I. Bệnh viêm xoang mũi là gì?
Viêm xoang hay còn thường được gọi là bệnh viêm mũi xoang là tình trạng viêm trong các hốc xoang cạnh mũi. Bệnh thường khởi phát vì các nguyên nhân tắc xoang dẫn tới phù nề và tăng tiết dịch trong hốc xoang. Dịch nhầy và chất lỏng tích tụ tạo môi trường thuận lợi cho vi khuẩn phát triển gây viêm nhiễm trong các hốc xoang.
Viêm xoang có thể xảy ở bất kỳ vị trí xoang nào trong mũi, cụ thể như: xoang hàm, xoang sàn, xoang bướm, xoang trán.
Tùy theo mức độ và thời gian bệnh tiến triển mà viêm xoang được chia thành 2 loại là viêm mũi xoang cấp và viêm mũi xoang mạn tính.
II. Nguyên nhân gây bệnh viêm xoang mũi
Trước khi tìm hiểu về các phương pháp điều trị viêm xoang mũi, chúng ta cần xác định được nguyên nhân gây bệnh là gì.
1. Do cơ địa
Nếu xét các trường hợp có cùng môi trường sống, điều kiện sống, công việc... như nhau, vậy mà có người bị viêm xoang và có người thì không mắc bệnh. Theo Đông y, điều này xảy ra là do cơ địa xoang mũi ở mỗi người là khác nhau, và nguyên nhân chính của viêm xoang là do cơ địa.
Cơ địa mẫn cảm, dễ bị kích ứng nên khi gặp các yếu tố nguy cơ bệnh sẽ bùng phát và tái đi tái lại.
Ngoài ra, một số yếu tố khác cũng làm tăng nguy cơ mắc bệnh viêm xoang mũi như:
2. Do vi khuẩn, vi rút, nấm
Một số loại vi khuẩn, vi rút và nấm có thể xâm nhập, tấn công vào niêm mạc xoang mũi. Từ đó làm tăng tiết dịch nhầy, ứ đọng dịch nhầy trong các hốc xoang và gây bít tắc, gây ra viêm xoang.
Các tác nhân phổ biến gây ra tình trạng viêm xoang phải kể đến là: Streptococcus Pneumonia, Haemophilus Influenza, và Moraxella Catarrahalis.
3. Dị ứng với tác nhân bên ngoài
Một số trường hợp mắc bệnh viêm xoang do có liên quan đến dị ứng với các tác nhân bên ngoài như: bụi bẩn, phấn hoa, thực phẩm, thời tiết… cũng có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh viêm xoang.
Với những người bị dị ứng như vậy, khi tiếp xúc với các yếu tố nguy cơ có thể khiến cho niêm mạc mũi bị phù nề, bít tắc lỗ thông xoang và tạo điều kiện cho nhiều loại vi khuẩn, vi rút tấn công và gây viêm xoang.
Bị viêm xoang do dị ứng với bụi bẩn, phấn hoa, thực phẩm...
4. Suy giảm sức đề kháng
Hệ miễn dịch suy yếu cũng là một trong những nguyên nhân làm giảm khả năbảo vệ của cơ thể trước các tác nhân bên ngoài, khiến cho chúng ta dễ mắc nhiều bệnh và trong đó có viêm xoang. ng
5. Thói quen sinh hoạt, vệ sinh kém
Mũi là cơ quan hô hấp nên thường xuyên tiếp xúc với không khí, môi trường bên ngoài. Nếu không được vệ sinh kỹ lưỡng và đúng cách thì có thể khiến cho vi khuẩn, vi rút có thể bám vào niêm mạc mũi xoang. Từ đó, vi trùng rất dễ phát triển, trú ngụ ở các hốc xoang và làm tăng nguy cơ gây bệnh viêm xoang.
Do đó, khi đi vào vùng ô nhiễm thì bạn nên đeo khẩu trang hoặc vệ sinh mũi họng thường xuyên. Ngoài ra cũng cần thường xuyên rửa tay bằng xà phòng để ngăn ngừa vi khuẩn, vi rút thâm nhập vào trong mũi.
Ngoài các yếu tố nêu trên, viêm xoang mũi có thể do nguyên nhân khác như:
- Trào ngược dạ dày - thực quản.
- Chấn thương mũi xoang.
- Khối u vòm mũi họng.
- Bất thường về cấu trúc mũi xoang (vẹo vách ngăn, xoang hơi cuốn giữa, bóng sàn).
- Bệnh xơ nang, rối loạn chức năng lông chuyển…
>>> XEM THÊM: Viêm xoang ở trẻ em: Nguyên nhân, triệu chứng & cách điều trị
III. Triệu chứng bệnh
Để phát hiện sớm bệnh viêm xoang mũi, chúng ta có thể dự a trên những triệu chứng như sau:
1. Chảy nước mũi
Tổn thương niêm mạc, tăng tiế t dịch mũi là một trong những tình trạng phổ biến ở người bị viêm xoang mũi. Điều này dẫn đến tình trạng chảy nước mũi khiến cho người bệnh phải xì mũi thường xuyên.
Ban đầu dịch mũi chỉ ở dạng lỏng và nếu không được điều trị kịp thời thì dịch mũi sẽ ngày càng đặc hơn, có mùi hôi khó chịu. Nước mũi có thể có màu xanh, vàng, trắng đục.2. Tắc, nghẹt mũi
Tình trạng nhiễm trùng sưng tấy trong xoang mũi có thể làm hạn chế quá trình hô hấp, dẫn đến bị tắc nghẹt mũ. Người bệnh có thể tắc một bên mũi hoặc thậm chí là cả 2 bên, cảm giác khó thở. i
Tắc nghẹt mũi là một trong những triệu chứng thường gặp nhất của bệnh viêm xoang
3. Đau nhức vùng lân cận
Cơn đau nhức có thể bắt đầu từ vùng mũi xoang, sau đó lan rộng ra toàn bộ mặt (cảm giác nặng mặt) và hai bên đầu, thái dương và trán. Viêm xoang cũng gây đau tai, đau răng, đau xương hàm và má.
4. Không ngửi được mùi, mất hoặc giảm khứu giác
Do tắc nghẹt mũi và phải hắt xì nhiều lần nên dây thần kinh khứu giác cũng bị tổn thương. Vậy nên người bị viêm xoang rất khó ngửi được mùi, hoặc không thể ngửi được mùi nữa.
Ngoài những triệu chứng nêu trên, người bị viêm xoang mũi còn có các biểu hiện: sốt, ho, đau họng, khàn tiếng, hôi miệng…
>>> XEM THÊM: Viêm xoang nghẹt mũi: Nguyên nhân và cách điều trị
IV. Phương pháp điều trị viêm xoang mũi
Sau đây là các phương pháp chữa trị viêm xoang mũi bạn có thể tham khảo:
1. Điều trị viêm xoang mũi theo Đông y
Như đã nói ở trên, nguyên nhân chính gây bệnh viêm xoang là do cơ địa, với những người có cơ địa xoang mũi yếu dễ bị tổn thương bởi những yếu tố bên ngoài thì nguy cơ mắc bệnh rất cao.
Và phương pháp được ưu tiên hàng đầu trong việc cải thiện cơ địa cho người bị viêm xoang mũi đó chính là Đông y.
Đông y mang lại nhiều ưu điểm cho việc điều trị viêm xoang như:
- Cải thiện cơ địa cho người bị viêm xoang, đem lại hiệu quả bền vững theo thời gian, hạn chế được sự tái phát viêm xoang.
- Đảm bảo an toàn cho sức khỏe của người bệnh, không gây ra tác dụng phụ như sử dụng các loại thuốc Tây y.
- Ngoài giải quyết tình trạng viêm xoang, thuốc Đông y còn giúp nâng cao thể trạng, giúp người bệnh có sức khỏe tốt để phòng ngừa biến chứng của viêm xoang.
Tuy nhiên, không phải sản phẩm Đông y nào cũng đem lại hiệu quả tốt như vậy cho ngời bị viêm xoang. Hiện nay, trên thị trường hiện nay có rất nhiều sản phẩm Đông y kém chất lượng, bị thổi phồng tác dụng, trộn lẫn nhiều loại tân dược gây nguy hại cho sức khỏe của người dùng.
Chỉ có Viên Xoang Ngự Y Mật Phương - Đông Y Thế Hệ 2 của Dược phẩm Nhất Nhất mới đáp ứng được toàn bộ tiêu chí về chất lượng và an toàn trong khắc phục tình trạng bệnh viêm xoang.
Viên Xoang Ngự Y Mật Phương tác động vào cơ địa người bệnh, giúp cơ địa mũi xoang tăng khả năng chống lại các tác nhân bên ngoài. Nhờ đó, giải quyết được nguyên nhân chính gây viêm xoang và đem lại hiệu quả vượt trội cho người bị viêm xoang.
Ngoài ra, sản phẩm còn tác động toàn diện tới xoang mũi theo các cơ chế:
- Thông xoang: Giảm nhanh nghẹt mũi, sổ mũi, đau nhức mũi, nặng mặt do viêm xoang. Với người bệnh nhẹ, triệu chứng sẽ giảm đi rõ rệt sau 4 - 5 ngày. Còn đối với người bệnh nặng, tình trạng sẽ được cải thiện từ 10 - 14 ngày.
- Chống viêm: Kháng khuẩn, chống viêm, giảm phù nề, chống dị ứng, khắc phục nguyên nhân từ sâu bên trong. Thường sau 1 đợt khoảng 1 tháng sẽ chấm dứt đợt viêm xoang, người bị nặng có thể dùng 3 tháng.
- Ngăn ngừa tái phát: Tăng thông khí, hành khí, hoạt huyết tăng lưu thông máu nuôi dưỡng niêm mạc mũi xoang. Ngoài ra, sản phẩm còn tăng cường khả năng cơ thể tự chống lại các tác nhân gây viêm, ngừa tái phát viêm xoang hiệu quả. Nhẹ thì vài năm không tái phát, cơ địa yếu thì 1 - 2 năm không tái phát.
2. Điều trị theo Tây y
Điều trị theo phương pháp Tây y được áp dụng cho những người viêm xoang mũi cấp tính hoặc mạn tính. Tuy nhiên, nhược điểm của phương pháp này là sau quá trình điều trị, tình trạng bệnh có thể tái phát nhiều lần và dễ gặp phải tác dụng không mong muốn.
Điều trị viêm xoang mũi theo phương pháp Tây y
Do vậy, phương pháp điều trị này cần được thực hiện theo sự chỉ dẫn của bác sĩ. Cụ thể như sau:
2.1. Đối với viêm xoang mũi cấp tính
Điều trị viêm xoang cấp tính, người bệnh có thể áp dụng các phương pháp dưới đây:
Máy xông khí dung rửa khoang mũi
Khi sử dụng máy xông khí dung, thuốc được khuếch tán dạng sương mù đẩy vào lớp nông niêm mạc tác động lên những vùng bị viêm để chữa viêm xoang mũi.
Sử dụng thuốc co mạch
Thuốc co mạch có tác dụng co mạch tại chỗ, giảm triệu chứng sưng, giúp dịch nhầy trong mũi lưu thông và đào thải dễ dàng hơn.
Một số thuốc co mạch thường được sử dụng cho người bị viêm xoang đó là: xylometazolin, vasopressin, desmopressin, epinephrine, norepinephrine…
Tuy nhiên, các chuyên gia y tế khuyến cáo rằng không nên sử dụng thuốc co mạch quá 7 ngày vì có thể gây nhờn thuốc, dẫn đến tình trạng sử dụng thuốc không có hiệu quả. Ngoài ra, thuốc co mạch còn có khả năng thẩm thấu qua niêm mạc mũi và cho tác dụng toàn thân, vì vậy không nên sử dụng thuốc co mạch với liều cao.
Nước muối rửa mũi
Sử dụng nước muối để rửa mũi thật sự cần thiết với người bị viêm xoang cấp tính. Lý do là bởi nếu không làm sạch mũi thường xuyên thì có thể khiến cho bụi bẩn, chất nhầy tích tụ ngày càng nhiều trong khoang mũi và làm cho tình trạng viêm xoang ngày càng nặng hơn.
Người bệnh có thể dùng nước muối để rửa mũi hàng ngày trong trường hợp viêm xoang có các biểu hiện nặng hoặc tái đi tái lại. Khi triệu chứng đã giảm nhẹ, bạn có thể sử dụng nước muối với tần suất khoảng 2-3 lần mỗi tuần.
Xịt mũi Corticosteroid
Xịt trực tiếp Corticosteroid vào mũi có thể làm giảm tiết dịch nhầy và ít làm ảnh hưởng đến toàn thân. Tuy nhiên, cần có chỉ định của bác sĩ, không nên tự ý sử dụng xịt mũi có chứa Corticosteroid vì có thể gây ra nhiều tác dụng phụ không mong muốn.
Sử dụng thuốc Tây hay xịt mũi trị viêm xoang cần phải tuân thủ nghiêm ngặt theo chỉ dẫn của bác sĩ
2.2. Đối với viêm xoang mũi mạn tính
Khi viêm xoang mũi bước sang giai đoạn mạn tính, lúc này việc điều trị sẽ trở nên phức tạp hơn. Người bệnh cần tuân thủ theo đúng phác đồ điều trị của bác sĩ. Lúc này, bác sĩ có thể áp dụng một trong những biện pháp sau để điều trị viêm xoang mũi mạn tính cho người bệnh:
Thuốc kháng sinh
Theo các chuyên gia, tỷ lệ các vi khuẩn thường gặp trong viêm xoang kháng thuốc ngày càng cao. Nhiều người bệnh phải sử dụng các loại kháng sinh thế hệ mới mới có hiệu quả. Do vậy, khi sử dụng thuốc kháng sinh thì người bệnh cần tuân thủ tuyệt đối theo liều lượng, thời gian sử dụng thuốc mà bác sĩ đã kê đơn.
Các loại kháng sinh thường được sử dụng cho người bị viêm xoang mũi đó là: amoxicillin/clavulanate hoặc cefpodoxime, cefuroxime hoặc cefdinir.
Phẫu thuật
Phương pháp phẫu thuật chỉ định cho các trường hợp như sau:
- Viêm xoang mũi mạn tính có polyp mũi xoang.
- Viêm xoang mũi mạn tính đã điều trị bằng mọi biện pháp nội nhưng không thể cải thiện.
- Viêm mũi xoang mạn tính có cản trở dẫn lưu phức hợp lỗ ngách nguyên nhân bởi dị hình giải phẫu gồm: bóng hơi cuốn giữa, lệch vẹo vách ngăn, cuốn giữa đảo chiều…
Bên cạnh đó, cần chú ý thêm về việc chăm sóc và điều trị sau mổ bằng: sử dụng thuốc kháng sinh từ 1-2 tuần, duy trì dinh dưỡng hợp lý giúp nâng cao thể trạng…
3. Điều trị viêm xoang mũi theo phương pháp dân gian
Các biện pháp dân gian có thể hỗ trợ, làm tăng hiệu quả điều trị viêm xoang cho người bệnh. Cụ thể như sau:
3.1. Nước muối sinh lý
Chuẩn bị bình xịt rửa mũi (bạn có thể mua tại các nhà thuốc), đưa vòi xịt vào một bên mũi, đồng thời bơm nước muối sinh lý chảy chậm từ từ vào khoang mũi. Chú ý, bạn không được thở bằng mũi mà cần thở bằng miệng. Lúc này, nước muối có thể chảy từ bên mũi này sang bên mũi kia. Sau đó, bạn xì mũi nhẹ để loại bỏ dịch nhầy còn sót lại.
Lặp lại thao tác với bên mũi còn lại. Và cuối cùng bạn cần kiểm tra xem mũi đã hoàn toàn được làm sạch chưa.
3.2. Tỏi
Tỏi có chứa nhiều hợp chất có tính kháng khuẩn mạnh, ức chế sự phát triển của vi khuẩn (một trong những nguyên nhân gây viêm xoang mũi). Do vậy, việc sử dụng tỏi cũng là một trong những cách hiệu quả trong việc khắc phục tình trạng viêm xoang mũi.
Trước tiên, bạn chuẩn bị tỏi tươi (1 củ), sau đó bóc vỏ tỏi, rửa sạch và xay nhuyễn (giã nhỏ) để lấy nước. Thêm nước ấm vào nước cốt tỏi với tỷ lệ 1:1 và khuấy đều. Như vậy, bạn đã thu được dung dịch nhỏ mũi có tính sát khuẩn tốt và an toàn, dịu nhẹ với niêm mạc mũi.
Bạn có thể dùng nước tỏi để nhỏ mũi nhiều lần trong một ngày, mỗi lần nhỏ từ 1 - 2 giọt.
Điều trị viêm xoang mũi với các bài thuốc dân gian
3.3. Gừng
Gừng có tính ấm, có khả năng khơi thông đường thở, cải thiện triệu chứng của viêm xoang mũi. Đặc biệt gừng có tác dụng hỗ trợ đào thải chất nhầy ở cổ họng (một trong những biểu hiện thường thấy ở người bị viêm xoang mũi). Chính vì vậy, đây cũng là dược liệu rất phù hợp sử dụng để cải thiện triệu chứng của viêm xoang.
Bạn có thể dùng gừng để xông hơi xoang mũi, uống nước gừng (trà gừng), chườm ấm bằng gừng. Để xông mũi bằng gừng, bạn có thể tiến hành theo các bước như sau:
- Chuẩn bị gừng tươi, gọt sạch vỏ và thái thành từng lát mỏng.
- Đun nước sôi và cho ngập trên mặt gừng, sau đó tiếp tục đun nhỏ lửa đến khi sôi tiếp. Sau đó, tắt bếp và để cho hỗn hợp nguội bớt.
- Đổ nước gừng ra một chiếc bát lớn, lấy chiếc khăn mềm trùm lên đầu và tiến hành xông xoang mũi.
Chú ý nên để mặt cách bát nước xông hơi một khoảng là 20-30 cm để tránh cho mặt bị nóng rát hoặc bị tổn thương da mặt.
3.4. Chanh và mật ong
Dân gian còn sử dụng kết hợp chanh và mật ong để trị chứng viêm xoang mũi, tăng cường chức năng hô hấp.
Bởi chanh có chứa vitamin C, chất chống oxy hóa, cùng nhiều chất dinh dưỡng khác có công dụng tốt trong việc tăng cường hệ miễn dịch, giúp cơ thể tăng sản sinh kháng thể bảo vệ xoang mũi trước sự tấn công của nhiều loại vi khuẩn và vi rút.
Thêm vào đó, mật ong cũng có tác dụng kháng khuẩn, chống oxy hóa mạnh, giảm viêm xoang, phòng ngừa kích ứng niêm mạc mũi.
Do vậy, việc kết hợp mật ong và chanh có tác dụng rất tốt để giải quyết tình trạng viêm xoang, giảm nhanh biểu hiện sổ mũi, tắc nghẹt mũi. Cách sử dụng mật ong và chanh cho người bị viêm xoang mũi như sau:
- Chuẩn bị ½ quả chanh và vắt lấy nước cốt vào một chiếc cốc.
- Thêm khoảng 5-6 thìa mật ong vào cốc trên.
- Tiếp tục thêm khoảng 300-400 ml nước ấm vào cốc và khuấy đều.
Bạn có thể uống hỗn hợp này trước khi đi ngủ buổi tối và sau khi thức dậy vào buổi sáng. Đặc biệt, khi uống hỗn hợp chanh và mật ong vào buổi sáng sau khi thức dậy thì không những có tác dụng giảm triệu chứng viêm xoang, làm loãng dịch nhầy trong xoang mũi mà còn hỗ trợ tốt cho tiêu hóa, từ đó giúp tăng cường sức khỏe cho người bệnh.
3.5. Xông hơi mũi
Xông hơi mũi là biện pháp dân gian được áp dụng phổ biến cho người bị viêm xoang, có thể xông hơi bằng các loại tinh dầu (bạch đàn, sả, gừng, tràm, bưởi…) hoặc đun nước lá (lá chanh, lá hương nhu, lá bưởi…) để xông. Các loại nguyên liệu thường có tác dụng kháng khuẩn, hạn chế sự phát triển của vi khuẩn gây hại vùng mũi xoang, đồng thời giúp tạo cảm giác thư thái cho người bệnh.
Xông hơi mũi trị viêm xoang, thông xoang mũi
Trên đây là toàn bộ thông tin liên quan đến điều trị viêm xoang mũi, hy vọng bạn đã có thêm nhiều kiến thức hữu ích để tăng hiệu quả điều trị bệnh.
DS. Ly
Theo Giáo dục & Cuộc sống/Giáo dục & Thời đại
Link gốc: https://cuocsong.giaoducthoidai.vn/dieu-tri-viem-xoang-mui-the-nao-cho-dung-n20862.html