chế các nguy hiểm không đáng có chỉ vì lơ là sức khỏe bản thân. Căn cứ vào trạng thái bệnh mà mội người cần tìm phương pháp điều trị phù hợp nhất.
DS. Thao
Theo Giáo dục & Cuộc sống/Giáo dục & Thời đại
Link gốc: https://cuocsong.giaoducthoidai.vn/khop-goi-keu-luc-cuc-va-dau-la-benh-gi-chua-the-nao-n20226.html