Ngủ chập chờn không sâu giấc là do đâu? Khắc phục thế nào?

2022-09-05 11:02:00

Trong cuộc đời mỗi người đều đã từng, đang hoặc sẽ ít nhất một lần gặp phải tình trạng ngủ chập chờn, giấc ngủ không sâu. Thậm chí tình trạng này còn trở nên là bệnh mãn tính ở một số người. Sau mỗi đêm ngủ chập chờn như vậy thường sẽ ảnh hưởng ít nhiều tới sức khỏe. Vậy nguyên nhân nào khiến bạn ngủ không sâu? Và làm sao để khắc phục tình trạng này? Tìm hiểu chi tiết hơn qua bài viết dưới đây.

I - Ngủ chập chờn không sâu giấc là như thế nào?

Ngủ chập chờn hay ngủ không sâu giấc là tình trạng mà bạn sẽ nhiều lần bị tỉnh giấc trong khi ngủ. Sau đó bạn vẫn có thể tiếp tục được giấc ngủ, thế nhưng cứ ngủ được một lúc là đột nhiên lại bị thức dậy. Thông thường tình trạng này trong một đêm sẽ diễn ra từ 3 - 4 lần, sau đó bạn mới có thể ngủ yên tới sáng. Lưu ý rằng cũng có một số người sẽ không thể tiếp tục ngủ lại và cứ thế sẽ thức hoặc nằm trằn trọc tới sáng.

Hiện tượng ngủ chập chờn không sâu giấc có thể xảy ra ở bất kỳ ai, bất kỳ độ tuổi nào. Có người sẽ chỉ bị giấc ngủ chập chờn trong 1 tới 2 đêm, nhưng cũng có người có thể bị kéo dài cả tuần hoặc thậm chí cả tháng. Những trường hợp kéo dài quá lâu thường được coi là mãn tính và cần có biện pháp điều trị phù hợp

ngủ chập chờn là thế nào

II - Nguyên nhân khiến bạn ngủ chập chờn không sâu giấc

Lý do gây ra hiện tượng giấc ngủ không sâu, giấc ngủ bị chập chờn bao gồm một số nguyên nhân phổ biến như:

Tâm trạng căng thẳng, stress:

Khi cơ thể ở trạng thái căng thẳng, stress thì thường sẽ tiết ra một số loại hormone như cortisol, giảm hormone Melatonin (loại hormone giúp dễ đi vào giấc ngủ), tạo cảm giác lo lắng, bồn chồn và bất an nên từ đó khiến bạn khó chuyển vào giai đoạn ngủ sâu. Chỉ cần một tác động nhỏ nào đó cũng có thể làm bạn giật mình tỉnh giấc.

Lịch ngủ bị thay đổi nhiều:

Việc ngủ ở các khung giờ không cố định, thay đổi giờ ngủ liên tục hay ngủ ban ngày nhiều cũng có nguy cơ khiến bạn cảm thấy khó ngủ vào buổi đêm. Nếu có ngủ được thì cũng dễ bị tình trạng ngủ chập chờn, giấc ngủ không trọn vẹn, trừ những trường hợp cơ thể bị mệt hoặc quá sức thì mới có thể ngủ yên cả đêm.

Thói quen dùng thiết bị điện tử:

Ngày nay việc dùng điện thoại, tivi hoặc các thiết bị giải trí trên giường trước khi đi ngủ đã trở nên tương đối phổ biến, thậm chí có nhiều người còn trở thành thói quen rất khó bỏ. Nhưng chính do ánh sáng xanh khi dùng các thiết bị điện tử sẽ tác động tới việc cơ thể tiết hormone melatonin nên sẽ dễ đưa bạn vào tình trạng ngủ không sâu giấc đêm đó.

dùng điện thoại làm ngủ khó sâu giấc

Không gian ngủ không thoải mái:

Các yếu tố tại không gian ngủ cũng là lý do lớn có thể làm bạn bị ngủ không sâu giấc, một số tác nhân phổ biến nhất như nhiệt độ nơi ngủ, độ yên tĩnh, độ thoải mái của giường đệm gối, ánh sáng,... 

Yếu tố tuổi tác:

Người già trên 60 tuổi thường là đối tượng dễ bị ngủ chập chờn, hay bị tỉnh giấc khi ngủ nhất. Điều này được giải thích là do chu kỳ ngủ ở người già bị thay đổi, giai đoạn ngủ sâu thường sẽ ngắn hơn so với thời còn trẻ.

Yếu tố sức khỏe, bệnh lý:

Có một số loại bệnh lý có thể khiến người ta cảm thấy ngủ không yên, giấc ngủ bị chập chờn như bệnh lý về xoang, dạ dày, tuần hoàn máu não hay tim mạch.

III - Những ảnh hưởng khi gặp tình trạng ngủ chập chờn không sâu giấc

Tác hại dễ thấy nhất khi giấc ngủ không được sâu, chập chờn chính là cảm giác mệt mỏi và uể oải vào ngày hôm sau. Bạn sẽ rất khó tập trung để thực hiện các công việc khác, làm gì cũng thấy mỏi mệt và chỉ muốn nghỉ ngơi. Ngoài ra cơ thể mệt mỏi do thiếu ngủ như vậy cũng khiến bạn khó chịu hơn, nhạy cảm hơn và dễ cảm thấy nổi cáu hơn so với bình thường.

Bạn cũng sẽ cảm thấy khó ghi nhớ sự việc hơn, khó để hồi tưởng rằng trước đó mình đã làm những gì. Và khi mệt và thiếu ngủ như vậy thì buổi trưa bạn cũng sẽ muốn ngủ nhiều hơn. Nếu thực sự bạn có thể ngủ trưa nhiều hơn thì lại kéo tới hệ lụy khác là buổi tối lại khó ngủ, vòng lặp cứ thế diễn ra.

Nếu tình trạng ngủ chập chờn cứ kéo dài ngày này qua tháng nọ thì lâu dần sẽ làm cơ thể bị suy nhược, máu tuần hoàn không được tốt và dẫn tới rất nhiều bệnh lý khác.

IV - Khắc phục tình trạng ngủ chập chờn không sâu giấc như thế nào?

Dưới đây là một số giải pháp bạn có thể tham khảo để không còn bị tình trạng ngủ chập chờn, ngủ không sâu giấc:

1. Ngủ theo lịch trình cố định

Quan trọng nhất để giải quyết vấn đề ngủ chập chờn chính là ổn định lại giấc ngủ, bạn có thể gặp khó khăn trong vài ngày đầu tiên. Khi đồng hồ sinh học được thiết lập lại đúng, cơ thể thường sẽ bất giác cảm thấy buồn ngủ khi tới một khung giờ nhất định nên bạn sẽ dễ có được giấc ngủ ngon và chất lượng hơn.

2. Bố trí không gian ngủ tốt

Hãy nghiên cứu và lựa chọn một chiếc gối và giường sao cho phù hợp nhất với bản thân. Ngoài ra nếu xung quanh phòng ngủ hay có tiếng ồn thì bạn cũng nên nghiên cứu làm cách âm. Tùy thuộc vào thân nhiệt của bản thân mà điều chỉnh nhiệt độ điều hòa hoặc quạt cho phù hợp, nên mua các sản phẩm có chức năng hẹn giờ để tránh tình trạng đêm quá nóng hoặc quá lạnh làm bạn tỉnh giấc. Cuối cùng nên tắt toàn bộ đèn trong phòng khi đi ngủ.

3. Không dùng thiết bị điện tử trước khi ngủ

Hãy ngưng dùng điện thoại, máy tính bảng hay xem tivi trước khi ngủ. Những nội dung giải trí có thể khiến bạn cảm thấy khó bước vào giấc ngủ. Thay vào đó hãy mở 1 bản nhạc du dương hỗ trợ ngủ và đặt chế độ hẹn giờ tắt sau khoảng 10 - 15 phút.

4. Luyện tập thể thao

Làm cho cơ thể mệt mỏi hơn một chút thông qua việc luyện tập thể thao luôn là giải pháp tốt nhất cho việc điều trị chứng ngủ không sâu giấc. Việc này vừa giúp bạn không bị chập chờn khi ngủ, vừa nâng cao sức khỏe cũng như hệ miễn dịch toàn thân.

tập thể thao để tránh ngủ chập chờn

5. Giải tỏa stress

Giải quyết căng thẳng sẽ là yếu tố quyết định lớn tới việc bạn có còn bị ngủ chập chờn hay không. Việc xử lý stress lại phụ thuộc vào từng người, do đó không có giải pháp cho mọi trường hợp. Nhưng bạn hãy thử tập thiền định, đi du lịch, tắt máy và tạm gác toàn bộ công việc sang một bên,... những điều này có thể có ích cho bạn.

6. Bổ sung thực phẩm giúp hỗ trợ giấc ngủ

Có một số loại trà, thực phẩm được cho là giúp người ta ngủ ngon hơn như hạt sen, quả việt quất, bạch quả,... Hãy bổ sung nhiều hơn các loại thực phẩm như vậy và tránh xa các chất kích thích như rượu bia, thuốc lá và đặc biệt là cà phê.

7. Sử dụng thuốc hỗ trợ ngủ

Nếu cảm thấy khó bước vào giấc ngủ, việc tham khảo một số loại thuốc hỗ trợ ngủ ngon cũng là việc nên thử. Tất nhiên bạn nên tham khảo trước với bác sĩ rồi mới sử dụng, bởi thuốc ngủ thường không được khuyến cáo và dễ gây nguy hiểm nếu dùng sai cách.

Hoặc giải pháp tốt hơn là sử dụng các sản phẩm bào chế từ Đông y, bởi bản chất những sản phẩm như vậy dùng nguyên liệu tự nhiên nên gần như không gây nguy hiểm cho sức khỏe. Đặc biệt là thuốc đông y sẽ xử lý bệnh từ căn nguyên nên về lâu dài sẽ tốt cho người sử dụng.

Quan điểm của Đông y là cải thiện từ gốc, tập trung vào giải quyết nguyên nhân gây bệnh để giúp ổn định lâu dài, cơ thể khỏe mạnh, hạn chế tái phát. Vậy nên, đối với chứng giấc ngủ chập chờn, không sâu thì phương án giải quyết của Đông y là hoạt huyết, tăng cường mạnh mẽ máu lưu thông lên não, sau đó chứng bệnh ắt sẽ tự thuyên giảm, không những thế còn duy trì ngủ ngon lâu dài.

Nhưng Đông y hoạt huyết trên thị trường đang tràn lan các sản phẩm không rõ ràng nguồn gốc công dụng không rõ ràng. Nổi bật trong đó, các Chuyên gia đặc biệt đánh giá cao sản phẩm hoạt huyết Ngự y mật phương - Đông y thế hệ 2, với những tiêu chí đảm bảo cả về nguồn gốc, chất lượng và hiệu quả như sau:

  • Bào chế theo phương pháp của Ngự y mật phương đã tồn tại nhiều thập kỷ (bao gồm những bài thuốc quý từng được các ngự y sử dụng trong cung thời kỳ phong kiến, dành cho vua chúa và các bậc quan lại trong triều đình).
  • Được sản xuất tại dây chuyền nhà máy đạt chuẩn GMP-WHO (hệ thống quy định và những hướng dẫn của Tổ chức Y tế Thế giới, đảm bảo nhà sản xuất luôn làm ra sản phẩm đạt chất lượng đăng ký và an toàn cho người sử dụng)
  • Sản phẩm Ngự y mật phương - Đông y thế hệ 2 mang lại hiệu quả thực sự ở những người bị chứng mất ngủ, khó ngủ, ngủ không sâu giấc, thậm chí hiệu quả vượt trội so với tân dược trong nhiều trường hợp. Sản phẩm rất phù hợp sử dụng cho những người cao tuổi, suy nhược thần kinh, người lao động trí óc căng thẳng.

uống nymp4 giảm tình trạng ngủ chập chờn

Đối với người gặp phải tình trạng giấc ngủ không sâu ở thể nhẹ, mới khởi phát chỉ cần uống một gói mỗi ngày, nếu nặng hơn thì ngày uống hai lần, mỗi lần một gói. Chỉ sau khoảng một tuần, chất lượng giấc ngủ sẽ được cải thiện đáng kể có thể cảm nhận rõ. Hiệu quả với 85% người sử dụng và có tác dụng rõ rệt.

Bài viết liên quan

Lên đầu trang
Loading
SP Hữu ích Khuyến mãi
Sản phẩm
Liên hệ