Đau khớp ngón tay đeo nhẫn cảnh báo bệnh gì? Xử lý thế nào?

2023-08-01 15:12:00

Ngón tay đeo nhẫn là vị trí rất nhạy cảm, dễ bị tổn thương bởi các tác nhân bên ngoài. Và một trong những vấn đề bất thường hay gặp tại vị trí này đó là đau khớp ngón tay đeo nhẫn. Vậy đau khớp ngón tay đeo nhẫn là do nguyên nhân gì (hay cảnh báo bệnh lý gì)? Và cách khắc phục như thế nào? Mời bạn hãy cùng chúng tôi tìm hiểu ngay trong bài viết này.

I - Nguyên nhân khiến đau khớp ngón tay đeo nhẫn

1. Ngón tay bị chấn thương

Chấn thương là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây nên tình trạng đau nhức ngón tay đeo nhẫn. Tình trạng chấn thương này có thể do va đập, do mang vác vật quá nặng, tập luyện ở bàn tay quá mức. Chấn thương có thể gây ra tổn thương cho khớp ngón tay, khiến cho sụn khớp bị rách và gây sưng viêm khớp ngón tay áp út.

Bên cạnh đó, việc đeo nhẫn quá chặt cũng có thể là lý do gây ra các cơn đau. Áp lực cơ học sẽ chèn ép mạch máu và các cơ xung quanh, do đó sẽ tạo ra phản ứng sưng, viêm và gây đau. Ngoài ra một số người da bị kích ứng với kim loại cũng có thể cảm nhận sự khó chịu khi đeo nhẫn.

đau ngón tay đeo nhẫn do chấn thương

2. Căng cơ quá mức

Các cử động lặp đi lặp lại hoặc sử dụng ngón đeo nhẫn quá nhiều, chẳng hạn như đánh máy hoặc chơi một số nhạc cụ, có thể dẫn đến đau khớp do căng dây chằng, gân và cơ xung quanh khớp. Nếu tình trạng này tiến triển nặng hơn có thể làm cho cơ ngón tay đeo nhẫn khó hồi phục hoặc làm cho việc điều trị ngày càng trở nên khó khăn hơn.

3. Thoái hóa khớp

Cần cảnh giác với thoái hóa khớp, đây là một trong những nguyên nhân phổ biến gây nên tình trạng đau khớp ngón tay đeo nhẫn. Bệnh lý này có thể làm tổn thương cấu trúc, dị dạng sụn khớp ngón tay và gây nên các cơn đau nhức khớp ngón tay áp út.

Người bệnh thoái hóa khớp tại vị trí này còn có biểu hiện: cứng khớp vào buổi sáng, các đốt ngón tay sưng đỏ, tê ngón tay và khó cử động.

Thoái hóa khớp ngón tay thường có mối liên hệ mật thiết với các yếu tố như:

  • Quá trình lão hóa tự nhiên của cơ thể theo tuổi tác.
  • Thói quen bẻ khớp ngón tay, suy giảm hormone estrogen ở phụ nữ (đặc biệt là phụ nữ sau sinh, phụ nữ trong thời kỳ tiền mãn kinh và mãn kinh) khiến cho sụn khớp bị biến dạng.
  • Tăng lớp mô mỡ dày xung quanh khớp ngón tay (thường gặp ở người thừa cân béo phì).
  • Mắc các bệnh lý về xương khớp khác cũng làm tăng nguy cơ đau khớp ngón tay đeo nhẫn: bệnh lupus ban đỏ, bệnh tiểu đường…

XEM THÊM: Bị đau khớp ngón tay trỏ là do nguyên nhân gì?

4. Viêm khớp

Chứng viêm khớp có thể xảy ra ở rất nhiều vị trí, trong đó có cả khu vực khớp ngón tay. Khi màng nhầy hoặc phần khớp ngón tay đeo nhẫn bị viêm nhiễm thì các cảm giác đau sẽ được tạo ra để truyền tín hiệu tới não để cảnh báo, do đó người bệnh sẽ cảm nhận được sự đau nhức, khó chịu.

viêm, thoái hóa khớp gây đau ngón tay đeo nhẫn

5. Bệnh Gout

Bệnh Gout trước giờ được ví như “bệnh con nhà giàu”, thế nhưng hiện nay thì bất kỳ ai cũng có thể mắc gout nếu chế độ ăn uống tiêu thụ quá nhiều thực phẩm giàu purine. Bệnh lý này có thể gây ra tổn thương cho các khớp, trong đó có khớp ngón tay đeo nhẫn và gây đau nhức âm ỉ hoặc đau dữ dội. Ngoài đau khớp, người bệnh gout còn có thêm nhiều triệu chứng khác như: khớp ngón tay sưng đỏ, khớp bị biến dạng, cứng khớp và cử động khó khăn.

6. Hội chứng ống cổ tay

Đau khớp ngón tay áp út có thể biểu hiện của người mắc hội chứng ống cổ tay. Nguyên nhân gây ra hội chứng ống cổ tay là có sự chèn ép dây thần kinh giữa (dây thần kinh này đi qua ống cổ tay và tới lòng bàn tay). Khi có sự chèn ép, dây thần kinh giữa rất dễ bị tổn thương, rối loạn chức năng và hoạt động kiểm soát cảm giác ở các ngón tay. Từ đó gây ra cảm giác đau khớp ngón tay đeo nhẫn.

Người mắc hội chứng ống cổ tay còn đối mặt với các biến chứng nguy hiểm khác như: cơn đau khớp ngón tay nghiêm trọng, rối loạn cảm giác ở ngón tay (tê bì, cảm thấy bỏng rát hoặc tê bì, đau tê tái như có mũi kim đâm vào ngón tay…), không thể cử động ngón tay áp út.

II - Chẩn đoán chứng đau khớp ngón tay đeo nhẫn thế nào?

Nếu tình trạng đau khớp ngón tay đeo nhẫn ngày càng tăng nặng hoặc không đỡ thì bạn nên đến các cơ sở y tế để được bác sĩ thăm khám, kiểm tra tình trạng bệnh và từ đó có biện pháp điều trị phù hợp.

Tùy từng trường hợp bệnh, bác sĩ có thể đưa ra một trong các phương pháp chẩn đoán tình trạng đau khớp ngón tay đeo nhẫn như sau:

  • Chụp X quang: Được áp dụng cho nhiều trường hợp đau khớp ngón tay đeo nhẫn, phương pháp này có thể giúp phát hiện các vấn đề bất ổn liên quan đến xương ngón tay như: gãy xương, thoái hoá hoặc nứt xương.
  • Nội soi: Nếu đã chụp X quang mà vẫn không thể xác định được nguyên nhân gây đau khớp ngón tay đeo nhẫn thì bác sĩ thường sẽ chỉ định cho người bệnh nội soi.

ĐỌC KỸ: Vì sao khi gập ngón tay lại cảm thấy đau?

chụp x quang chuẩn đoán ngón tay đeo nhẫn

Biện pháp này được đánh giá là có tính chính xác cao bởi hình ảnh khớp ngón tay sẽ được hiển thị rõ ràng trên màn hình máy tính, giúp bác sĩ chuyên môn có thể dễ dàng xác định được tình trạng và nguyên nhân gây bệnh.

  • Siêu âm: Phương pháp này có thể giúp bác sĩ kiểm tra tình trạng viêm, phát hiện bất thường về cấu trúc khớp ngón tay đeo nhẫn hoặc xem có xuất hiện u nang ở các khớp ngón tay đeo nhẫn hay không. Siêu âm sử dụng tần số sóng điện cao và là phương pháp chẩn đoán hình ảnh khá chính xác.
  • Phương pháp khác: Ngoài những biện pháp chẩn đoán như đã nêu trên, người bệnh đau khớp ngón tay đeo nhẫn có thể được tiến hành một số xét nghiệm khác để hỗ trợ kiểm tra mức độ tiến triển của bệnh, chẳng hạn như: xét nghiệm dịch khớp, nước tiểu hoặc là xét nghiệm máu.

III - Cách điều trị chứng đau khớp ngón tay đeo nhẫn

1. Sử dụng thuốc

Cho người bệnh dùng thuốc là một trong những biện pháp điều trị nội khoa được ưu tiên hàng đầu để khắc phục tình trạng bệnh. Tùy theo nguyên nhân gây bệnh và các triệu chứng mà bác sĩ có thể cho người bệnh sử dụng các loại thuốc khác nhau để cải thiện.

Ví dụ về một số loại thuốc khắc phục tình trạng đau khớp ngón tay đeo nhẫn như:

  • Thuốc làm giảm đau khớp: Paracetamol là thuốc giảm đau được sử dụng nhiều nhất, loại thuốc này phù hợp với các cơn đau từ nhẹ đến vừa. Nếu người bệnh đau nghiêm trọng hơn thì có thể sử dụng thuốc codein, oxycodone hoặc thậm chí là morphine. Tuy nhiên, không được lạm dụng các loại thuốc giảm đau này và chỉ nên dùng chúng khi có sự chỉ định của bác sĩ.
  • Thuốc chống viêm: Loại thuốc này có tác dụng ngăn chặn tình trạng viêm phát triển và lan rộng ra các mô xung quanh khớp ngón tay. Các loại thuốc chống viêm thường dùng
  • Thuốc bổ khớp: Ví dụ như Glucosamine có tác dụng bảo vệ sụn khớp, giúp tăng khả năng cử động linh hoạt cho sụn khớp.

uống thuốc giảm đau khớp ngón tay đeo nhẫn

Việc sử dụng thuốc Tây trong điều trị đau khớp ngón tay đeo nhẫn chẳng khác gì “con dao hai lưỡi”. Một mặt chúng mang lại hiệu quả nhanh và mạnh mẽ (tức là có thể làm giảm ngay các triệu chứng của đau khớp, nhưng mặt khác khi ngừng sử dụng thì các triệu chứng lại vẫn tái diễn và thậm chí là có thể với mức độ nặng hơn.

Vì vậy, con đường lâu dài của điều trị đau khớp ngón tay đeo nhẫn cần hạn chế việc sử dụng thuốc Tây y, đồng thời kết hợp với các biện pháp khác mang lại hiệu quả bền vững. Và hiện nay chỉ có Đông y thế hệ 2 mới thật sự đem lại tác dụng vượt trội, có thể dùng để điều trị trong các trường hợp nặng và ngăn ngừa tái phát bệnh, đặc biệt là dòng sản phẩm Ngự y mật phương - Đông y thế hệ 2 của Dược phẩm Nhất Nhất.

Với tình trạng đau khớp ngón tay đeo nhẫn do mắc bệnh lý về viêm khớp, thoái hóa khớp, viên xương khớp Ngự y mật phương - Đông y thể hệ 2 vừa làm giảm nhanh triệu chứng, vừa làm chậm quá trình tiến triển bệnh, từ đó giúp đẩy lùi bệnh hiệu quả vừa hạn chế được nguy cơ bệnh tái phát.

Với tình trạng đau khớp ngón tay đeo nhẫn do mắc bệnh Gout, viên gout Ngự y mật phương - Đông y thể hệ 2 có tác dụng giảm nồng độ axit uric trong máu, phục hồi chức năng khớp, từ đó làm giảm nhanh triệu chứng sưng đau khớp, đẩy lùi và ngăn ngừa bệnh tái phát.

2. Xoa bóp, massage

Có thể áp dụng xoa bóp hay massage để làm giảm mức độ đau vùng khớp ngón tay đeo nhẫn. Mỗi ngày bạn nên xoa bóp vị trí này trong khoảng 10 phút để giảm nhanh cơn đau, tăng cường tuần hoàn máu tới khớp ngón tay để đẩy nhanh quá trình phục hồi.

Tuy nhiên, không phải người bệnh nào cũng có thể áp dụng được biện pháp này. Xoa bóp chống chỉ định với tình trạng viêm da vùng ngón tay, xuất huyết dưới da ngón tay, vết thương hở…

ĐỌC CHẬM: Những mẹo trị đau nhức khớp ngón tay tại nhà

3. Chườm đá, chườm ấm

Tùy theo nguyên nhân gây đau khớp ngón tay áp út mà người bệnh có thể áp dụng biện pháp chườm đá hoặc chườm ấm để làm giảm triệu chứng đau khớp, giảm sưng viêm. Chẳng hạn như:

  • Chườm đá: Phù hợp với các trường hợp đau nhức khớp ngón tay đeo nhẫn do chấn thương lao động nặng, tập thể dục sai tư thế hoặc do các hoạt động khác. Cơ chế của chườm đá làm giảm đau khớp ngón tay chính là giảm tuần hoàn máu tại vùng khớp ngón tay đeo nhẫn, nhờ đó giúp làm giảm cảm giác đau và viêm.
  • Chườm ấm: Được áp dụng khi người bệnh đau khớp ngón tay đeo nhẫn đi kèm với biểu hiện cứng khớp, bởi biện pháp này có thể giúp thư giãn các cơ xung quanh khớp ngón tay, giúp cử động của khớp mềm mại hơn.

chườm giảm đau khớp ngón tay đeo nhẫn

Chườm đá hoặc chườm ấm có thể áp dụng cho tình trạng đau khớp ngón tay đeo nhẫn nhưng không có biểu hiện viêm (sưng, tấy đỏ). Đặc biệt không nên áp dụng phương pháp chườm ấm hay chườm lạnh trên các vết thương hở, hoặc vùng da ngón tay đang bị tổn thương.

4. Vật lý trị liệu

Vật lý trị liệu là một trong những phương pháp hỗ trợ cho quá trình điều trị tình trạng đau khớp ngón tay đeo nhẫn. Phương pháp này mang tới hiệu quả duy trì sức mạnh vùng cơ xung quanh ngón tay áp út, cải thiện khả năng cử động của khớp, hạn chế biểu hiện cứng khớp. Để thực hiện các bài tập vật lý trị liệu đúng cách, người bệnh nên nhờ tới sự hướng dẫn của các chuyên gia hoặc bác sĩ chuyên khoa.

Bác sĩ hoặc chuyên gia sẽ hướng dẫn bạn thực hiện các động tác vùng ngón tay hoặc bàn tay mang lại hiệu quả tốt trong hỗ trợ điều trị đau khớp mà lại không gây ảnh hưởng xấu tới cấu trúc cũng như như chức năng khớp ngón tay đeo nhẫn.

5. Phẫu thuật khớp ngón tay đeo nhẫn

Trong trường hợp đau khớp ngón tay này quá nghiêm trọng, người bệnh đã được áp dụng những biện pháp nêu trên nhưng vẫn không có hiệu quả, tình trạng bệnh để lại nhiều biến chứng nguy hiểm cho sức khỏe (nhiễm trùng lan rộng tới vùng bàn tay, hoặc toàn thân) thì bác sĩ có thể sẽ can thiệp bằng phương pháp phẫu thuật.

Một số hình thức phẫu thuật khớp ngón tay đeo nhẫn bào gồm:

  • Thay khớp nhân tạo: Khớp nhân tạo thường được làm bằng kim loại hoặc nhựa có tác dụng thay thế khớp đã tổn thương ở người bệnh. Việc thay khớp mới giúp cho cử động của khớp được linh hoạt hơn, ngăn ngừa bệnh tiến triển nặng hơn.
  • Hàn xương: Biện pháp này giảm cơn đau khớp ngón tay đeo nhẫn, giảm tình trạng biến dạng khớp. Tuy nhiên, hàn xương lại có nhược điểm là giảm khả năng cử động của khớp ngón tay đeo nhẫn.

Đau khớp ngón tay đeo nhẫn có thể lan rộng ra các ngón tay còn lại và ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động cả bàn tay. Vì vậy, bạn cần điều trị sớm và đừng để khi bệnh tiến triển nặng mới chữa trị. Hy vọng bài viết đã giúp cho bạn hiểu rõ về nguyên nhân và phương hướng điều trị tình trạng này để tránh biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra.

Bài viết liên quan

Lên đầu trang
Loading
Hữu ích Khuyến mãi
Sản phẩm
Liên hệ