Nổi mề đay ngứa ngáy về đêm: 12 Nguyên nhân & Cách trị nhanh chóng

2023-08-17 13:03:13

Cứ đến đêm khuya tối muộn là lại bị nổi mề đay, dị ứng là tình trạng bệnh da liễu mà nhiều người thường xuyên gặp phải. Nổi mề đay ban đêm không chỉ gây phiền toái, ảnh hưởng giấc ngủ của nhiều người, mà còn tiềm tàng nguy cơ sụt giảm sức khỏe lâu dài. Do đó, hiểu rõ những lý do gây ra hiện tượng này có thể giúp người bệnh loại trừ tác nhân gây ngứa ngáy, đồng thời có được phương pháp điều trị nhanh chóng, hiệu quả nhất.

I - Nổi mề đay ban đêm là gì?

Nổi mề đay hay còn gọi là mày đay, khởi phát do các mao mạch bên dưới da, niêm mạc phản ứng lại với các tác nhân bên ngoài hoặc bên trong cơ thể, gây ra tình trạng da bị phồng lên kèm theo cảm giác ngứa ngáy. Trong khi đó, hiện tượng nổi mề đay ban đêm cũng tương tự nhưng chủ yếu xảy ra vào buổi tối hoặc đêm muộn, sau các hoạt động sinh hoạt hoặc bữa tối, thậm chí là khi đang ngủ. Khoảng thời gian hay gặp nhất là từ 10 giờ đêm cho tới 3 giờ sáng.

Tình trạng nổi mề đay ngứa về đêm thường liên quan trực tiếp tới thói quen sinh hoạt hoặc môi trường ngủ của người bệnh, khởi phát nặng hơn vào ban đêm do đây là thời điểm các chất kháng viêm trong cơ thể có xu hướng giảm đi. Triệu chứng nổi mề đay do đó cũng bùng phát nặng hơn vào ban đêm. Đôi khi ở một số người, tình trạng chỉ xảy ra vào ban đêm và tái lại vào những đêm hôm sau, ảnh hưởng không nhỏ tới giấc ngủ và tinh thần người bệnh.

Nổi mề đay về đêm là tình trạng gì?

II - Nguyên nhân gây nổi mề đay về đêm

Nhìn chung thì nguyên nhân gây nổi mề đay, mẩn ngứa vào ban đêm thường liên quan tới hoạt động trước hoặc trong khi ngủ của người bệnh. Chẳng hạn như do dị ứng với thức ăn có trong bữa tối, kích ứng với xà phòng, dầu gội khi tắm… hoặc do các vấn đề liên quan tới ga trải giường, chăn đệm, quần áo,… Cụ thể hơn, dưới đây là các tác nhân phổ biến nhất khiến bạn hay bị nổi mề đay vào ban đêm.

1. Do cơ thể bị dị ứng

Dị ứng có lẽ là tác nhân hàng đầu gây nên tình trạng ngứa hoặc nổi mề đay ban đêm ở nhiều người. Vào ban ngày và nhất là lúc chập choạng tối, cơ thể chúng ta có thể vô tình tiếp xúc với các tác nhân dị ứng. Khi đêm xuống sẽ bộc phát gây ngứa ngáy và nổi mẩn ngứa, mề đay. Cụ thể thì các tác nhân gây dị ứng bao gồm:

  • Dị ứng thời tiết: Xuất hiện trong giai đoạn chuyển mùa, khi thời tiết nóng lạnh, mưa nắng thất thường. Về đêm, mức nhiệt độ thay đổi khiến cơ thể không thích ứng kịp gây nên tình trạng dị ứng.
  • Dị ứng thức ăn: Ở những người có cơ địa mẫn cảm khi ăn một số loại hải sản như mực, tôm, cua hay các loại thực phẩm như trứng, sữa, lạc… sẽ bị dị ứng, mẩn ngứa. Mức độ nặng nhẹ và thời gian bị mề đay dị ứng phụ thuộc vào lượng thức ăn tiêu thụ. Thời điểm bùng phát mề đay thường là sau khi ăn xong bữa tối, hoặc có thể tới đêm muộn trong khi ngủ mới bị nổi mề đay.
  • Dị ứng phấn hoa, côn trùng: Khi tiếp xúc với các tác nhân như phấn hoa, lông động vật, nọc độc côn trùng, mạt bụi gỗ… Có nhiều người có thể bị dị ứng phấn hoa quanh năm hoặc cũng có thể bị dị ứng trong khoảng thời gian nhất định.

Những nguyên nhân gây dị ứng nổi mề đay vào ban đêm

2. Giường ngủ không đảm bảo vệ sinh

Khi chăn, ga trải nệm, gối không được giặt giũ thường xuyên, các vi khuẩn, nấm mốc có thể phát triển trong đó. Các tác nhân này có thể gây kích ứng và dị ứng cho da khi người bệnh tiếp xúc phải qua đường hô hấp hoặc trực tiếp trên da.

3. Mắc bệnh lý da liễu

Các căn bệnh da liễu như viêm da cơ địa, nấm da, ghẻ… cũng gây ra tình trạng nổi mề đay về ban đêm. Lý do là vì ban đêm, vi khuẩn và nấm hoạt động mạnh hơn. Do đó đôi khi chúng ta phải tỉnh giấc giữa đêm muộn do các vết mề đay xuất hiện gây ngứa ngáy không ngừng.

4. Gan đang gặp vấn đề

Khi chức năng gan suy giảm do bệnh tật, gan sẽ không đào thải được các độc tố ra ngoài. Chúng tích tụ lại bên trong cơ thể gây kích ứng da, từ đó tạo điều kiện thuận lợi hình thành mụn nhọt, nổi mẩn ngứa, nổi mề đay về đêm.

Ban đêm bị nổi mề đay có thể do các bệnh lý về gan

5. Do môi trường sống chứa tác nhân gây mề đay

Nơi ở, quần áo, vật dụng sinh hoạt bị ẩm mốc, đặc biệt là trong mùa mưa nồm hoặc khu vực có độ ẩm cao, có thể tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển của nấm mốc và vi khuẩn, gây dị ứng mề đay.

6. Tác dụng phụ của một số loại thuốc

Một số loại thuốc như thuốc tránh thai, kháng sinh, thuốc giảm đau và kháng viêm có thể gây dị ứng da, phản ứng dị ứng hô hấp hoặc một số triệu chứng gây khó chịu khác. Tình trạng thường xuất hiện sau khi người bệnh uống thuốc khoảng vài phút cho tới vài tiếng, gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới giấc ngủ cũng như sức khỏe.

7. Do các bệnh lý khác

Các bệnh lý như bệnh lý tại thận, căn bệnh tuyến giáp tự miễn và các vấn đề di truyền có thể làm suy giảm hệ thống miễn dịch và sức đề kháng của cơ thể. Những bệnh lý này làm cho cơ thể dễ bị kích ứng và tăng khả năng gặp phải dị ứng mề đay vào ban đêm.

Các nguyên nhân bên ngoài gây nổi mề đay về đêm

III - Triệu chứng khi bị nổi mề đay về đêm

  • Da ngứa ngáy dữ dội. Sự khó chịu gây ra từ cơn ngứa có thể kết thúc nhanh, nhưng cũng có thể kéo dài cả đêm nếu không tìm cách trị kịp thời.
  • Các mảng da mẩn đỏ: Thậm chí những nốt mẩn đỏ có thể lây lan sang vùng da lân cận theo vị trí bạn gãi hoặc tiếp xúc.
  • Sưng phù nề: Không chỉ khiến da dẻ ngứa ngáy, nổi mẩn mà còn gây sốt, phù nề, nhiễm trùng da.
  • Nhiều trường hợp nổi mề đay về đêm nặng còn gây chóng mặt, khó thở, buồn nôn… Tình trạng nặng quá người bệnh cần đến cơ sở y tế để được thăm khám, điều trị kịp thời.
Mẩn đỏ, phù nề, ngứa là những triệu chứng khi bị nổi mề đay về đêm

IV - 5 cách chữa nổi mề đay ban đêm hiệu quả nhanh chóng

Khi gặp tình trạng trên cần áp dụng những phương pháp để đẩy lùi triệu chứng. Một số phương pháp phổ biến được nhiều người áp dụng là dùng mẹo dân gian hoặc sử dụng thuốc. Một số mẹo dân gian giúp dịu đi ngứa ngáy mau chóng, giảm thiểu da sưng đỏ.

1. Chườm khăn ấm hoặc khăn lạnh

Chườm khăn ấm có thể giúp người bệnh giảm cảm giác ngứa, cũng như giúp loại bỏ các tác nhân gây dị ứng trên da. Trong trường hợp da bị nóng rát, nốt mề đay sưng to thì có thể chuyển sang dùng khăn lạnh có thể làm dịu da.

Bạn hãy lấy một chiếc khăn sạch và thấm ướt vào nước ấm (hoặc nước lạnh). Sau đó, áp khăn lên vùng da bị mề đay và giữ trong khoảng 10-15 phút cho hiệu quả tốt nhất.

2. Dùng lá kinh giới

Trong đông y, kinh giới tính ấm, tán hàn, tiêu viêm, chống dị ứng tốt nên thường được ứng dụng trong các bài thuốc điều trị mẩn ngứa, mề đay, mụn nhọt. Đây là phương pháp dân gian có ưu điểm an toàn, dễ thực hiện, nguyên liệu cây nhà lá vườn chi phí thấp lại hiếm gây tác dụng phụ như tân dược.

Thực hiện như sau:

  • Chọn lấy nắm lá kinh giới tươi, mọc tự nhiên không hóa chất, sau đó rửa sạch để ráo nước. Tiếp tục sao nóng lên cùng với một hai thìa muối.
  • Cho hỗn hợp này vào túi vải hoặc gạc sạch rồi chà xát vào vùng nổi mề đay. Kiên trì thực hiện cho đến khi cơn ngứa giảm dần.

3. Tắm lá khế chua

Tắm nước lá khế là bài thuốc dân gian chữa ngứa, dị ứng da phổ biến. Vậy nên với trường hợp nổi mề đay lan rộng khắp người, người bệnh có thể thực hiện như sau:

  • Chọn lấy nắm lá khế (tốt hơn là lá khế chua), ngâm và rửa thật sạch cùng với nước muối loãng, để cho ráo nước.
  • Vò hoặc giã nát lá khế, sau đó đun sôi trong nước trong vài phút thì tắt bếp.
  • Khi nước đã nguội bớt thì bạn lọc phần lá để riêng, chắt lấy nước cốt hòa cùng nước sạch để tắm  và lau rửa người trong khoảng 15-20 phút
  • Có thể lấy phần lá khế vò nát chườm xoa nhẹ nhàng lên vùng da nổi mề đay, giúp đẩy nhanh hiệu quả điều trị.
Hay bị nổi mề đay vào ban đêm nên tắm lá khế

4. Uống trà hoa cúc

Các thành phần có trong trà có thể giúp giảm sưng đỏ và ngứa do mề đay. Do đó người bệnh có thể thử uống một số loại trà có tính chất chống viêm và giảm ngứa như trà hoa cúc ngay sau khi phát hiện da bị nổi mề đay.

Cách làm như sau:

  • Uống trà hoa cúc đều đặn ngày từ 1 - 2 lần, uống trong khoảng một tháng thì ngưng độ một tuần. Sau đó dùng tiếp tục cho tới khi bệnh thuyên giảm. Nên uống trước khi đi ngủ giúp bạn dễ dàng đi vào giấc ngủ, ngủ ngon sâu giấc hơn, đỡ đi nhiều cảm giác ngứa ngáy, khó chịu.
  • Sau khi hãm trà hoa cúc với nước sôi xong, chúng ta dùng bã chà xát nhẹ lên vùng da nổi mề đay mẩn ngứa cho tới khi dịu đi cảm giác ngứa ngáy, sưng phù.

Ngoài ra ăn đu đủ ngâm giấm hoặc uống ly trà gừng pha mật ong cũng là cách giúp giảm ngứa ngáy ban đêm hiệu quả. Kiên trì thực hiện những mẹo chữa dân gian này thường xuyên sẽ giúp đẩy lùi nhanh mẩn ngứa, mề đay về đêm hiệu quả.

Uống trà hoa cúc để giảm triệu chứng ngứa, nốt mề đay vào đêm

5. Sử dụng thuốc tây y giảm nổi mề đay

Dòng thuốc tân dược đem lại hiệu quả mau chóng, người bệnh cảm thấy dễ chịu hết ngứa ngáy trong thời gian ngắn nên phần đông thường chọn cách này. Song chúng ta cũng nên hết sức lưu ý vì những tác dụng phụ nếu lạm dụng.

Một số loại thuốc giúp cắt cơn mẩn ngứa, nổi mề đay, phát ban, dị ứng như:

  • Nhóm thuốc kháng histamin: Ethanolamine, Phenothiazin, Alkylamin, Alkylamin, Piperidine điều trị cho các phản ứng từ mức độ nhẹ cho tới trung bình. Đặc biệt những người thể mạn tính phải dùng thường xuyên cho tới khi các triệu chứng thuyên giảm dần.
  • Nhóm thuốc có chứa corticoid dạng uống hoặc tiêm với hoạt chất chống viêm và ức chế miễn dịch giúp chống dị ứng, giúp giảm nhanh các triệu chứng dị ứng phấn hoa, dị ứng da.
  • Các loại thuốc bôi trị mẩn ngứa phổ biến giúp giảm sưng viêm, nổi mẩn đỏ phổ biến như Eucerin, Phenergan, Gentrisone… Kem sát trùng ngừa nhiễm trùng, các loại kem bôi thảo dược để làm dịu nhẹ đi vết ngứa.
Các loại thuốc tây điều trị nổi mề đay vào ban đêm

Khi dùng thuốc tây chữa dị ứng, nổi mề đay về đêm người bệnh cần tham khảo ý kiến của bác sĩ để tránh gây ra tác dụng phụ nguy hiểm khiến nổi mề đay trầm trọng hơn.

V - Nên làm gì để hạn chế tình trạng nổi mề đay về đêm?

Nổi mề đay mẩn ngứa về đêm gây ra bao phiền toái, khó chịu. Chúng ta hoàn toàn có thể chủ động hạn chế, dự phòng thông qua những biện pháp đơn giản sau:

  • Giữ vệ sinh môi trường sinh sống, nhất là phòng ngủ cần thoáng, sạch sẽ, mát mẻ.
  • Hạn chế tiếp xúc với môi trường ô nhiễm, côn trùng, lông động vật, phấn hoa, hóa mỹ phẩm.
  • Người đã từng có tiền sử dị ứng đồ ăn thức uống cần tránh xa những loại thực phẩm gây kích ứng. Đối với những món ăn lạ thì nên nếm thử trước để xem phản ứng của cơ thể ra sao.
  • Dùng thuốc theo đúng liều lượng bác sĩ đã kê đồng thời đi thăm khám sức khỏe định kỳ để sớm phát hiện và điều trị các bệnh có thể gây nổi mề đay.

Tìm hiểu thêm: Nổi mề đay kiêng gì?

Các biện pháp phòng tránh tình trạng nổi mề đay về đêm muộn

VI - Điều trị dứt điểm chứng nổi mề đay ban đêm với viên giải độc toàn thân Ngự y mật phương

Nổi mề đay về đêm xuất phát do nhiều nguyên nhân. Khi chúng ta dần loại bỏ được các tác nhân tình trạng nhẹ đi nhiều thì không đáng lo ngại. Song nếu bệnh dai dẳng tiếp diễn thì cần đi thăm khám và điều trị kịp thời.

Nổi mề đay về đêm, ngứa da, mụn nhọt xuất phát do chức năng gan, thận, đại tràng… suy yếu không loại bỏ được độc tố ra khỏi cơ thể khiến chúng dần dần tích tụ lại bên trong các tạng phủ gây ngộ độc cơ thể. Vậy nên hướng điều trị đúng cần tăng cường thải độc ở mọi cơ quan, làm sạch cơ thể giúp loại bỏ những chất độc tích lũy. 

Các loại thuốc Đông y với cơ chế đào thải chất độc từ tạng phụ, vừa giải độc cơ thể lại ngăn ngừa tái phát. Nhưng không phải cứ Đông y là hiệu quả vì thị trường thuốc Đông y tràn lan những sản phẩm không rõ rệt. 

Phải là Viên giải độc toàn thân Ngự y mật phương - Đông y thế hệ 2 mới mang lại hiệu quả thực sự, giúp cơ thể tăng cường đào thải độc tố toàn diện qua các bộ phận gan, thận, phổi, da, hệ bạch huyết theo cơ chế tự nhiên, hiệu quả bền vững. 

Sản phẩm an toàn, lành tính, dùng đúng và đủ liệu trình giúp cơ thể nhẹ nhõm, da dẻ mịn màng, ít nổi mụn, không còn tình trạng nổi mề đay ban đêm. Đặc biệt hiệu quả đối với các trường hợp nóng trong, cơ thể tích tụ nhiều nhiệt độc.

Viên giải độc ngự y mật phương 9

Nổi mề đay ban đêm hoàn toàn có thể chữa trị, phòng ngừa hiệu quả. Đặc biệt những người bị mạn tính, người cơ địa da nhạy cảm cần chú trọng hơn nữa. Các cách chữa tại nhà chỉ áp dụng đối với những trường hợp dị ứng, mẩn ngứa nhẹ hoặc trung bình. Còn khi người bệnh ngứa dữ dội, các triệu chứng trở nên nghiêm trọng hơn thì cần đến bệnh viện để được chẩn đoán, xác định chính xác nguyên nhân. Từ đó có phương án điều trị phù hợp.

Lên đầu trang
Loading