Nguyên nhân gây nổi mề đay sưng môi & Cách khắc phục hiệu quả

2023-06-08 13:56:51

Môi sưng phù, căng tức, nóng rát kèm theo triệu chứng nổi mề đay có thể là dấu hiệu của tình trạng nổi mề đay phù mạch, xảy ra do phản ứng dị ứng, do di truyền hoặc tự phát. Người bệnh cần sớm nhận biết các triệu chứng, nguyên nhân để tìm ra cách xử lý chính xác, kịp thời, hạn chế được các ảnh hưởng nguy hiểm như sốc phản vệ.

I - Nổi mề đay sưng môi là bệnh gì?

Mề đay sưng môi thuộc phản ứng phù mạch gây kích ứng da và niêm mạc, khiến môi bị sưng tấy phù nề, căng tức. Hiện tượng này có thể xuất hiện cùng với tình trạng nổi mề đay. Tuy nhiên không giống như mề đay gây mẩn đỏ ngứa trên bề mặt da, phù mạch thường gây sưng tại các mô nằm sâu hơn bên trong da (bên dưới lớp màng nhầy và lớp hạ bì). Không chỉ khu trú tại môi, hiện tượng mề đay phù mạch này còn có thể xuất hiện tại những vùng da, niêm mạc khác chẳng hạn như lưỡi, ruột, thanh quản…

Mề đay sưng môi do phù mạch cấp tính thường tự hết trong vòng một ngày, khoảng vài giờ sau khi xuất hiện triệu chứng. Tuy nhiên cũng có những trường hợp kéo dài nhiều hơn 1 ngày (phù mạch mãn tính). Thậm chí còn có nguy cơ ảnh hưởng tới hệ hô hấp, hệ tiêu hóa, tiến triển nghiêm trọng thành sốc phản vệ, thậm chí là tử vong.

II - Sưng môi do mề đay phù mạch có các triệu chứng gì?

Người gặp phải tình trạng mề đay sưng môi thường có triệu chứng như:

  • Sưng phù môi, có thể ở môi trên, môi dưới hoặc là cả hai cánh môi. Một số trường hợp có thể bị sưng lưỡi, miệng hoặc cả khuôn mặt.
  • Khi sờ vào có cảm giác căng tức, ấn không lõm xuống..
  • Cảm thấy môi đau, nóng rát và nhạy cảm hơn.
  • Xuất hiện các triệu chứng mề đay, nổi mẩn ngứa tại những vùng da khác trên cơ thể.
  • Triệu chứng kèm theo bao gồm chóng mặt, thay đổi huyết áp, đau bụng và buồn nôn (nếu phù mạch xảy ra ở cả đường ruột).
  • Triệu chứng nguy hiểm hơn bao gồm sưng cổ họng, khó thở, ngất xỉu… thường là dấu hiệu của sốc phản vệ.

Triệu chứng nổi mề đay sưng môi

Dễ nhận thấy nhất đó là môi của người mắc bị sưng to, ngứa dữ dội

III - Nguyên nhân gây nổi mề đay sưng môi

Theo nhiều nghiên cứu, nguyên nhân chủ yếu gây mề đay phù mạch sưng môi là do phản ứng dị ứng, chẳng hạn như dị ứng thuốc, thực phẩm, công trùng cắn… Tuy nhiên tình trạng này còn có thể xảy ra do di truyền hoặc tự phát không rõ nguyên nhân.

1. Phản ứng dị ứng

  • Dị ứng với thức ăn: Sưng môi nổi mề đay do dị ứng với thức ăn thường gặp ở người nhạy cảm với một số nhóm thực phẩm như: hải sản, tôm, trứng, thịt bò, thịt gà…

  • Dị ứng thời tiết: Với những người nhạy cảm với sự thay đổi thời tiết hoặc đề kháng không tốt sẽ dễ bị dị ứng thời tiết, gây ra hiện tượng nổi mề đay và phù mạch.
  • Dị ứng thuốc: Một số người bệnh có cơ địa không hạp thuốc, hoặc gặp phải tác dụng phụ của thuốc cũng có thể gặp phải tình trạng này. Một số thuốc hay gây nổi mề đay sưng phù môi có thể bao gồm: thuốc kháng sinh (penicillin, sulfa), thuốc chống viêm không steroid, thuốc cản quang…
  • Dị ứng nhựa mủ: Xảy ra sau khi tiếp xúc với một số vật dụng được làm từ nhựa thực vật, chẳng hạn như lốp xe, găng tay y tế, găng tay rửa bát, đồ chơi làm từ cao su…
  • Côn trùng cắn: Nọc độc tiết vào cơ thể do bị côn trùng cắn cũng có thể là nguyên nhân gây nổi mề đay sưng tấy môi, chẳng hạn như khi bị ong đốt, nhện cắn, bọ chét đốt…

Nổi mề đay sưng môi do dị ứng thời tiết

Sưng phù môi do bị dị ứng thời tiết

2. Mề đay phù mạch tự phát

Đây là dạng phù mạch mạn tính, có tính chất tái phát nhiều lần và có thể xảy ra ở bất kỳ vị trí nào trên cơ thể. Theo các nghiên cứu mới đây, dạng phù mạch tự phát mạn tính này xảy ra ở khoảng 50% trường hợp người bệnh và thường không thể xác định được nguyên nhân chính xác. Tuy nhiên, người có hệ miễn dịch kém, có vấn đề về cảm xúc, người mắc bệnh tự miễn thường có nguy cơ gặp phải tình trạng này hơn.

3. Sưng môi do mề đay phù mạch di truyền

Phù mạch di truyền rất hiếm gặp, trong khoảng 50.000 người thì chỉ có 1 trường hợp mắc chứng phù mạch do di truyền từ cha mẹ. Người bị phù mạch mề đay di truyền thường cho thấy vấn đề về gen, khiến cho nồng độ protein bradykinin tăng cao, gây ra phản ứng viêm và sưng.

IV - Hiện tượng nổi mề đay sưng môi có nguy hiểm không?

Mề đay phù mạch gây sưng môi đa phần không gây nguy hiểm nếu môi chỉ bị sưng nhẹ và mề đay xuất hiện ở khu vực nhỏ. Thông thường triệu chứng sẽ tự hết sau khoảng vài giờ. Tuy nhiên một số trường hợp ít gặp, các triệu chứng trở nên nghiêm trọng có thể ảnh hưởng tới hô hấp, nguy cơ cao dẫn đến sốc phản vệ.

Do vậy, cần đưa người bệnh tới bệnh viện cấp cứu kịp thời khi có kèm theo các dấu hiệu như sau:

  • Da xanh tái nhợt.
  • Hoa mắt, chóng mặt.
  • Sưng lưỡi và các khu vực khác trong miệng.
  • Cảm giác nghẹn, khó thở, khó nói.

V - Cách khắc phục tình trạng mề đay sưng môi hiệu quả

1. Xử lý giảm triệu chứng sưng phù môi

Đối với các trường hợp nổi mề đay sưng môi ở mức độ từ nhẹ đến vừa, bạn có thể áp dụng một số biện pháp khắc phục ngay tại nhà như sau:

  • Chườm lạnh: Để giảm đau, căng tức vùng môi, bạn có thể dùng một chiếc khăn mềm bọc một viên đá nhỏ và chườm lên môi. Mỗi tuần chườm lạnh 2-3 lần, mỗi lần chườm trong khoảng 5-10 phút.
  • Thoa gel nha đam: Trong lô hội có chứa nhiều hợp chất (axit folic, glycoprotein, axit cinnamic…) có tác dụng làm giảm viêm, hạn chế sưng phù. Bạn có thể dùng phần gel lô hội và thoa lên vùng môi đang bị sưng. Sau đó rửa lại môi bằng nước ấm.
  • Sử dụng bột yến mạch: Đây cũng là nguyên liệu tốt để khắc phục tình trạng nổi mề đay, sưng môi. Bột yến mạch có khả năng cân bằng độ ẩm trên da, làm dịu sưng và chống viêm. Bạn có thể lấy 1 thìa bột yến mạch, pha vào với chút nước ấm. Dùng hỗn hợp này để thoa lên môi trong khoảng 5-10 phút, rửa sạch lại với nước.
  • Uống nước rau má: Loại rau này có khả năng giải độc tốt, tăng cường đào thải tác nhân gây mề đay, chống sưng viêm môi. Khi xuất hiện triệu chứng sưng tấy môi cùng nổi mề đay, bạn có thể dùng rau má để xay nhuyễn, lấy nước rau má uống để thải độc.

Xử lý hiện tượng mề đay sưng môi tại nhà nhanh chóng

Chườm đá để da môi giảm kích ứng và sưng

2. Sử dụng thuốc làm giảm triệu chứng dị ứng mề đay

Ngoài phương pháp xử lý tại nhà thì người bệnh nên đến ngay các cơ sở y tế có chuyên khoa da liễu để phát hiện nguyên nhân và điều trị tích cực. Thông thường, các bác sĩ có thể kê đơn một số loại thuốc để làm giảm tình trạng này như sau:

  • Thuốc kháng histamin: Ức chế sự hình thành hợp chất histamin (một trong những yếu tố chính gây nên tình trạng nổi mề đay, nổi mẩn đỏ, ngứa, sưng phù ở môi).
  • Thuốc chống viêm corticoid: Đây là loại thuốc có tác dụng chống viêm mạnh mẽ, giảm triệu chứng sưng phù môi, nổi mề đay.
  • Thuốc ức chế miễn dịch: Được dùng để thay thế thuốc chống viêm corticoid trong trường hợp người bệnh sử dụng corticoid không có hiệu quả. Cần đặc biệt lưu ý rằng loại thuốc này có thể gây ra nhiều tác dụng phụ nguy hiểm tới sức khỏe, nên thận trọng khi sử dụng.

Trị mề đay sưng môi bằng thuốc chống dị ứng, mẩn ngứa

Môt số loại thuốc bôi hoặc viên uống có thể làm giảm triệu chứng mề đay

Lưu ý: Việc sử dụng thuốc tây trong điều trị nổi mề đay sưng môi có thể cho hiệu quả nhanh chóng, nhưng tác dụng chỉ là tạm thời. Nếu dừng thuốc Tây, bệnh vẫn có thể tái phát được trở lại, ngoài ra loại thuốc này cũng gây ra nhiều tác dụng phụ không tốt cho cơ thể.

3. Giải độc, loại bỏ mề đay với viên Giải Độc Ngự Y Mật Phương

Đông y là giải pháp được đánh giá cao trong việc điều trị cho các trường hợp nổi mề đay (kèm theo sưng môi). Cụ thể, Đông y giúp tăng cường chức năng thải độc của nhiều bộ phận hay cơ quan trong cơ thể, nhờ đó mà loại bỏ được các tác nhân gây dị ứng nổi mề đay ra khỏi cơ thể.

Hơn thế nữa, đây còn là giải pháp hiệu quả cao trong việc nâng cao thể trạng, tăng cường hàng rào bảo vệ da và nhờ đó ngăn ngừa mề đay sưng môi tái phát trở lại.

Tuy nhiên, không phải sản phẩm Đông y nào có thể làm được điều này. Chỉ có Viên Giải Độc Ngự Y Mật Phương của Dược phẩm Nhất Nhất mới có cơ chế tác dụng toàn diện, đem lại hiệu quả vượt trội và ngăn ngừa bệnh tái phát.

Viên uống Giải Độc Ngự Y Mật Phương (Nhất Nhất 9) - sản phẩm chuẩn Đông Y Thế Hệ 2 có tác dụng tăng cường chức năng thải độc của các bộ phận hoặc cơ quan trong cơ thể, giúp đào thải chất độc hoặc tác nhân gây nổi mề đay tích tụ trong cơ thể hoặc ở môi. Đặc biệt, sản phẩm còn đưa độc tố ra ngoài cơ thể theo con đường tự nhiên, không có tác động xâm lấn nên rất an toàn cho sức khỏe.

Khi độc tố hoặc các tác nhân gây mề đay được đưa ra khỏi cơ thể, tình trạng sưng môi sẽ được đẩy lùi và giảm thiểu sự tái phát. Đây chính là lợi ích quý báu mà Viên Giải Độc Ngự Y Mật Phương - Đông Y Thế Hệ 2 đem lại cho người bệnh.

Ngự y mật phương 9

Viên giải độc Ngự y mật phương 9

VI - Nên làm gì để hạn chế tình trạng nổi mề đay sưng môi?

Để phòng ngừa và hạn chế hiện tượng này, bạn nên áp dụng các biện pháp như sau:

  • Tránh tiếp xúc với các yếu tố gây ra nổi mề đay dị ứng sưng môi như: bụi bẩn, hóa chất, nguồn nước bị ô nhiễm…
  • Trong quá trình sử dụng thuốc điều trị hoặc sản phẩm hỗ trợ cải thiện bệnh, cần tránh tiêu thụ các loại thực phẩm không lành mạnh (đồ ăn cay nóng, rượu bia, cà phê) hoặc hải sản.
  • Nên uống đầy đủ nước, có thể bổ sung thêm các loại nước ép trái cây hoặc sữa để dễ dàng loại bỏ độc tố ra khỏi da.
  • Nên sử dụng thuốc theo đúng liều lượng và chỉ định của bác sĩ để đem lại hiệu quả cao nhất và giảm được tác hại của việc dùng thuốc không đúng cách.
Tìm hiểu thêm: Nổi mề đay nên ăn gì và kiêng gì?

Mề đay sưng môi không quá đáng sợ nếu bạn phát hiện chính xác nguyên nhân, áp dụng biện pháp điều trị phù hợp và hiệu quả nhất. Hy vọng bài viết đã giúp cho bạn có góc nhìn chi tiết hơn về tình trạng này. Mong bạn sớm thoát khỏi nổi mề đay sưng môi và có được làn da khỏe mạnh.

Bài viết liên quan

Lên đầu trang
Loading
SP Hữu ích Khuyến mãi
Sản phẩm
Liên hệ