Bệnh đổ mồ hôi tay chân có lây không?

2023-05-08 15:43:49

Mồ hôi tay chân là hiện tượng xảy ra phổ biến ở nhiều đối tượng, độ tuổi khác nhau. Mồ hôi tay chân gây khó chịu, bất tiện trong sinh hoạt đời thường thì nhiều người cũng thắc mắc rằng: “Mồ hôi tay có lây không?" Người bị mồ hôi tay có hại đến sức khỏe không? Hãy cùng với chúng tôi tìm câu trả lời thông qua bài viết dưới đây nhé! 

I - Tay đổ mồ hôi là bệnh gì?

Tay chân bị ra mồ hôi nhiều gây cản trở đến học tập, công việc và suy giảm chất lượng cuộc sống. Nhiều trường hợp bị ra mồ hôi tay chân quá nhiều ảnh hưởng đến quyết định chọn nghề và gây tự ti trong giao tiếp.

Nguyên nhân gây ra bệnh đổ mồ hôi ở tay chân như cường giáp, ngộ độc hay rối loạn nội tiết… Đối với tình trạng đổ mồ hôi tay trong điều kiện bình thường, thời tiết mát mẻ hay tâm lý ổn định thì bạn bị bệnh tăng tiết mồ hôi do rối loạn thần kinh thực vật.

Bệnh ra mồ hôi tay chân bắt đầu ở lứa tuổi còn khá trẻ, càng về sau chứng mồ hôi càng nặng. Lượng nước tiết ra nhiều hơn, tần suất cũng xuất hiện nhiều hơn gây nên nhiều phiền phức cho bạn trong cuộc sống.

Bên cạnh việc đổ mồ hôi ở vùng tay chân thì nhiều người đổ mồ hôi ở các vùng khác như dưới cánh tay, lưng, đầu mặt. Khi tình trạng đổ mồ hôi tay mất kiểm soát bạn cần theo dõi để kịp thời thăm khám và khắc phục kịp thời.

đổ mồ hôi tay là bệnh gì

Bệnh đổ mồ hôi tay do rối loạn hệ thần kinh giao cảm

II - Bệnh đổ mồ hôi tay có lây không? Di truyền không?

Đổ mồ hôi tay chân không phải là bệnh truyền nhiễm, không kèm theo virus hay vi khuẩn… Vì vậy chứng bệnh này không thể lây từ người này sang người kia thông qua giao tiếp, động chạm hay dùng chung đồ vật. Vì vậy bạn hoàn toàn có thể yên tâm khi tiếp xúc với những người đổ mồ hôi tay chân.

Tuy nhiên, các nghiên cứu khoa học lại cho thấy, đồ mồ hôi tay chân có thể lây từ người này sang người theo nguyên tắc di truyền. Nếu trong gia đình có bố mẹ hay ông bà ra mồ hôi nhiều thì khả năng thế hệ sau bị lây truyền rất lớn.

Ước tính có khoảng 30 - 55% có ít nhất 1 thành viên bị di truyền do chứng mồ hôi tay từ ông bà, cha mẹ. Tình trạng này tiếp diễn ở nhiều thế hệ, không phân biệt độ tuổi hay giới tính.

Thật đáng buồn khi con số trong thực tế lại có xu hướng cao hơn do nhiều trường hợp không thống kế. Nhiều người nhận định rằng chứng đổ mồ hôi tay là biến chuyển bình thường và không nguy hiểm đến sức khỏe. Khi cần thiết họ chỉ cẩn vệ sinh tay chân sạch sẽ để phục vụ mục đích giai tiếp trong thời gian ngắn.

bệnh đổ mồ hôi tay chân có lây không

Bị đổ mồ hôi tay không lây khi bắt tay hoặc nói chuyện

III - Ra mồ hôi tay có độc hại không?

Đổ mồ hôi tay chân không độc hại và không tác động trực tiếp đến sức khoẻ. Tuy nhiên nó lại là một trong các tình trạng mang đến sự khó chịu, bất tiện nhất cho người bệnh.

Cụ thể, mồ hôi ở tay chân ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống sinh hoạt hàng ngày:

  • Ảnh hưởng đến quá trình học tập, làm việc như cầm nắm đồ vật, ghi chép, các công việc cần đến đôi tay…
  • Đôi khi, tình trạng này còn tác động xấu đến cơ hội nghề nghiệp của bạn. Đối với người hoạt động công việc liên quan đến ngoại giao thì tay nhiều mồ hôi là nỗi tự ti lớn khi bắt tay.
  • Đổ mồ hôi ở tay cũng khiến bản thân người bị ái ngại, tự ti khi tiếp xúc với người xung quanh. Họ luôn căng thẳng, lo lắng, dần dần thu hẹp các mối quan hệ bàn bè - đối tác - đồng nghiệp bên ngoài.

Ngoài ra, tình trạng này còn đem đến nguy cơ xuất hiện các vấn đề khó chịu cho da như: nấm da, mụn nước, bong tróc, ngứa và xuất hiện mùi khó ngửi…

IV - Cách điều trị bệnh đổ mồ hôi tay hiệu quả

Khi vấn đề đổ mồ hôi tay có lây không được giải đáp thì nhiều khách hanngf quan tâm đến các biện pháp điều trị. Hiện nay ngoài việc sử dụng dược liệu dân gian như chanh, phèn chua, lá lốt, muối tác động đến lòng bàn tay thì bạn có thể thực hiện các biện pháp sau:

  • Điện ion

Điện di ion là cách điều trị bệnh ra mồ hôi tay chân được ứng dụng rộng rãi trên thị trường. Phương pháp này sử dụng một dòng điện âm dương qua nước để tác động đến hệ thần kinh giao cảm trên tay.

Cơ chế tác động giúp ngăn chặn quá trình tiết mồ hôi nhanh chóng, hiệu quả. Tuy nhiên, để phương pháp điện di ion đạt kết quả tốt nhất bạn cần thực hiện khoảng 1 tuần/lần. Trong thời gian điều trị cần tuân thủ hướng dẫn của bác sĩ để nâng cao hiệu quả và hạn chế mồ hôi tay nhanh chóng.

điện di ion chữa mồ hôi tay

Máy điện di ion để tác động đến tuyến mồ hôi ở tay

  • Cắt tuyến mồ hôi:

Phẫu thuật cắt tuyến mồ hôi được coi là biện pháp đẩy lùi chứng mồ hôi tay nhanh chóng nhất. Kỹ thuật loại bỏ hạch giao cảm hoạt động quá mức bằng công nghệ nội soi hiện đại, hạn chế đau đớn, hồi phục nhanh.

Tuy nhiên chi phí cắt tuyến mồ hôi khá cao, sau khi phẫu thuật cso nguy cơ để lại biến chứng như: tuyến mồ hôi phát triển ở vùng khác, khô da, đổ mồ hôi vị giác.

Ngoài các biện pháp dân gian và Y khoa để điều trị bệnh đổ mồ hôi tay thì bạn cần chú ý đến thói quen sinh hoạt hằng ngày như:

  • Vệ sinh sạch sẽ mỗi ngày: Điều này đảm bảo cho vi khuẩn không có khả năng cư trú và phát triển dưới da, hình thành các mụn nước, viêm nhiễm…
  • Tích cực lau khô các kẽ ngón tay, ngón chân bằng khăn sạch để hạn chế nước đọng ở kẽ ngón tay và chân.
  • Tập các bộ môn nhẹ nhàng như yoga, thiền định để kiểm soát tâm trạng và thải độc nhẹ nhàng cho cơ thể.
  • Mùa đông đeo bao tay cần giặt sạch và thay đổi thường xuyên để tay luôn khô thoáng và hạn chế xuất hiện mùi.
  • Đi chân trần, để tay thông thoáng khi không thực hiện các công việc liên quan.
  • Chọn các loại giày, bao tay và tất chống thấm, khử mùi. Bên cạnh đó, dùng thêm các miếng hút ẩm ở chân để đảm bảo lòng bàn chân luôn khô thoáng.

Bài viết trên đã trả lời cho câu hỏi mồ hôi tay có lây không cũng như đưa ra các giải pháp hiệu quả nhất ở giao đoạn hiện tại đối với tình trạng này. Hy vọng từ góc nhìn khách quan, khách hàng có thêm kiến thức liên quan đến chứng bệnh đổ mồ hôi tay chân. Nếu bạn phát hiện mắc chứng ra mồ hôi tay chân thì đừng lo lắng và hãy bình tĩnh để tìm biện pháp khắc phục hiệu quả.

Lên đầu trang
Loading