I - Ngủ nằm nghiêng 1 bên bị chóng mặt là do nguyên nhân gì?
Lý do khiến bạn cảm thấy bị chóng mặt khi nằm nghiêng về một bên (trái hoặc phải) thường liên quan chủ yếu tới chứng chóng mặt tư thế kịch phát lành tính (BPPV).
Đây là một chứng bệnh sẽ khiến bạn cảm thấy chóng mặt, choáng váng khi thực hiện một hành động thay đổi tư thế nào đó, ví dụ như đứng lên ngồi xuống, nằm xuống, quay người, nằm lật nghiêng người sang 1 bên hoặc thậm chí đơn giản là cúi đầu xuống hay ngửa đầu lên.
Chứng bệnh này xảy ra ở bên trong hệ thống tiền đình và cấu trúc tai trong, trong các hệ thống này chứa rất nhiều sỏi tiền đình (otoconia). Ở người mắc chứng BPPV, khi nằm nghiêng sang bên phải hoặc trái thi sỏi tiền đình sẽ dễ bị rớt vào các bộ phận nhạy cảm ở tai trong
Trong các bộ phận này sẽ chứa chất lỏng nội dịch, sỏi tiền đình khi rớt vào sẽ làm ảnh hưởng tới dòng chảy và làm nhiễu loạn tín hiệu truyền tới não. Tín hiệu này khi không khớp với tín hiệu được gửi tới từ mắt sẽ gây ra cảm giác chóng mặt choáng váng.
Ngoài nguyên nhân gây chóng mặt khi nằm ngủ nghiêng về 1 bên do chứng BPPV thì cũng có một số lý do khác có thể góp phần gây ra hiện tượng này, bao gồm:
- Viêm dây thần kinh tai trong
- Bệnh Meniere
- Thiếu máu não
- Huyết áp thấp
- Cơ thể thiếu nước
- Ảnh hưởng phụ của thuốc
Tuy nhiên cần nhớ rằng các lý do này thực sự không phổ biến bằng chứng BPPV, do đó đây là điểm bạn cần tập trung kiểm tra nếu cảm thấy mỗi khi nằm ngủ nghiêng một bên bị choáng váng chóng mặt.
II - Ngủ nằm nghiêng bị chóng mặt phải làm sao?
1. Thay đổi tư thế ngủ
Tránh nằm nghiêng sang bên bị chóng mặt chính là phương án tốt nhất để khắc phục tình trạng này. Đơn giản nhất là bạn hãy nằm nghiêng sang bên còn lại và bạn nên chẹn thêm một vài chiếc gối về phía bên mà mình hay bị chóng mặt khi nằm nghiêng sang. Kết hợp với việc sử dụng thêm chiếc gối có hỗ trợ cố định đầu và ngăn nghiêng người.
Trường hợp dù nằm nghiêng sang bên nào cũng đều bị chóng mặt thì bạn chỉ còn phương án nằm ngửa. Lúc này cũng vẫn nên chẹn gối ở cả hai bên người để tránh lật nghiêng trong lúc ngủ, tránh bị choáng váng nhức đầu khi tỉnh dậy.
TÌM HIỂU KỸ: Nguyên nhân nằm xuống bị chóng mặt
2. Sử dụng gối cao
Việc nâng cao đầu khi ngủ và giữ cố định đầu cũng có thể giúp làm giảm tình trạng chóng mặt. Chính vì thế, nếu đang chỉ ngủ trên một chiếc gối, người bệnh hãy thử kê thêm chiếc gối thứ hai để nâng đầu lên cao hơn. Ngoài ra có thể sử dụng gối nêm (loại gối hình tam giác, có độ cứng vừa phải tạo thành một góc 20 - 40 độ) hoặc chọn giường, đệm có thể điều chỉnh nâng lên khi ngủ.
3. Thực hiện vật lý trị liệu
Hầu hết các bài tập vật lý trị liệu này đều liên quan đến việc chuyển nhanh từ tư thế ngồi sang tư thế nằm và xoay đầu ở nhiều góc độ khác nhau, từ đó giúp duy trì hoặc tăng cường sự phối hợp và cân bằng, từ đó làm giảm chóng mặt.
Một số bài tập phổ biến hiện nay như liệu pháp Epley, bài tập Brandt-Daroff, bài tập Romberg, bài tập lắc lư trước sau.
4. Thay đổi lối sinh hoạt
Xây dựng một chế độ dinh dưỡng hợp lý và thói quen sinh hoạt khoa học cũng là một cách hiệu quả giúp cải thiện chứng chóng mặt. Cụ thể, người bệnh nên:
- Cắt giảm lượng muối trong bữa ăn.
- Kiêng dùng các loại đồ ăn chế biến sẵn, đồ ăn nhiều dầu mỡ.
- Nói không với thuốc lá, rượu bia, các chất kích thích.
- Bổ sung các thực phẩm bổ dưỡng giàu vitamin, magie, protein và chất xơ như rau xanh, thịt nạc, trái cây…
- Kiểm soát mức độ căng thẳng, không để bản thân bị stress, lo âu kéo dài.
Đặc biệt, để khắc phục được tình trạng ngủ nằm nghiêng bị chóng mặt, người bệnh cũng nên chú ý đến giấc ngủ của mình như:
- Cố gắng luôn đi ngủ vào cùng một giờ mỗi đêm và thức dậy vào buổi sáng cùng giờ.
- Đảm bảo rằng bạn ngủ đủ giấc, ít nhất là 7 giờ.
- Cố gắng giữ cho phòng ngủ luôn sạch sẽ.
- Cố gắng cách ly phòng ngủ khỏi âm thanh và ánh sáng.
- Cố gắng không ăn hoặc uống trước khi đi ngủ, đặc biệt là khi có đồ ăn cay, rượu hoặc cà phê
TÌM HIỂU KỸ: Cách bấm huyệt chữa chứng chóng mặt
5. Điều trị hiệu quả chứng rối loạn tiền đình
Để khắc phục được hiệu quả chứng chóng mặt khi ngủ nằm nghiêng cũng như hạn chế nguy cơ tái phát, người bệnh cần điều trị dứt điểm bệnh rối loạn tiền đình.
Một trong những hướng mới điều trị hiệu quả và an toàn nhất chính là dùng sản phẩm Đông y giúp bổ huyết, hoạt huyết, tăng cường mạnh mẽ máu lên não, cụ thể là lên hệ thống tiền đình giúp phục hồi chức năng hệ tiền đình, đẩy lùi bệnh.
Tuy nhiên, không phải cứ dùng Đông y là đẩy lùi bệnh hiệu quả. Thị trường hiện nay tràn lan các sản phẩm gắn mác Đông y nhưng vô thưởng vô phạt, tác dụng kém. Phải là sản phẩm Viên chóng mặt Ngự y mật phương - Đông y thế hệ 2 mới đem lại hiệu quả vượt trội, ngăn chặn tối đa nguy cơ bệnh tái phát, giúp cho nhiều trường hợp chóng mặt nặng, mạn tính lâu năm cũng có thể thuyên giảm rõ ràng.
Mong rằng những chia sẻ về lý do tại sao bị chóng mặt khi nằm nghiêng về bên phải hoặc bên trái của chúng tôi đã giúp bạn nắm được lý do cơ bản. Tốt nhất bạn nên dành thời gian tới các phòng khám chuyên khoa để được kiểm tra chuyên sâu.
DS. Yến
Theo Giáo dục & Cuộc sống/Giáo dục & Thời đại
Link gốc: https://cuocsong.giaoducthoidai.vn/ngu-nam-nghieng-mot-ben-bi-chong-mat-la-benh-gi-co-nguy-hiem-khong-n18939.htmlhttps://cuocsong.giaoducthoidai.vn/nhung-dieu-can-luu-y-voi-phu-nu-hoi-xuan-n20655.html