I. Nội tiết tố nữ là gì?
Nội tiết tố nữ hay còn gọi là các hormone sinh dục là những chất hóa học được sản sinh chủ yếu tại buồng trứng, một phần khác tiết ra từ tuyến thượng thận, nhau thai và một số mô khác trong cơ thể nữ giới. Những hormone này ảnh hưởng trực tiếp đến các cơ quan, mô mà chúng đi qua và giữ nhiều vai trò quan trọng trong điều hòa chức năng tâm sinh lý nữ, tăng trưởng, trao đổi chất bao gồm: phát triển đặc điểm giới, điều hòa chu kỳ kinh nguyệt, sinh sản, chức năng tình dục, tâm trạng, sức khỏe tim mạch, da tóc, xương khớp…
Trong cơ thể phụ nữ có 2 hormone quan trọng nhất tạo nên những khác biệt, phân biệt giữa nữ giới và nam giới đó chính là estrogen và progesterone.
1. Hormone estrogen
Estrogen là một loại hormone nhóm steroid, hormone này sẽ liên kết với thụ thể kích hoạt một loạt các phản ứng sinh hóa trong tế bào và mang thông điệp sinh lý đến các cơ quan hay các hệ thống trên cơ thể. Tuỳ vào từng cơ quan và hệ thống mà những thông điệp này sẽ mang nội dung khác nhau. Ví dụ như: Sau kỳ kinh trước, estrogen gửi thông điệp đến tử cung để thay thế và phát triển lại lớp niêm mạc bị bong tróc.
Estrogen bao gồm 3 loại chính là E1 (Estrone), E2 (Estradiol), E3 (Estriol). Trong đó, tùy từng giai đoạn các hormone sẽ thay nhau chiếm ưu thế và tỷ trọng về nồng độ như:
- Trong thời kỳ mang thai: E3 chiếm ưu thế về nồng độ huyết thanh
- Trong những năm sinh em bé: E2 là estrogen chiếm ưu thế hơn cả về nồng độ huyết thanh cũng như hoạt tính estrogen.
- Giai đoạn tiền mãn kinh và mãn kinh: E1 lại là estrogen chiếm ưu thế.
Mặc dù trong ba loại estrogen, E3 có số lượng nhiều nhất phân bổ ở hầu hết các mô, cơ bắp và mỡ nhưng nó cũng là loại yếu nhất với hoạt tính thấp nhất. E2 là hormone mạnh nhất với hoạt tính mạnh gấp 80 lần so với E3. E2 giữ vai trò quan trọng cần thiết trong cả giai đoạn sinh sản, nồng hộ huyết thanh hay hoạt động tổng thể estrogen.
Estrogen bao gồm 3 loại chính là E1 (Estrone), E2 (Estradiol), E3 (Estriol)
Chức năng estrogen
Các chức năng chính của estrogen trong cơ thể nữ giới gồm có:
- Phát triển đặc tính sinh dục thứ cấp ở nữ giới bao gồm: tử cung, ngực, âm đạo, lông mu, giọng nói cao… Nữ giới vào giai đoạn dậy thì, estrogen giảm tốc độ tăng chiều cao thay vào đó đẩy nhanh quá trình đốt cháy mỡ thừa trong cơ thể và giảm hình thành cơ bắp.
- Điều hòa chu kỳ kinh nguyệt: Nồng độ estrogen thay đổi và ảnh hưởng đến các giai đoạn khác nhau của chu kỳ kinh nguyệt.
- Tác động đến hệ xương: Estrogen làm giảm quá trình huỷ xương và thúc đẩy tạo xương.
- Hệ tim mạch: Giúp bảo vệ tim mạch và giảm nguy cơ bị cao huyết áp, cụ thể estrogen giúp làm tăng cholesterol tốt (HDL), giảm cholesterol xấu LDL trong máu, tăng chất béo trung tính và thúc đẩy quá trình lắng đọng chất béo, tăng kết dính tiểu cầu và giảm antithrombin III...
- Tác động đến hệ tiêu hóa: Khi phân bổ đến hệ tiêu hoá, estrogen làm giảm nhu động ruột và tăng cholesterol trong dịch mật.
- Trên phương diện chất lỏng và điện giải: Estrogen tác dụng giữ muối và nước.
- Gan: Hormone nội tiết này có trách nhiệm sản xuất và tổng hợp protein liên kết, protein đông máu ở gan.
- Cải thiện chức năng phổi: Estrogen còn giúp cải thiện chức năng phổi.
- Tác động đến tâm trạng: Estrogen có thể gây ra những ảnh hưởng đến tâm trạng như gây xuất hiện các triệu chứng bốc hỏa, đổ mồ hôi đêm, thay đổi tâm trạng, lo âu, trầm cảm...
- Tóc và da: Estrogen giúp da mịn màng, khỏe sáng, giảm nếp nhăn, tóc dày mượt...
- Vai trò khác: Tăng cường hệ miễn dịch, bảo vệ gan phổi và giảm nguy cơ mắc một số bệnh ung thư.
Mặc dù estrogne ở nam giới tuy không quan trọng như đối với nữ giới nhưng estrogen cũng có những đóng góp nhất định như duy trì chất lượng tinh trùng.
2. Hormone Progesterone
Progesterone được sản sinh phần lớn ở buồng trứng. Tuy nhiên chúng cũng được sản sinh một lượng nhỏ tại tuyến thượng thận và ở nhau thai khi mang bầu.
Progesterone đóng vai trò rất lớn giúp điều hòa kinh nguyệt, chuẩn bị cho giai đoạn mang thai và phát triển môi trường tử cung để "làm tổ" nuôi trứng đã thụ tinh cũng như sự phát triển của nhau thai, duy trì sức khỏe tử cung và buồng trứng, hỗ trợ cho quá trình sinh nở.
Progesterone giữ nhiều vai trò quan trọng trong cơ thể nữ giới như điều hòa kinh nguyệt, chuẩn bị cho giai đoạn mang thai...
Chức năng Progesterone
Progesterone hoạt động và bổ trợ rất tốt cho hormone estrogen. Hai hormone này phối hợp với nhau để điều hòa chức năng sinh sản và sức khỏe của phụ nữ
- Giảm phản ứng quá gắt của các cơ quan đích đối với estrogen: Progesterone liên kết với các thụ thể khác với estrogen, từ đó làm giảm tác động của estrogen lên cơ quan đích.
- Giảm nguy cơ ung thư vú: Progesterone kiểm soát và giảm sự phát triển của tế bào vú, giảm tốc độ nhân lên và thúc đẩy tế bào chết theo chu trình tự nhiên cơ thể. Điều này cực kỳ quan trọng bởi nếu tốc độ nhân lên không được kiểm soát, tế bào cũ không chết đi sẽ là nguyên nhân gây ung thư vú ở nữ giới.
- Ảnh hưởng đến hệ xương: Trong khi estrogen làm giảm quá trình huỷ xương thì progesterone lại kích thích nguyên bào xương sản sinh ra xương mới thay thế xương cũ, duy trì mật độ xương và giảm loãng xương.
- Tăng cường quá trình trao đổi chất: Bằng cách giảm globulin, progesterone làm tăng hoạt động hormone tuyến giáp, thúc đẩy quá trình trao đổi chất và tích cực sử dụng chất béo dự trữ để tạo năng lượng cho cơ thể, tăng tốc độ đốt cháy calo và giảm tích tụ mỡ thừa.
- Duy trì ham muốn tình dục: Progesterone kích thích ham muốn tình dục bình thường vì nó có thể chuyển hoá thành testosterone liên quan đến ham muốn tình dục nam nữ.
- Nồng độ progesterone rất quan trọng đối với cơ thể: Khi nồng độ progesterone suy giảm xuống thấp như trong giai đoạn tiền mãn kinh - mãn kinh, cơ thể nữ giới có thể bị tăng cân mất kiểm soát., kinh nguyệt không đều, khó thụ thai...
- Giảm viêm: Progesterone còn có tác dụng ức chế quá trình mất nước và giảm sưng viêm cho cơ thể.
- Giảm co thắt tử cung và giảm đau bụng kinh: Ở tử cung, progesteron làm giãn cơ tử cung giúp giảm co thắt tử cung gây đau bụng kinh.
- Vai trò trong thai kỳ: Duy trì thai kỳ bằng cách ngăn chặn co thắt tử cung, giúp phát triển nhau thai, chuẩn bị cho quá trình sinh nở...
II. Dấu hiệu nhận biết mất cân bằng nội tiết tố nữ
Do nội tiết tố nữ được phân bổ và giữ nhiều vai trò quan trọng khác nhau đối với cơ thể nữ giới. Nên nếu một khi hormone nội tiết bị suy giảm, rối loạn hoặc mất cân bằng sẽ gây ra nhiều ảnh hưởng đến sắc đẹp, sức khỏe, sinh lý nữ. Các dấu hiệu thường thấy của rối loạn nội tiết tố nữ bao gồm:
- Thay đổi làn da: Sự hình thành và phát triển của nám, tàn nhang liên quan rất lớn đến hormone estrogen vì hormone nội tiết này có khả năng ức chế MSH - một hormone thúc đẩy quá trình sản xuất melanin dưới da. Khi hormone nội tiết suy giảm, cụ thể là estrogen bị giảm đột ngột. Lúc này estrogen không còn khả năng ức chế MSH, tế bào sắc tố melanin bị sụt giảm gây hình thành các nốt sắc tố trên bề mặt của da như nám, tàn nhang, da có dấu hiệu lão hóa…
- Rối loạn kinh nguyệt: Đây cũng là một trong những dấu hiệu khá đặc trưng của suy giảm nội tiết tố nữ. Rối loạn kinh nguyệt lúc này sẽ biểu hiện như kinh nguyệt không đều với chu kỳ kinh bất thường quá ngắn hoặc quá dài, máu kinh ra nhiều hoặc quá ít, vô kinh... có thể đi kèm với các cơn đau bụng kinh bất thường như cơn đau dữ dội cùng với triệu chứng nôn mửa, tiêu chảy, đau lưng...
- Yếu sinh lý: Khi bị rối loạn nội tiết tố, tâm sinh lý cũng bị ảnh hưởng kéo theo đó là suy giảm về chức năng tình dục. Chị em không còn cảm giác ham muốn, khoái cảm.. khi gần gũi với chồng, chuyện chăn gối cũng vì thế mà rơi vào tuyệt vọng.
- Khô hạn: Rối loạn hormone nội tiết nữ cũng là nguyên nhân gây suy giảm “xuân thuỷ" ở nữ giới. Xuân thuỷ tiết ra ít hơn gây khô hạn âm đạo, cuộc "yêu" cũng vì thế không còn nhiệt, cảm giác như trước.
- Mắc bệnh phụ khoa: Khi nội tiết tố nữ bị suy giảm, cơ quan sinh sản là nơi hứng chịu ảnh hưởng trực tiếp nhất. Dịch âm đạo tiết ra ít, gây mất cân bằng môi trường pH ở đây. Vi khuẩn có hại dễ dàng xâm nhập và gây viêm nhiễm. Đây cũng là nguyên nhân dẫn đến nhiều bệnh phụ khoa ở nữ giới hoặc các bệnh viêm nhiễm tái đi tái lại nhiều lần.
- Bốc hỏa và đổ mồ hôi vào ban đêm: Bốc hỏa, tự dưng nóng bừng trong người, thường xuyên đổ mồ hôi vào ban đêm… là các biểu hiện của việc suy giảm nội tiết tố nữ. Các tình trạng này thường diễn ra ở nữ giới khi bước vào thời tiền tiền mãn kinh hoặc mãn kinh. Tại thời điểm này hàm lượng estrogen bị suy giảm đột ngột gây rối loạn và ảnh hưởng đến nhiều cơ quan khác nhau trong cơ thể.
- Một số dấu hiệu khác: Ngoài ra, suy giảm nội tiết tố nữ còn nhận diện bằng các cơn mất ngủ, đau đầu, tính khi thay đổi rõ rệt, trở nên khó tính và cáu gắt hơn, xương giòn hơn, tóc xơ da sạm… Đặc biệt ở nữ giới ngoài 40, tình trạng loãng xương hay đau nhức diễn ra thường xuyên hơn.
Mất cân bằng nội tiết tố gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe, tâm sinh lý
III. Nguyên nhân gây rối loạn nội tiết tố nữ
Nguyên nhân suy giảm nội tiết tố nữ phần lớn là do tuổi tác, tuy nhiên các nguyên nhân khác cũng có tác động nhiều không kém, cụ thể như sau:
1. Tuổi tác
Sau độ tuổi 30, nội tiết tố trong cơ thể phụ nữ bắt đầu suy giảm. Khi mà trong những năm tháng giai đoạn sinh sản estrogen được sản xuất nhiều ở buồng trứng. Vào thời kỳ tiền mãn kinh - mãn kinh, chu kỳ kinh nguyệt của bạn tiến tới dừng lại, buồng trứng sản xuất ít hoặc không còn sản sinh estrogen nữa, thay vào đó là các "tế bào mỡ", chất béo tích trữ ở đùi, hông cho đến cả nội tạng trong cơ thể.
2. Rối loạn ăn uống
Ăn quá nhiều các thực phẩm đóng hộp, đồ chiên rán, dầu mỡ… đều là nguyên nhân gây ra tình trạng tăng quá mức estrogen. Sự mất cân bằng giữa các hormone nội tiết gây ra nhiều vấn đề về sức khỏe cho cơ thể, ví dụ như hội chứng buồng trứng đa năng.
Chán ăn, ăn kiêng quá mức, ăn rất ít, lượng dưỡng chất cung cấp cho cơ thể không đủ để sản sinh lượng estrogen cung cấp là nguyên nhân gây suy giảm nội tiết tố nữ.
Rối loạn ăn uống gây suy giảm nội tiết tố nữ
3. Di truyền
Các tình trạng như suy buồng trứng, suy tuyến yên... có thể di truyền từ mẹ sang con khiến quá trình sản sinh hormone nội tiết bị ảnh hưởng đáng kể.
4. Phụ nữ sau sinh
Vì hormone nội tiết tố được sản sinh chủ yếu ở buồng trứng nên khi cơ quan sinh sản thay đổi, yếu tố chịu tác động mạnh nhất là các nội tiết tố. Cụ thể, sau sinh nồng độ estrogen sẽ giảm đột ngột nhường cho hormone prolactin trong buồng trứng phát triển tuyến sữa cho cơ thể. Vì vậy bạn có thể dễ dàng nhận thấy biểu hiện rõ nhất của suy giảm lượng estrogen trong cơ thể biểu hiện bằng tình trạng mất kinh nguyệt tạm thời, và trở lại khi nào em bé dứt sữa.
Hoặc đối với các chị em sau khi nạo hút thai, cơ thể sẽ bị mất kinh nguyệt tạm thời (thường 1 đến 2 tháng) và nội tiết tố trong cơ thể cũng có những thay đổi đột ngột.
Phụ nữ sau sinh bị suy giảm nội tiết tố nữ
5. Suy buồng trứng nguyên phát hay mãn kinh sớm
Đối với phụ nữ bị tiền mãn kinh và mãn kinh sớm, buồng trứng bị suy yếu. Nên các hoạt động không còn được đồng đều như lúc trước. Buồng trứng suy giảm kéo theo hàm lượng tiết tố sản sinh cũng bị suy giảm theo. Cơ thể bị mất cân bằng, các mô và cơ quan chịu ảnh hưởng do nội tiết tố cung cấp không đủ.
6. Các phương pháp điều trị tác động lên buồng trứng
Với các chị em không may bị ung thư phải sử dụng hoá - xạ trị để điều trị bệnh. Liệu pháp này tuy tiêu diệt được các gốc tự do, tế bào ung thư nhưng đồng thời, nó cũng ảnh hưởng đến các tế bào khác trong cơ thể. Một trong những tình trạng không mong muốn nhất khi sử dụng hoá - xạ trị là hiện tượng mất kinh. Lúc này buồng trứng bị ảnh hưởng bởi hóa chất hay tia xạ, gây ra hiện tượng ngưng sản xuất hormone nội tiết tố.
Hiện tượng này gọi là mãn kinh do bệnh lý. Các biểu hiện cũng tương tự như giai đoạn mãn kinh tự nhiên nhưng đột ngột hơn.
7. Vô kinh chức năng do vùng dưới đồi
Vô kinh chức năng do vùng dưới đồi là một dạng rối loạn cơ năng. Nồng độ GnRH và LH bị ảnh hưởng theo dạng xung. Lúc này hormone estrogen, LH và FSH ở ngưỡng tối thiểu nhưng FSH và LH vẫn giữ được khả năng đáp ứng đối với GnRH khi kích thích. Vấn đề này liên quan đến nhiều yếu tố như stress, dinh dưỡng hay thể chất.
IV. 6 cách cân bằng nội tiết tố nữ tự nhiên không dùng thuốc
Mặc dù vậy, các chị em có thể tham khảo các cách dưới đẩy để tăng nồng độ nội tiết tố nữ, cải thiện tâm sinh lý cơ thể một cách tự nhiên mà không cần dùng đến thuốc.
- Ngủ đủ giấc, đúng giờ: Chuyên gia khuyến cáo, ngủ đủ giấc là yếu tố quan trọng để bảo vệ sức khoẻ và sinh lý cơ thể. Khi ngủ sâu giấc, cơ thể trong trạng thái nghỉ ngơi, một số hoạt động cơ quan được thư giãn và quá trình tái tạo lại bắt đầu hoạt động. Vì vậy, hãy đảm bảo rằng mỗi ngày bản thân có đủ thời gian cho một giấc ngủ trọn vẹn, tránh xa các thiết bị điện tử trong thời gian ngủ để đại não được nghỉ ngơi hoàn toàn nhé.
- Tránh ăn quá nhiều đường: Ăn quá nhiều đường tác động xấu đến các hormone và nội tiết tố của cơ thể, thêm nữa sẽ khiến bạn tăng cân. Ăn nhiều đường, glucose hay fructose khả năng sẽ làm tắt gene chức năng điều chỉnh kiểm soát estrogen.
- Tập thể dục vừa đủ: Thể dục thể dục có tác động rất tốt đến sức khỏe tổng thể và hệ nội tiết. Các bài tập thể chất liên quan mật thiết đến nồng độ nội tiết tố trong cơ thể. Không chỉ vậy, tăng cường thể dục còn cải thiện độ nhạy insulin và ổn định đường huyết trong cơ thể. Insulin là hormone tạo điều kiện cho tế bào lấy đường và các acid amin từ máu, chuyển hoá thành năng lượng và cơ bắp cho cơ thể.
- Duy trì chế độ ăn uống và sinh hoạt khoa học: Bổ sung đủ lượng đạm cần thiết để nạp đủ lượng acid amin thiết yếu cho cơ, xương, da… mà cơ thể không có khả năng sản sinh ra. Bổ sung chất béo từ sữa, chất béo không bão hoà, các chất béo lành mạnh từ thịt, đồ biển, các hạt nguyên cám… Duy trì chế độ ăn giàu chất xơ cung cấp lượng vitamin, khoáng chất dồi dào giúp giảm stress và đào thải estrogen có hại cho cơ thể. Tránh ăn quá nhiều hoặc quá ít, ảnh hưởng đến cân nặng và đặc biệt là gây rối loạn nội tiết.
- Tránh xa các chất kích thích như rượu, bia, thuốc lá: Rượu bia khi đi vào cơ thể sẽ chuyển hoá thành chất khử nước, làm tiêu tốn lượng nước trong cơ thể. Khi cơ thể bị mất nước, nồng độ muối, khoáng chất, hàm lượng đường trong máu bị phá vỡ trật tự. Điều này ảnh hưởng đến các hoạt động bình thường của cơ thể, đặc biệt là khả năng điều tiết hormone, khả năng chuyển hoá. Bên cạnh đó, thuốc lá cũng làm giảm nồng độ estrogen trong cơ thể. Đây là nguyên nhân gây ra tình trạng mãn kinh sớm và làm cho các triệu chứng mãn kinh xảy ra trầm trọng.
- Sử dụng các loại thực phẩm giàu phytoestrogen (estrogen thảo dược): Estrogen từ thảo dược đang là sự lựa chọn phù hợp và ưa chuộng nhất hiện nay. Công dụng cân bằng nội tiết tố nữ từ estrogen thảo dược cũng tương tự như estrogen tổng hợp, nhưng không mang lại tác dụng phụ và an toàn hơn rất nhiều khi dễ đào thải, không có khả năng hình thành u nang, u xơ... Hơn nữa, việc bổ sung estrogen từ thảo dược có tác dụng kích thích buồng trứng tự sản sinh estrogen, có khả năng tự cân bằng các hormone.
Chế độ ăn giàu chất xơ, vitamin và khoáng chất giúp cân bằng nội tiết tố hiệu quả
V. Cải thiện cân bằng nội tiết tố nữ theo Ngự Y Mật Phương
Từ xa xưa, các bậc Ngự y tiền triều đã biết cách phối hợp, nghiên cứu và sao chế các loại dược liệu để đưa ra bài thuốc bổ sung estrogen với công dụng tuyệt diệu dâng lên cho nữ nhân cung vua phủ chúa, vương tôn quý tộc.
Bài thuốc không đi theo hướng chú trọng bổ sung estrogen cho cơ thể. Mà tập trung kích thích chức năng buồng trứng sản sinh estrogen tự nhiên, khả năng cân bằng hormone sao cho phù hợp với cơ thể nhất. Từ đó cơ thể không cần phụ thuộc vào bất cứ sản phẩm gì để duy trì estrogen hay xuất hiện các biểu hiện không đáng có của việc chênh lệch quá lớn về các hormone nội tiết trong cơ thể.
Các phương pháp, dữ liệu hay bài thuốc đều được ghi chép lại trong Ngự Y mật phương - Quốc bảo y học từ thời Nguyễn. Đến nay, khi Nhất Nhất tiếp cận được cuốn sách nguyên bản da dê và sau khi nghiên cứu lại để kiểm tra bài thuốc hiệu nghiệm nhất đưa vào sản xuất công nghiệp, thành công cho ra đời sản phẩm Viên nội tiết tố Ngự Y Mật Phương - Đông Y Thế Hệ 2.
Sau khi đưa ra thị trường, sản phẩm đã giúp hàng nghìn chị em phụ nữ tìm lại được cuộc sống viên mãn như xưa, sắc đẹp và sinh lý nữ được duy trì như thời đôi mươi.
Có thể thấy được nội tiết tố nữ giữ nhiều vai trò quan trọng khác nhau trong cơ thể nữ giới, ảnh hưởng đến nhiều khía cạnh về sức khỏe, sắc đẹp cũng như sinh lý nữ. Chính vì thế mà việc hiểu rõ về chức năng cũng như cách thức hoạt động của nội tiết tố sẽ giúp được chị em phụ nữ chăm sóc được bản thân tốt hơn và phòng ngừa được các vấn đề về sức khỏe liên quan.
DS. Thao
Theo Giáo dục & Cuộc sống/Giáo dục & Thời đại
Link gốc: https://cuocsong.giaoducthoidai.vn/noi-tiet-to-nu-la-gi-dau-hieu-nhan-biet-suy-giam-noi-tiet-to-nu-n17296.html