I - Tại sao mùa hè trời nóng bị nổi mề đay mẩn ngứa?
Mẩn ngứa do nổi mề đay là bệnh ngoài da thường gặp vào mùa hè, có thể xuất phát qua nhiều nguyên nhân dưới đây:
1. Do tia UV từ ánh nắng mặt trời
Tia cực tím có bức xạ điện tử giống như sóng vô tuyến, có khả năng xuyên qua da và gây tổn thương đến các tế bào bên trong. Đồng thời chúng còn làm biến đổi các protein trong cơ thể thành các hoạt chất kháng nguyên lạ, khiến hệ miễn dịch cơ thể nhận diện nhầm, xảy ra xung đột hình thành dị ứng.
Tìm hiểu thêm: Dị ứng thời tiết
Mẩn ngứa, mề đay có thể do da kích ứng với ánh nắng mặt trời
2. Do mồ hôi, bụi bẩn
Vào hè tiết trời nắng nóng khiến hệ hô hấp hoạt động nhiều hơn bình thường, da tăng cường điều tiết và sản sinh ra nhiều mồ hôi hơn. Cộng hưởng thêm với không khí khói bụi, ô nhiễm khiến da trở nên nhạy cảm hơn, xuất hiện dị ứng, ngứa ngáy, mẩn ngứa…
3. Thay đổi nhiệt độ đột ngột
Hiện tượng khá phổ biến với nhiều người, khi họ đang ở nhiệt độ nắng nóng 40 độ C, sau đó di chuyển đột ngột đến nơi có nhiệt độ thấp (điều hoà). Nền nhiệt cơ thể bị thay đổi đột ngột, cùng với các vùng da không được che chắn tiếp xúc trực tiếp với khí lạnh dẫn đến tình trạng dị ứng không được báo trước.
Việc da tiếp xúc với nhiệt độ thấp đột ngột có thể dẫn đến nổi mề đay
4. Do bệnh mề đay cholinergic
Với những người có bệnh lý mề đay Cholinergic, hiện tượng mẩn ngứa khi thời tiết nóng bức đã trở thành điều quen thuộc.
Đây là thể bệnh mề đay thường xuất hiện khi nhiệt độ tăng cao, cơ thể tiết nhiều mồ hôi làm phù mạch, nổi mẩn ngứa. Bệnh có thể xảy ra với người có cơ địa quá nhạy cảm.
II - Trời nóng bị nổi mẩn ngứa mề đay phải xử lý thế nào?
Mặc dù tình trạng mề đay ngứa ngáy này có thể tự hết sau vài phút hoặc vài tiếng, nhưng bạn có thể xử lý để mề đay biến mất nhanh chóng bằng các cách sau:
1. Chườm mát bằng khăn lạnh
Bạn có thể khắc phục ngay tình trạng mẩn ngứa bằng cách chườm khăn lạnh lên các vùng da nổi mẩn. Với biện pháp này, ai cũng có thể thực hiện ngay tại nhà:
- Ngâm một chiếc khăn sạch vào nước lạnh.
- Vắt ráo nước, sau đó áp lên vị trí mẩn ngứa khoảng 15-20 phút.
- Thực hiện liên tục 3 lần/ngày để các nốt mẩn được biến mất nhanh chóng.
Chườm lạnh là biện pháp hữu hiệu giúp giảm mề đay, mẩn ngứa khi trời nóng
2. Tắm rửa, vệ sinh sạch sẽ
- Tắm nước ấm
Vệ sinh cá nhân là việc cần thiết để da trở nên thông thoáng hơn, loại bỏ tối đa tác nhân gây bít tắc lỗ chân lông. Bên cạnh đó cũng lưu ý rằng không nên dùng lực quá mạnh vì da đang rất dễ bị tổn thương, cũng không nên dùng xà bông có tính tẩy rửa quá mạnh.
Tìm hiểu thêm: Nổi mề đay kiêng tắm là đúng hay sai?
- Tắm nước lá chè xanh
Đun sôi lá chè xanh chắt lấy làm nước tắm hàng ngày là cách giảm ngứa hiệu quả, sát trùng loại bỏ tác nhân dị ứng tốt. Bạn cũng có thể cho thêm 1 ít muối để tăng công dụng.
Xem thêm: Nổi mề đay nên tắm lá gì để nhanh khỏi?
Vệ sinh da bằng nước sạch hoặc nước lá chè xanh để giảm mẩn ngứa mề đay
3. Bù nước cho cơ thể
Cơ thể thiếu nước, da khô khiến tế bào da càng tiết nhiều dầu để bảo vệ độ ẩm bề mặt. ĐIều này làm tăng nguy cơ bít tắc lỗ chân lông, gây mẩn ngứa hoặc khiến triệu chứng nặng thêm. Uống nhiều nước chính là cách giữ ẩm tốt nhất cho cơ thể, giảm tiết dầu từ đó hạn chế tình trạng mẩn ngứa trên da.
4. Dùng mẹo dân gian
- Ăn tép tỏi sống: Tỏi là kháng sinh tự nhiên có tác dụng kháng khuẩn cao, tăng cường miễn dịch. Vì vậy ăn 3 - 4 tép tỏi sống mỗi ngày rất có tác dụng trong việc hỗ trợ điều trị mẩn ngứa vào mùa hè.
- Đắp một lát khoai tây: Đắp từng miếng khoai tây lát mỏng lên vùng da mề đay trong 20 phút, đều đặn 2 lần/ngày bạn sẽ thấy ngay tác dụng.
- Uống mật ong: 3 muỗng mật ong nguyên chất hoà cùng nước ấm có tác dụng giảm ngứa tuyệt vời, bạn có thể thay thế bằng sáp ong rừng hiệu quả càng thể hiện rõ rệt.
Tỏi có thể giúp giảm các nốt mề đay trên da nhanh chóng
5. Dùng thuốc Tây y
Khi cơn mẩn ngứa diễn biến nặng, vượt quá khả năng chịu đựng bạn có thể sử dụng thuốc để xử lý nhanh chóng. Thông thường sẽ có 2 loại thuốc đặc trưng được kê bị dị ứng mẩn ngứa là:
- Kem bôi chứa corticosteroid
Corticosteroid có mặt trong các loại kem thông dụng như prednisolon, methylprednisolon, betamethasone… Các loại kem ôi này đều đem lại hiệu quả trong thời gian ngắn và không kèm theo tác dụng phụ nghiêm trọng.
Tuy nhiên các loại thuốc Corticosteroid chỉ được chỉ định sử dụng trong thời gian ngắn, tuyệt đối không sử dụng kéo dài nếu không có chỉ định của bác sĩ. Bởi ở liều càng cao, nguy cơ gặp tác dụng phụ càng lớn. Một số nguy hiểm có thể kể đến như: tăng nguy cơ nhiễm trùng, loãng xoang, tăng huyết áp, đường huyết…
- Thuốc kháng histamin
Thuốc kháng histamin được chia làm 2 thế hệ:
- Thế hệ 1: Chlorpheniramine, diphenhydramine…
- Thế hệ 2: Loratadin, Cetirizine…
Tuy nhiên nhóm thuốc kháng histamin thế hệ 1 thường gây tác dụng phụ là buồn ngủ, không sử dụng được cho người cần sự tập trung cao. Vì vậy hiện nay, người bệnh thường được sử dụng nhóm kháng histamin thế hệ 2 hơn. Tuy nhiên, nhóm thuốc này nói riêng và thuốc Tây y nói chung đều có nguy cơ gây hại cho gan, nên chỉ sử dụng khi thực sự cần thiết.
Thuốc kháng histamin có thể ngăn ngừa mề đay lan rộng, nhưng thường không tốt cho gan
6. Dùng bài thuốc Đông y
Theo Đông y, nguyên nhân chính gây mẩn ngứa là do chức năng tạng phủ kém, không thể thanh lọc được hết độc tố từ môi trường. Các cơ quan thải độc ngày càng suy yếu khiến cho lượng độc tố tích tụ ngày một nhiều, không thể đào thải hết ra ngoài. Chính vì vậy một trong những cách khắc phục tình trạng nổi mấn ngứa khi trời nóng là tăng cường đào thải độc tố trong cơ thể.
Viên giải độc Ngự y mật phương - Đông y thế hệ 2 được bào chế theo bài thuốc giải độc hiệu nghiệm bậc nhất trong Quốc bảo, chỉ dành cho vua chúa làm sạch và loại bỏ độc tố, chất có hại còn dư thừa trong cơ thể. Với sản phẩm này, cơ địa người bệnh dần hồi phục về trạng thái khoẻ mạnh tự nhiên, hệ thống miễn dịch được tăng cường, ngăn chặn các phản ứng dị mẫn khi thay đổi thời tiết, hạn chế tối đa hiện tượng mẩn ngứa xuất hiện trở lại.
III - Phải làm sao để tránh bị mề đay, ngứa mẩn đỏ khi trời nắng nóng?
Bên cạnh biện pháp xử lý cấp tốc cơn mẩn ngứa khi trời nóng, bạn cũng cần có lưu ý những điều sau đây để hạn chế cơn mẩn ngứa, mề đay có thể xảy ra:1. Chống nắng khi ra đường
Sử dụng các biện pháp chống nắng là điều cần thiết để ngăn cách cơ thể bởi tia UV từ ánh nắng mặt trời. Không chỉ ngăn chặn nguy cơ nổi mẩn, chống nắng đầy đủ còn là biện pháp bảo vệ da khỏi tia cực tím, hình thành bệnh lý ung thư da về sau.
Mặc quần áo dài tay, đội mũ, khẩu trang để giúp da tránh ánh nắng trực tiếp
2. Mặc quần áo thoáng mát
Tránh mặc các bộ đồ bó sát, thít chặt cơ thể khiến quá trình lưu thông không khí qua da bị cản trở. Mồ hôi trong những ngày nắng nóng cộng thêm bộ đồ chật ních chỉ khiến bạn tăng nguy cơ nổi mẩn. Bên cạnh đó, đồ bó ma sát khiến các vùng da nổi mẩn dễ dàng lây lan, bị loét và viêm nhiễm hơn.3. Giữ nhiệt độ phòng ổn định
Điều này cực kỳ quan trọng với người có cơ địa mẫn cảm, tránh thay đổi nhiệt độ đột ngột khi di chuyển ra khỏi phòng khiến các mao mạch dưới da sinh phản ứng và hình thành các vết mề đay, nổi mẩn đỏ.
Đọc thêm: Nổi mề đay có được nằm quạt hoặc điều hòa không?
4. Nghỉ ngơi với tâm lý thoải mái
Tâm trạng thoải mái là cách bảo vệ cơ thể khỏi các đốm mẩn khi trời nóng. Nếu bạn luôn giữ mình trong trạng thái căng thẳng, nghĩ đến các nốt mẩn sẽ chỉ khiến tình trạng mề đay xảy ra nhanh hơn.
Trời nóng bị nổi mề đay mẩn ngứa là tình trạng quen thuộc, phổ biến ở tất cả các lứa tuổi, đặc biệt là với người có cơ địa nhạy cảm dễ dị ứng. Việc giữ cho mình các tip phòng tránh cũng như khắc phục các vết mẩn ngứa là điều cần thiết đối với mọi người. Mong rằng bài viết này sẽ đem đến nhiều thông tin hữu ích cho các bạn, hãy liên hệ với chúng tôi để mọi thắc mắc đều được giải đáp.
DS. Thảo
Theo Giáo dục & Cuộc sống/Giáo dục & Thời đại
Link gốc: https://cuocsong.giaoducthoidai.vn/vi-sao-troi-nong-bi-noi-man-ngua-khap-nguoi-9-cach-khac-phuc-n22025.html