Đau khớp gối uống thuốc gì? TOP 6 loại thuốc tốt & an toàn

2023-05-24 11:16:15

Có rất nhiều loại thuốc trị đau khớp gối khác nhau hiện nay trên thị trường, mỗi loại thuốc sẽ mang lại hiệu quả điều trị khác nhau và sẽ cần được bác sĩ chuẩn đoán, kê đơn dựa trên nguyên nhân gây bệnh của từng người. Trong bài viết này, chúng tôi giới thiệu tới bạn những loại thuốc chữa đau khớp gối tốt, phổ biến nhất

I - Đau khớp gối uống thuốc gì?

Đau khớp gối thường từ nhẹ đến nặng. Tuỳ vào từng trường hợp và mức độ nghiêm trọng mà người bệnh được kê thuốc hợp lý. Có người chỉ cần sử dụng các loại thuốc kê đơn, có người phải mua theo toa hoặc thậm chí nặng hơn là phải tiêm thuốc.

1. Thuốc chống viêm non steroid

Thuốc chống viêm non steroid (NSAID) được dùng trong điều trị khớp gối từ nhẹ đến trung bình và thông qua hình thức không kê đơn. Nhóm thuốc này có tác dụng giảm đau và chống viêm hiệu quả. Các loại thuốc thuộc nhóm NSAID phổ biến gồm: 

  • Ibuprofen
  • Naproxen
  • Diclofenac
  • Meloxicam
  • Celecoxib

Chống chỉ định

  • Người từng đột quỵ hoặc bị đau tim.
  • Người tiểu đường hoặc cholesterol cao.
  • Người đang sử dụng một số loại thuốc: chống đông máu, prednisone, ức chế tái hấp thu.

Tác dụng phụ

Một vài tác dụng phụ mà bạn có thể gặp là: tiêu chảy, chóng mặt, buồn ngủ, loét dạ dày - tá tràng…

đau khớp gối uống thuốc chống viêm non steroid

2. Thuốc Acetaminophen (Paracetamol)

Acetaminophen là thuốc giảm đau kết hợp hạ sốt, loại thuốc này cũng được sử dụng để giảm tình trạng đau khớp gối từ nhẹ đến trung bình. Các loại thuốc chứa acetaminophen bao gồm: panadol, actamin…

Liều dùng

Thông thường người trưởng thành nên sử dụng tối đa 1000mg và không quá 4000mg trong 1 ngày.

Chống chỉ định

Cho người bị bệnh gan hoặc các vấn đề liên quan đến gan.

Tác dụng phụ

Một số tác dụng phụ tiềm ẩn như: phát ban, sưng tấy, phồng rộp…

thuốc acetaminophen trị đau khớp gối

3. Thuốc chống thấp khớp (DMARDs)

DMARDs hay còn gọi là thuốc chống thấp khớp tác dụng chậm được coi là một trong 2 nhóm thuốc chính điều trị đau khớp gối. Nhóm thuốc này có tác động sâu vào quá trình viêm và tổn thương khớp, từ đó làm giảm triệu chứng, ngăn chặn sự tiến triển của bệnh và bảo vệ khớp. Một số loại thuốc thuộc nhóm DMARDs bao gồm: Methotrexate, Sulfasalazine, Hydroxychloroquine, Leflunomide...

Liều dùng: 200mg/ngày.

Chống chỉ định

  • Người suy giảm G6PD hoặc đang bị tổn thương gan.
  • Phụ nữ có thai.

Tác dụng phụ

  • Tổn hại gan, thận.
  • Tiêu chảy, đau đầu, mệt mỏi…

thuốc chống đau khớp gối dmards

4. Thuốc giảm đau Opioid

Opioid là một nhóm thuốc có tác dụng giảm đau rất mạnh. Nhóm thuốc này hoạt động qua cơ chế tác động vào các thụ thể opioid trong hệ thần kinh trung ương, từ đó giảm cảm giác đau và tạo ra tình trạng giảm đau. Một số loại thuốc thuộc nhóm này. gồm: Morphine, Codeine, Oxycodone, Hydrocodone, Fentanyl... Đây là nhóm thuốc kê đơn, vì vậy cần tuân thủ nghiêm ngặt theo chỉ định bác sĩ chuyên môn.

Liều dùng: Chỉ định bác sĩ kê đơn.

Chống chỉ định:

  • Phụ nữ có thai và cho con bú.
  • Chỉ được dùng khi có đơn, chỉ định của bác sĩ.

Tác dụng phụ

  • Buồn ngủ, nôn nao, ảo giác…
  • Hạ huyết áp, hôn mê, co giật…

Lưu ý đặc biệt: Là thuốc gây nghiện nên không được tự ý sử dụng hoặc tăng liều.

thuốc giảm đau khớp gối opioid

5. Thuốc Glucocorticoid

Đây là một nhóm thuốc steroid có tác động mạnh lên quá trình viêm và miễn dịch trong cơ thể. Các loại thuốc thuộc nhóm này có thể điều chỉnh phản ứng viêm, kiểm soát sự chuyển đổi của các chất béo, cân bằng muối và nước, và ức chế hệ miễn dịch. Khi tình trạng đau khớp trở nên nghiêm trọng, bệnh nhân có thể sẽ được chỉ định tiêm một số loại thuốc thuộc nhóm glucocorticoid như: Dexamethasone, prednisolon, methylprednisolon…

Chống chỉ định:

Dạng tiêm glucocorticoid chỉ chống chỉ định với những người xuất hiện tình trạng dị ứng hoặc bị mẫn cảm với bất kỳ thành phần nào của thuốc.

Tác dụng phụ:

Quá trình tiêm cần cẩn trọng, đảm bảo vô trùng và đúng thời gian để hiệu quả được phát huy tối đa. Cùng với đó là tránh được các tác dụng phụ như nhiễm trùng…

nhóm thuốc glucocortioid trị đau khớp gối

6. Thuốc đông y đặc trị xương khớp

Đông y trị đau xương khớp bằng các tác động sâu vào căn nguyên, giải quyết gốc rễ để xử lý triệt để bệnh. Vì vậy mà người bệnh thường thấy tác dụng đông y khá chậm nhưng hiệu quả lại kéo dài.

Đáng nói, thị trường đông y hiện nay vô cùng đa dạng, tràn lan các sản phẩm kém chất lượng, hiệu quả vô thưởng vô phạt, thậm chí là giả danh đông y gia truyền, vì vậy mà ngày càng có nhiều người dùng mất thiện cảm và không lựa chọn đông y để điều trị bệnh, làm xấu đi hình ảnh đông y truyền thống.

Mặc dù vậy, vẫn có không ít người vẫn tìm đến đông y vì họ hiểu rằng, chỉ có đông y mới đem lại hiệu quả bền vững lâu dài, càng là bệnh mạn tính càng phải lựa chọn đông y. Vì vậy, để lựa chọn một sản phẩm đông y tốt với người bệnh lý xương khớp, cần đảm bảo 2 tiêu chí sau đây: sản xuất tại cơ sở uy tín và bào chế dựa trên một công thức đặc hiệu, đem lại hiệu quả thực sự.

Và ở thời điểm hiện tại, người dùng được khuyến khích sử dụng đông y thế hệ 2 hơn là đông y truyền thống (đông y thông thường). Hội nghị Quốc tế về Thuốc thảo dược tại Seoul Hàn Quốc năm 2013 cũng đã nhấn mạnh rằng, thuốc đông y thế hệ 2 không phải hỗ trợ điều trị mà là thuốc chủ đạo, dùng được cho cả bệnh nặng và cạnh tranh hiệu quả với thuốc tân dược.

Bài thuốc xương khớp Ngự y mật phương chính là được kế thừa từ bộ sách Quốc bảo Ngự y mật phương bí truyền kết hợp sản xuất tại nhà máy dược phẩm đạt chuẩn GMP-WHO, do đó đem lại hiệu quả vượt trội hơn hẳn so với đông y truyền thống.

Nhờ vậy mà người bệnh cảm nhận được cơn đau ở khớp gối thuyên giảm rõ rệt, dần dần không còn cảm giác đau nhức hay buốt mỗi khi di chuyển, co duỗi. Chức năng khớp phục hồi, sụn khớp được tái tạo, vận động khớp dễ dàng hơn kể cả với các trường hợp cứng khớp, từng khó khăn khi di chuyển. Sau một thời gian sử dụng, tình trạng không những được cải thiện đáng kể và quá trình lão hoá xương cũng diễn biến chậm lại, ngăn các cơn đau xuất hiện và tái lại.

thuốc chữa đau khớp gối nymp 18

II - Những lưu ý khi sử dụng thuốc chữa đau khớp gối

Dù cho điều trị bằng thuốc gì, người bệnh bị đau khớp gối cùng cần lưu ý một số điều dưới đây:

  • Kiểm soát trọng lượng cơ thể: Béo phì tạo điều kiện cho tình trạng khớp gối trở nên nghiêm trọng hơn. Vì vậy nhằm tránh các biến chứng nguy hiểm, người bệnh cần kiểm soát cân nặng bản thân. Bằng việc duy trì trọng lượng cơ thể, kết hợp với sử dụng thuốc đầy đủ,tình trạng thoái hoá cũng diễn biến chậm hơn được xem là khá hữu ích cho người bệnh.
  • Dành thời gian nghỉ ngơi: Khi bị đau khớp gối, nghỉ ngơi là điều cần thiết. Điều này giúp khớp gối thư giãn, có thời gian thả lỏng để phục hồi tốt hơn. Đặc biệt, khi các cơn đau xuất hiện, điều tốt nhất người bệnh nên làm là dừng mọi hoạt động. Cố gắng vận động chỉ khiến cơn đau nặng nề hơn và tác động xấu đến tiến trình phục hồi bệnh.
  • Vận động nhịp nhàng: Hạn chế vận động là cách tốt nhất để khớp gối nhanh tái tạo và phục hồi. Tuy nhiên điều đó không có nghĩa là không vận động hoàn toàn. Khớp gối vẫn cần hoạt động, vì vậy người bệnh được khuyến khích hoạt động nhẹ nhàng, vận động phù hợp, di chuyển từ từ và đứng lên ngồi xuống nhẹ nhàng.

Để các loại thuốc trị đau khớp gối được phát huy tối đa tác dụng, người bệnh ngoài việc chú ý những vấn đề bên trên còn phải quan tâm đến chế độ dinh dưỡng và sinh hoạt. Có như vậy, khớp gối mới nhanh cải thiện và kéo dài khoảng cách sau mỗi đợt tái phát.

Lên đầu trang
Loading