Ngứa họng ho nguyên nhân do đâu? Giảm ngứa họng như thế nào?

2022-09-05 11:02:00

​​​​​​​Vậy ngứa họng ho là do đâu ? Cách giảm ngứa họng ho hiệu quả như thế nào, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu chi tiết qua bài viết dưới đây.

Ngứa họng ho là vấn đề đường hô hấp tương đối phổ biến, gây khó chịu và ảnh hưởng tiêu cực tới chất lượng cuộc sống của nhiều người.

1. Các nguyên nhân chính gây ngứa họng, ngứa cổ họng

ngua-rat-hong-ho
Ho là một phản xạ tự nhiên hoặc có chủ đích để làm sạch đường thở, mang tính chất bảo vệ cơ thể.

Ho xảy ra khi các tế bào hô hấp bị kích thích, tạo thành phản xạ đẩy không khí ra ngoài một cách đột ngột. Ngứa họng cũng có thể gây ra phản xạ ho, có thể bắt nguồn từ rất nhiều nguyên nhân như:

  • Viêm mũi dị ứng: thường xảy ra khi thời tiết thay đổi, đặc biệt là trong giai đoạn chuyển mùa. Lúc này các yếu tố dị nguyên như phấn hoa, khói bụi, bụi mịn, thuốc lá… có thể gây kích ứng, ngứa rát cổ họng gây ra các triệu chứng điển hình của viêm mũi dị ứng như hắt xì hơi nhiều lần, ngứa rát họng, chảy nước mắt, nghẹt mũi….
  • Do cơ địa dị ứng: Một số người có cơ địa mẫn cảm quá mức so với người bình thường rất dễ bị dị ứng dị nguyên. Một số kiểu dị ứng dị nguyên điển hình có thể kể đến bao gồm dị ứng do thức ăn (thường là các loại thủy hải sản như tôm, cua…, nhộng, trứng kiến) hoặc dị ứng thuốc (kháng sinh, thuốc biệt dược có tác dụng phụ gây ho, ngứa rát họng).
  • Viêm amidan, viêm thanh quản: Viêm amidan, viêm thanh quản gây đau họng đều dẫn tới các triệu chứng ngứa họng và ho, sau đó sẽ dẫn tới viêm sưng cổ họng, ho khan hoặc ho có đờm, sổ mũi, sốt, hắt hơi,... tùy vào từng tình trạng bệnh lý.
  • Nhiễm vi khuẩn, virus: Vi khuẩn, virus khi xâm nhập theo đường hô hấp thường gây nên tình trạng ho, ngứa rát họng. Tình trạng này thường kéo dài không quá 2 tuần và chấm dứt khi khỏi bệnh. 
  • Trào ngược dạ dày thực quản: Acid dịch vị dạ dày trào ngược lên thực quản sẽ gây kích ứng dẫn tới tổn thương vùng họng, tạo cảm giác ngứa rát vô cùng khó chịu. Bên cạnh đó, người bệnh cũng xuất hiện một số triệu chứng nhận biết kèm theo như viêm thanh quản, khó nuốt, nóng ở ngực và cổ họng…
  • Một số nguyên nhân khác: mất nước khô họng gây rát họng, tổn thương họng do bệnh nghề nghiệp ở những đối tượng nói nhiều (giáo viên, telesale…), thói quen ăn uống, sinh hoạt không khoa học (uống nhiều nước đá, ăn đồ ăn chua cay, kích ứng, thuốc lá, rượu bia, chất kích thích....)

2. Các cách giảm ngứa họng tại nhà.

  • Súc miệng, họng nước muối: Nước muối có khả năng sát khuẩn đồng thời giúp làm sạch tốt. Súc họng nước muối sẽ giúp bạn làm sạch, thông thoáng cổ họng, dịu cơn ngứa và ho. Nên thực hiện súc họng mỗi sáng hàng ngày (tốt nhất bằng nước muối sinh lý) để làm sạch và ngăn ngừa các bệnh đường hô hấp thường gặp.
  • Ngậm quất mật ong: Đây là bài thuốc trị ngứa họng, ho tương đối hiệu quả được lưu truyền trong dân gian. Ngậm một thìa mật ong hoặc quất mật ong hầm sẽ giúp làm dịu nhẹ cổ họng, làm giảm ngứa ho nhanh chóng.
  • Dùng viên ngậm giảm đau rát họng: các loại viên ngậm giảm đau rát họng thường chứa 2,4-Dichlorobenzyl Alcohol và Amylmetacresol. Cả 2 thành phần có đều tác dụng diệt khuẩn, kháng virus và gây tê tại chỗ, do đó thuốc có tác dụng làm dịu nhẹ các triệu chứng viêm họng, bao gồm đau họng, đau khi nuốt của người bệnh.
  • Siro ho: các loại siro trị ho đều có vị ngọt, giúp giảm ngứa cổ họng, giảm đau rát và ho khá tốt mà lại lành tính. Cách điều trị này đặc biệt phù hợp với trẻ nhỏ vì đơn giản, dễ uống mà vị ngọt của kẹo rất được trẻ yêu thích.
  • Sử dụng thuốc chống dị ứng, thuốc xịt mũi: Một số trường hợp người bệnh bị ho, ngứa họng nặng thường tự ý đi mua các thuốc chống dị ứng, xịt mũi về để tự điều trị. Tuy nhiên việc sử dụng các loại thuốc này cần phải được chỉ định của bác sĩ để điều trị đúng cách, tránh tình trạng nhờn thuốc, kháng thuốc và hạn chế tối đa các tác dụng phụ không mong muốn của thuốc.
suc-mieng-nuoc-muoi-giam-ho
Súc họng nước muối sẽ giúp bạn làm sạch, thông thoáng cổ họng, dịu cơn ngứa và ho

Đây là các biện pháp tương đối đơn giản, hiệu quả mà bạn có thể áp dụng ngay tại nhà khi gặp phải triệu chứng ho, ngứa họng.

Tuy nhiên một khi các triệu chứng trên kéo dài liên tục mà không đỡ, việc sử dụng các biện pháp trên sẽ không mang lại hiệu quả như mong muốn.

3. Các biện pháp phòng ngừa ngứa họng ho liên tục

  • Sát khuẩn cổ họng bằng nước muối: Muối ăn có tác dụng diệt khuẩn rất tốt. Chính vì vậy, để phòng ngừa viêm họng, ho nhiều, bạn nên tập thói quen súc miệng nước muối mỗi ngày. Nuối muối sinh lý là lựa chọn tối ưu, ngoài ra bạn cũng cần lưu ý không nên pha nước muối quá mặn để tránh làm tổn thương vòm họng.
  • Uống đủ nước: Uống đủ nước, đặc biệt nước ấm mỗi ngày giúp làm dịu niêm mạc họng đồng thời giúp cải thiện các cơn đau do viêm họng gây ra.
  • Xây dựng chế độ ăn uống khoa học: Một chế độ ăn uống khoa học, mang lại đầy đủ chất dinh dưỡng sẽ giúp nâng cao sức đề kháng và hạn chế được những tác động xấu từ bệnh tật. Theo đó, bạn nên đặc biệt chú ý đến chế độ ăn uống hàng ngày, sử dụng nhiều trái cây tươi, rau củ quả chứa nhiều vitamin và khoáng chất. Bên cạnh đó, bạn nên tránh xa các loại thức ăn cay nóng và đồ uống chứa nhiều chất kích thích.
  • Thực hiện lối sống lành mạnh: Thường xuyên vệ sinh răng miệng đúng cách, không nên uống quá nhiều nước đá và ngồi điều hòa quá lạnh. Nếu phải làm việc trong điều kiện môi trường bị ô nhiễm, bạn cần phải đeo khẩu trang để  đường hô hấp không phải chịu tác nhân xấu từ các chất độc hại cũng như khói bụi. Ngoài ra, việc đeo khẩu trang sẽ hạn chế được những yếu tố gây dị ứng như lông của động vật, phấn hoa…

4. Ngứa họng nên ăn gì?

Bên cạnh sử dụng thuốc hay một số mẹo dân gian, bạn có thể làm giảm cơn ho, ngứa họng bằng việc sử dụng một số loại thực phẩm như:

  • Mật ong: Mật ong có tính sát khuẩn, đồng thời giúp làm dịu nhẹ niêm mạc họng bị kích ứng nên đây là thực phẩm rất tốt dành cho những người đang bị ho, ngứa họng. Bạn có thể sử dụng mật ong riêng rẽ hoặc kết hợp với chanh, quất để tăng dược tính sử dụng.
  • Gừng tươi: Các hợp chất phenolic trong gừng tươi giúp kích thích tiết nước bọt, làm dịu cảm giác khô miệng và giảm mức độ kích ứng ở niêm mạc hầu họng. Hơn nữa, hàm lượng cao vitamin C trong gừng còn có tác dụng tăng cường sức đề kháng của cơ thể, giúp người bệnh nhanh khỏi hơn.
  • Giấm táo: Dùng giấm táo khi cổ họng ngứa ngáy có thể làm giảm triệu chứng tương đối nhanh nhờ hàm lượng acid hữu cơ cao trong loại thực phẩm này có tác dụng ức chế vi khuẩn gây bệnh như E. coli, trực khuẩn, liên cầu khuẩn, virus cúm,…Bạn nên pha loãng giấm táo với một ít mật ong để giảm vị chua gắt cũng như tăng hiệu quả điều trị.
  • Quả lựu: Lựu được chỉ ra là loại trái cây mang lại nhiều lợi ích cho hệ miễn dịch và sức đề kháng của cơ thể. Trong thành phần của lựu chứa hàm lượng vitamin C, K, anthocyanin, flavonoid… rất dồi dào, không chỉ nâng cáo sức đề kháng mà còn giúp cải thiện tình trạng viêm, rát họng một cách đáng kể.
dam-tao-chua-ho
Giấm táo có chứa hàm lượng acid hữu cơ cao có tác dụng ức chế vi khuẩn gây bệnh

5. Ngứa rát họng ho dùng thuốc gì?

Đa phần các trường hợp ho, ngứa rát họng có thể dùng thuốc để điều trị giảm nhẹ các triệu chứng bằng các loại thuốc như: 

  • Các loại thuốc kháng sinh phù hợp hoặc thuốc kháng virus trị ho kéo dài, rát họng. 
  • Thuốc xịt mũi. 
  • Thuốc chống dị ứng không kê đơn. 

Tuy nhiên những loại thuốc tân dược trên tuy có thể cắt nhanh các triệu chứng nhưng lại dễ gây nhờn thuốc và tác dụng phụ ảnh hưởng đến dạ dày, gan, thận… nên nhiều người hay các bậc phụ huynh có con nhỏ thường có xu hướng tìm đến Đông y cho an toàn, lành tính. 

Hiện nay trên thị trường có nhiều loại thuốc trị ho, ngứa rát họng Đông y với cơ chế kháng khuẩn, tiêu viêm vừa làm hết các triệu chứng vừa hỗ trợ điều trị hiệu quả viêm họng, viêm họng hạt, viêm amidan, viêm thanh quản cả cấp và mạn tính. 

Tuy nhiên người dùng cần hết sức lưu ý không phải cứ thuốc Đông y là điều trị hiệu quả được ho, viêm họng, amidan, thanh quản cấp, mạn tính. Thị trường thuốc Đông y tràn lan các sản phẩm tác dụng không rõ rệt, thậm chí được sản xuất truyền thống từ các thảo dược thông thường nên rất khó phát huy được hiệu quả tốt. Đáng lo ngại hơn là những dược liệu trồng không đạt tiêu chuẩn vẫn còn tồn dư lượng hóa chất bảo vệ thực vật gây nguy hiểm cho sức khỏe con người. 

Chỉ có sản phẩm xịt họng chuẩn Đông y thế hệ 2 với thành phần dược liệu tự nhiên được kiểm soát nghiêm ngặt mới đem lại hiệu quả thực sự vượt trội so với Đông y truyền thống. Sản phẩm thường cắt cơn ho trong vòng 10 phút, cho tác dụng tại chỗ giảm nhanh các triệu chứng đau rát họng, ngứa họng, khàn tiếng, mất giọng… Đồng thời với cơ chế kháng khuẩn, kháng virus, chống viêm rất tốt hỗ trợ điều trị viêm họng, viêm amidan, viêm thanh quản hiệu quả.

Bên cạnh đó, chúng ta cần biết cách phòng ngừa cơn ngứa cổ họng và các cơn ho khan, ho lâu ngày bằng cách bỏ hút thuốc lá, uống nhiều nước, hạn chế chất kích thích như rượu bia và giữ vệ sinh đường hô hấp đặc biệt là trong mùa thời tiết nhạy cảm và trong môi trường chứa nhiều nguy cơ gây bệnh đường hô hấp. 

thông tin tư vấn

Lên đầu trang
Loading