I - Mối liên hệ giữa ho và đau đầu
Ho là cơ chế bảo vệ tự nhiên của hệ thống hô hấp, giúp giải phóng không khí và các tác nhân gây kích thích ra khỏi đường hô hấp của chúng ta. Tuy nhiên, nếu trong hoặc sau quá trình ho xuất hiện thêm triệu chứng đau đầu, nhói buốt thì rất có thể dấu hiệu của chứng đau đầu do ho (cough headache). Mặc dù đây là một loại đau đầu tương đối hiếm gặp nhưng phần lớn đều vô hại. Chưa kể triệu chứng đau đầu cũng sẽ nhanh chóng biến mất sau vài giây khi ho mà không cần điều trị.
Nhiều nghiên cứu đã phân loại chứng đau đầu khi ho thành hai loại. Cụ thể:
- Đau đầu do ho nguyên phát (primary cough headache).
- Đau đầu do ho thứ phát (secondary cough headache).
II - Nguyên nhân gây đau đầu khi ho
1. Đau đầu do ho nguyên phát
Nguyên nhân của đau đầu do ho nguyên phát vẫn chưa được làm rõ. Nhưng một số nghiên cứu đã cho thấy ho là yếu tố kích thích gây ra cơn đau đầu. Cũng có một số phỏng đoán cho rằng việc ho làm gia tăng áp lực ở khoang ngực, từ đó cũng làm tăng áp lực lên não và gây triệu chứng đau đầu trong thoáng chốc.
2. Đau đầu do ho thứ phát
Dạng thứ phát của đau đầu khi ho cũng xuất hiện do áp lực từ con ho, nhưng nguyên nhân thực sự xuất phát từ các bệnh lý hoặc vấn đề trong não. Chẳng hạn:
- Dị tật Chiari loại I.
- Não xuất hiện khối u.
- Áp lực dịch não tủy thấp.
- Rò dịch não tủy.
- Não úng thủy.
- Phình động mạch não.
- Tụ máu dưới màng cứng.
III - Triệu chứng đau đầu khi ho
1. Đau đầu do ho nguyên phát
- Thời điểm xuất hiện: Cơn đau xuất hiện đột ngột sau khi ho.
- Thời gian kéo dài: Đau đầu chỉ xuất hiện thoáng chốc trong vài giây, vài phút hoặc lâu hơn là khoảng 30 phút.
- Vị trí đau: Thường xuất hiện ở phía trước đầu, một bên đầu nhưng có thể ảnh hưởng tới cả hai bên đầu.
- Mức độ đau: Khác nhau ở mỗi người, dao động từ nhẹ đến nặng.
- Tính chất cơn đau: Đau như kim đâm, búa bổ.
2. Đau đầu do ho thứ phát
- Thời điểm: Tương tự như dạng nguyên phát.
- Thời gian đau: Đau đầu sau khi ho sẽ kéo dài nhiều hơn 1 phút.
- Vị trí đau: Đau nhiều ở phía sau đầu.
- Tính chất cơn đau: Đột ngột, dữ dội, nhói như dao cắt, kim châm hoặc có thể kéo dài âm ỉ.
- Biểu hiện có thể kèm theo: Buồn nôn, chóng mặt, mất thăng bằng, tê bì mặt, tay và có thể ngất xỉu.
IV - Đau đầu khi ho có nguy hiểm không?
Mặc dù các triệu chứng đau đầu khi ho có thể gây ra những cảm giác đau nhói vô cùng khó chịu mỗi khi ho, nhưng đa phần đều không gây nguy hiểm tới sức khỏe người bệnh. Chưa kể, thời gian cơn đau xuất hiện thường tương đối ngắn và thường tự khỏi nhanh chóng.
Tuy nhiên, một số trường hợp đau đầu do ho thuộc loại thứ phát có thể là dấu hiệu cảnh báo bệnh lý tiềm ẩn. Cho nên việc chẩn đoán và điều trị là điều cần thiết, đặc biệt nếu như xuất hiện thêm các triệu chứng như
- Sốt cao li bì.
- Co giật không kiểm soát.
- Mệt mỏi liên tục.
- Thay đổi thị lực.
- Khó thở, thở yếu.
- Lú lẫn, mất ý thức.
- Yếu cơ, khó cử động chân tay.
V - Phương pháp chẩn đoán tình trạng ho đau đầu
Để có thể chẩn đoán chứng ho nhức đầu, thông thường bác sĩ sẽ dựa theo các triệu chứng mà người bệnh mô tả và kiểm tra kết quả thu được từ phương pháp chuẩn đoán như: chụp CT cắt lớp não bộ, chụp cộng hưởng từ, chọc dò tủy sống… để từ đó loại trừ các nguyên nhân bệnh lý khác.
VI - Cách điều trị ho đau đầu hiệu quả, an toàn
1. Điều trị đau đầu do ho nguyên phát
Do cơn đau đầu thường tự biến mất sau khoảng thời gian ngắn nên điều trị dạng đau đầu này sẽ xoay quanh việc phòng ngừa hoặc giảm đau bằng thuốc. Theo bệnh viện E.W. Sparrow (Hoa Kỳ), người bệnh có thể cần sử dụng một số loại thuốc được chỉ định như:
- Indomethacin (thuốc chống viêm không kê đơn).
- Propranolol (giúp hạ huyết áp, làm giãn mạch máu).
- Acetazolamide (một loại thuốc lợi tiểu, có khả năng làm giảm áp lực nội sọ).
2. Điều trị đau đầu do ho thứ phát
Việc sử dụng thuốc hầu như không đem lại hiệu quả điều trị và phòng ngừa nào dành cho người mắc đau đầu do ho thứ phát. Nên phương pháp duy nhất để có thể khắc phục tình trạng này là áp dụng phương pháp điều trị, phẫu thuật để loại nguyên nhân bệnh lý tiềm ẩn.
VII - Nên làm gì để hạn chế đau đầu khi ho?
Tuy không thể ngăn ngừa hoàn toàn cơn đau đầu do ho, nhưng có thể giúp người bệnh hạn chế được cường độ cơn đau đáng kể. Người bệnh chú ý áp dụng những cách sau:
- Tránh các nhóm thuốc có tác dụng phụ gây ho, cần sự tư vấn của bác sĩ trước khi sử dụng bất kỳ loại thuốc nào.
- Nên tiêm phòng cúm hằng năm.
- Sử dụng thuốc ho không kê đơn, theo lời khuyên từ dược sĩ nhà thuốc trong trường hợp cảm lạnh.
- Không tiếp xúc với các tác nhân gây ra tình trạng dị ứng.
- Hạn chế và tránh xa thuốc lá gây hại.
- Điều trị đúng và kịp thời tình trạng viêm nhiễm đường hô hấp như viêm phổi, viêm phế quản…
- Chế độ ăn giàu dinh dưỡng, tăng cường đề kháng.
Cùng với đó, nếu người bệnh gặp phải bị đau đầu thường xuyên không chỉ lúc khi ho, để có thể khắc phục hiệu quả tình trạng này, không làm ảnh hưởng tới cuộc sống sinh hoạt và công việc hàng ngày. Người bệnh có thể tham khảo sản phẩm Viên đau đầu Ngự y mật phương - Đông y thế hệ 2. Với tác dụng bổ huyết, hoạt huyết, giúp tăng cường máu lưu thông tốt lên não, cung cấp đủ oxy và dưỡng chất để não bộ hoạt động hiệu quả, giảm dần các cơn đau đầu đáng kể.
Hầu như ho dẫn tới cơn đau đầu không phải dấu hiệu của các bệnh đau đầu nguy hiểm và không có gì đáng lo ngại. Tuy nhiên, với tình trạng đau đầu do ho thứ phát do cấu trúc não bộ bị tổn thương và nếu cơn đau kéo dài và ảnh hưởng nhiều tới cuộc sống thì người bệnh nên tới cơ sở y tế để thăm khám.
DS. Quỳnh
Theo Giáo dục & Cuộc sống/Giáo dục & Thời đại
Link gốc: https://cuocsong.giaoducthoidai.vn/khi-ho-bi-dau-dau-la-benh-gi-cach-dieu-tri-phong-ngua-ra-sao-n20227.html