Nằm xuống bị chóng mặt là bệnh gì? Điều trị như thế nào?

2022-10-24 14:03:00

Có nhiều người thường cảm thấy bị hoa mắt, chóng mặt mỗi khi nằm xuống dù cho là nằm ngửa, nằm sấp hay nằm nghiêng. Họ thường rất lo lắng không biết liệu bản thân đang mắc phải chứng bệnh gì không? Liệu hiện tượng nằm xuống bị chóng mặt có nguy hiểm không & làm sao để điều trị. Cùng tìm hiểu chi tiết hơn qua bài viết này.

I - Tại sao nằm xuống lại chóng mặt?

Nguyên nhân chủ yếu gây ra tình trạng chóng mặt khi nằm xuống là do một dạng rối loạn tiền đình cấp tính có tên Chứng chóng mặt kịch phát tư thế lành tính BPPV.

Tiền đình là một cấu trúc khá phức tạp ở tai trong, bao gồm ba ống dẫn hình bán nguyệt (canal), túi (saccule) và nang (utricle). Trong các ống dẫn chứa chất lỏng và lông giúp cơ thể không bị mất thăng bằng khi di chuyển. Còn trong nang và túi chứa nhiều tinh thể canxi cacbonat nhỏ (otoconia, hay sỏi tai) được giữ cố định bằng một chất kết dính, nhiệm vụ của chúng là giúp cảm nhận sự cân bằng & vị trí của cơ thể với môi trường xung quanh.

Ở người bị chứng BPPV khi nằm xuống thì sự thay đổi về trọng lực sẽ khiến các tinh thể otoconia sẽ bị rơi ra khỏi vị trí và dịch chuyển vào các ống dẫn bán nguyệt, những tinh thể này sẽ làm chặn dòng chảy bên trong khiến tai hiểu nhầm và phát tín hiệu tới não rằng đang có sự di chuyển.

Nhưng khi não tổng hợp tín hiệu từ các cơ quan khác như tai còn lại, tay, chân... thì lại thấy sự sai lệch và không ăn khớp nên sẽ tạo ra cảm giác chóng mặt, quay cuồng. Ngoài ra tín hiệu không đồng bộ từ não cũng sẽ khiến mắt chuyển động nhanh hơn và tạo ra hiện tượng rung giật nhãn cầu, góp phần gây ra hiện tượng chóng mặt.

vấn đề ở tai trong gây chóng mặt khi nằm

Ngoài ra có một số nguyên nhân khác hiếm gặp nhưng cũng có thể gây ra hiện tượng chóng mặt khi nằm xuống, bao gồm:

  • Bệnh Meniere: Hiện tượng này xảy ra do sự tích tụ chất lỏng nội dịch ở mê cung màng (membranous labyrinth) của tai trong. Chất lỏng nội dịch có chức năng tác động vào các thụ thể bên trong mê cung khi cơ thể chuyển động, sau đó các thụ thể sẽ truyền tín hiệu tới não thông báo về sự dịch chuyển. Khi bị ứ đọng quá nhiều chất lỏng nội dịch sẽ khiến gây ra sự bất thường trong việc truyền tín hiệu tới não, từ đó gây ra hiện tượng chóng mặt.
  • Chấn thương vùng đầu: Những va chạm ở vùng đầu cũng có thể là lý do khiến bị chóng mặt khi nằm. Các chấn thương này có thể khiến gây ảnh hưởng tới cấu trúc tai trong, khiến các tinh thể trong cơ quan ở tai bị vỡ ra, chất lỏng trong tai bị rò rỉ hoặc ứ đọng, Dây thần kinh kết nối hệ thống tiền đình với não bị tổn thương...

XEM THÊM: Meniere là bệnh gì? Có chữa được không?

chóng mặt khi nằm xuống

II - Những triệu chứng kèm theo có thể gặp của hiện tượng chóng mặt khi nằm

Ngoài cảm giác quay cuồng, hoa mắt, chóng mặt khi nằm thì người bệnh có thể gặp thêm một số triệu chứng khác, bao gồm:

  • Lâng lâng: Đây là triệu chứng thường có thể đi kèm với chóng mặt khi nằm xuống, bạn sẽ có cảm giác như kiểu muốn ngất đi
  • Mất cân bằng: Với triệu chứng này, bạn có thể cảm thấy như thể mặt đất bên dưới đang di chuyển. Bạn có thể gặp khó khăn trong việc giữ thăng bằng và muốn bám vào một vật nào đó.
  • Buồn nôn: Nhiều người bị chóng mặt khi nằm xuống cảm thấy buồn nôn. Cảm giác buồn nôn mạnh hay nhẹ sẽ khác nhau ở từng người và từng trường hợp.
  • Rối loạn thị giác: Bạn có thể cảm thấy bị mờ mắt hoặc khó tập trung khi nhìn. Bạn sẽ cảm thấy mọi vật xung quanh như đang di chuyển ngang dọc, lên xuống lung tung.
  • Đổ mồ hôi: Điều này có thể là do phản ứng của cơ thể đối với sự mất cân bằng và căng thẳng.
  • Cảm giác bồng bềnh: Một số người có thể có cảm giác bồng bềnh ngay cả khi nằm yên.

các triệu chứng của hiện tượng chóng mặt khi nằm

III - Điều trị chứng chóng mặt khi nằm như thế nào?

Những triệu chứng của hiện tượng chóng mặt khi nằm thường không kéo dài lâu, tuy nhiên bạn nên tới gặp bác sĩ chuyên khoa để được chuẩn đoán chính xác nguyên nhân & có phương án điều trị thích hợp. Đặc biệt nếu cứ mỗi lần nằm xuống là thấy chóng mặt, hoặc cảm giác quay cuồng kéo dài liên tục khiến bạn ngủ không ngon hay kèm theo các triệu chứng khác như đau đầu, khó nghe, tê ngứa... thì bạn cần lập tức tới khám y tế sớm.

Do chứng chóng mặt tư thế kịch phát lành tính BPPV là nguyên nhân chủ đạo khiến chóng mặt khi nằm, vì thế các bác sĩ thường sử dụng một số bài tập vật lý trị liệu giúp dịch chuyển các tinh thể canxi ở tai trong về vị trí đúng, khắc phục bệnh hiệu quả. Một số bài tập phổ biến thường được sử dụng gồm:

  • Thao tác tái định vị Canalith.
  • Bài tập Epley Maneuver.
  • Bài tập Brandt-Daroff.

Tùy thuộc vào vị trí sỏi tai bị rơi, loại sỏi tai là gì mà bác sĩ sẽ có lộ trình luyện tập phù hợp với từng bệnh nhân, do đó bạn nên đi khám bác sĩ trước khi tự tập tại nhà. Thời gian điều trị ở mỗi người sẽ không giống nhau, tuy nhiên hầu hết các trường hợp đều có thể điều trị khỏi hoàn toàn.

THAM KHẢO: Các cách điều trị chứng chóng mặt

chóng mặt khi nằm xuống phải làm sao

Ngoài ra với những bệnh nhân được chuẩn đoán nguyên nhân xuất phát từ tình trạng thiếu máu não gây ảnh hưởng tới hệ tiền đình thì bác sĩ có thể kê 1 số loại thuốc điều trị. Một trong những cách khắc phục an toàn, hiệu quả và hạn chế tái phát nhất chính là dùng Đông y giúp bổ huyết, hoạt huyết, tăng cường mạnh mẽ lưu thông máu đến hệ tiền đình, làm hết rối loạn tiền đình, chóng mặt.

Tuy nhiên, không phải cứ dùng Đông y là có tác dụng khi thị trường hiện nay tràn lan các sản phẩm trôi nổi, vô thưởng vô phạt. Phải là sản phẩm Ngự y mật phương - Đông y thế hệ 2 mới an toàn và hiệu quả thực sự, thậm chí vượt trội Tây y trong nhiều trường hợp.

IV - Những chú ý để hạn chế hiện tượng nằm xuống bị chóng mặt

Để hạn chế tình trạng nằm xuống bị chóng mặt, người bệnh cần lưu ý:

  • Không nên thay đổi tư thế đột ngột, nhanh chóng.
  • Cố gắng tránh bị va chạm, tai nạn.
  • Áp dụng chế độ ăn uống lành mạnh, hạn chế sử dụng thuốc lá, rượu bia và các chất kích thích, uống đủ nước mỗi ngày.
  • Xây dựng chế độ sinh hoạt khoa học, nghỉ ngơi hợp lý, tránh để tình trạng căng thẳng, stress kéo dài.
  • Ngủ đủ giấc và sinh hoạt điều độ.
  • Tăng cường các hoạt động thể chất.

Mong rằng với những chia sẻ về nguyên nhân & cách điều trị cho hiện tượng nằm xuống bị chóng mặt, bạn đọc đã có được nhiều thông tin hữu ích nhất. Mọi vấn đề thắc mắc vui lòng gọi tới tổng đài của chúng tôi để được hỗ trợ nhanh nhất.

thông tin tư vấn

Bài viết liên quan

Lên đầu trang
Loading
SP Hữu ích Khuyến mãi
Sản phẩm
Liên hệ