I. Như thế nào là viêm mũi dị ứng bội nhiễm?
Viêm mũi dị ứng là phản ứng quá khích của mũi khi tiếp xúc với yếu tố nguy cơ. Người mắc viêm mũi dị ứng đa phần đều có cơ địa mẫn cảm, dễ bị kích ứng, khi gặp các yếu tố nguy cơ trong không khí sẽ bùng phát viêm mũi dị ứng. Viêm mũi dị ứng có thể xảy ra theo mùa hoặc quanh năm. Các yếu tố nguy cơ dễ kích thích viêm mũi dị ứng xuất hiện là: Ô nhiễm không khí, khói bụi, phấn hoa, hương liệu nồng, lông chó mèo…
Khi tình trạng viêm mũi dị ứng kéo dài không được xử lý kịp thời, sẽ dẫn đến viêm mũi dị ứng bội nhiễm do đã bị bội nhiễm nặng bởi virus, vi khuẩn.
Bên cạnh đó, do có cùng chung niêm mạc đường hô hấp nên trong nhiều trường hợp viêm mũi dị ứng sẽ làm phù nề cuốn mũi dẫn đến bít tắc lỗ lưu dịch ở các hốc xoang gây viêm xoang.
Viêm mũi dị ứng bội nhiễm là trường hợp viêm mũi để kéo dài không chữa trị triệt để dẫn đến bội nhiễm virus, vi khuẩn
XEM THÊM: Viêm mũi dị ứng có chữa khỏi được không?
II. Nguyên nhân gây viêm mũi dị ứng bội nhiễm
Tạm thời viêm mũi dị ứng bội nhiễm được cho là do các nguyên nhân sau:
1. Không điều trị sớm triệt để khi bị viêm mũi
Khi bị viêm mũi dị ứng, triệu chứng dễ nhầm lẫn với các bệnh lý khác khiến người bệnh khó phát hiện. Cộng thêm thái độ lơ là với bệnh lý vì cho rằng bệnh nhẹ, không ảnh hưởng nặng đến sức khoẻ. Tình trạng viêm mũi dị ứng không được xử lý kịp thời dẫn đến bội nhiễm nặng và hình thành bệnh.
2. Do cấu trúc mũi bị dị tật
Người có cấu trúc mũi bị dị tật sẽ dễ bị kích ứng hơn người có cấu trúc mũi bình thường. Hệ miễn dịch mũi cũng dễ suy yếu và khó ngăn chặn vi khuẩn, virus hơn.
3. Do bệnh di truyền
Trong gia đình có người bị mắc bệnh này thì con cái của họ cũng có tỷ lệ mắc viêm mũi dị ứng cao. Di truyền còn là yếu tố làm tăng nguy cơ bị hen suyễn, suy giảm miễn dịch và bị viêm xoang…
4. Tiếp xúc thường xuyên với các tác nhân gây dị ứng
Tiếp xúc với hoá chất, tác nhân dị ứng trong thời gian dài là nguyên nhân kích thích viêm mũi dị ứng bùng phát. Nếu nơi sống hoặc nơi làm việc của người bệnh thường tiếp xúc với các yếu tố này, bệnh rất khó khỏi và thường có xu hướng nặng hơn.
5. Mắc bệnh lý gây suy giảm hệ miễn dịch
Ở những người có hệ miễn dịch yếu khi mắc một số bệnh gây suy giảm miễn dịch rất dễ bị viêm mũi dị ứng do tác nhân gây bệnh có thể dễ dàng tấn công và hình thành các ổ viêm nhiễm, tiến triển khó kiểm soát.
6. Cơ địa bị dị ứng
Cơ địa dị ứng là nguyên nhân hàng đầu giải thích tình trạng này. Vì chỉ ở những người có cơ địa mẫn cảm, khi gặp tác nhân nguy cơ như bụi, phấn hoa… bệnh lý mới có khả năng bị kích thích và bùng phát.
Điều này có thể lý giải cho các trường hợp dù cùng chung một môi trường sống, làm việc chung với nhau, cùng độ tuổi hoặc giới tính… nhưng có người bị viêm mũi dị ứng có người lại không, có người bị nặng có người bị nhẹ.
III. Triệu chứng viêm mũi dị ứng bội nhiễm
Viêm mũi dị ứng bội nhiễm có nhiều biểu hiện giống với viêm mũi xoang dị ứng bội nhiễm:
- Sổ mũi: Đây là triệu chứng đầu tiên và dễ nhận diện của bệnh. Khi tiếp xúc với yếu tố nguy cơ, người bệnh bùng bệnh và hắt hơi dẫn đến sổ mũi kéo dài. Một số trường hợp bị sổ mũi đau họng do dịch chảy dịch nước mũi sau xuống họng gây nhiễm khuẩn vùng họng, đau rát họng.
- Nước mũi có màu vàng đục: Viêm mũi dị ứng bội nhiễm thường có hiện tượng chảy nước mũi và dịch nhầy có màu vàng đục chảy theo từng đợt.
- Nghẹt, tắc mũi: Người bệnh có thể bị ngạt, tắc 1 hoặc cả 2 bên mũi, nhiều khi phải thở bằng miệng.
- Ngứa mũi: Khi niêm mạc mũi phản ứng trước dị nguyên, người bệnh thường cảm thấy ngứa, khó chịu trong hốc mũi.
Triệu chứng của viêm mũi dị ứng bội nhiễm có nhiều điểm giống với viêm xoang dị ứng bội nhiễm
IV. Bệnh viêm mũi dị ứng bội nhiễm có nguy hiểm?
Viêm mũi dị ứng bội nhiễm có nguy hiểm hay không còn phụ thuộc vào mức độ bệnh và cơ địa người dị ứng. Nếu bệnh được xử lý sớm, đúng cách thì dường như không có bất cứ nguy hiểm nào. Những nếu bội nhiễm trở nặng, sẽ dẫn đến nhiều biến chứng:
- Viêm xoang: Viêm mũi dị ứng bội nhiễm rất dễ biến chứng sang viêm xoang do niêm mạc mũi đã bị tổn thương. Dịch tiết đặc quánh tắc lâu ngày, xen lẫn viêm nhiễm không thoát được ra ngoài, khiến tình trạng viêm ngày càng nặng và tăng nguy cơ viêm xoang mạn tính.
- Viêm thanh quản: Mũi tắc nghẹt, thậm chí tắc cả hai bên khiến người bệnh thấy khó thở, phải thở bằng mồm. Lâu ngày rất dễ khiến họng thanh quản bị sưng viêm, gây khô và đau rát.
- Viêm họng: Họng mũi thông nhau, đều nằm trong vòng tuần hoàn tai - mũi - họng. Khi dịch nhầy không thoát được ra ngoài chảy ngược xuống họng, kéo theo dịch vi khuẩn gây viêm nhiễm ở hầu họng.
- Hen suyễn: Viêm mũi dị ứng có nguy cơ hen suyễn rất cao, đặc biệt là những người bị viêm mũi dị ứng do di truyền. Điều này là do ống phế quản bị sưng, khiến hô hấp khó khăn, ngực đau thắt và có thể mất mạng nếu không được kiểm soát kịp thời.
- Ảnh hưởng tai: Cùng nằm trong vòng tuần hoàn tai - mũi - họng nên khi mũi bị bội nhiễm, tai cũng bị ảnh hưởng. Người bệnh có thể bị viêm tai giữa hoặc mất thính giác tạm thời hay vĩnh viễn nếu không xử lý kịp thời.
V. Cách điều trị bệnh viêm mũi dị ứng bội nhiễm
Viêm mũi dị ứng rất khó có thể điều trị dứt điểm. Điều dễ dàng nhất là người bệnh đảm bảo môi trường sống sạch sẽ, khô thoáng, không ẩm thấp… Bên cạnh đó hạn chế tối đa việc phải tiếp xúc với tác nhân nguy cơ như khói bụi, lông động vật…
Ở những người có cơ địa dị ứng, chỉ cần hơi tiếp xúc với tác nhân nguy cơ là bệnh lý có thể bùng phát. Nếu đang điều trị thuốc cần tuân thủ ý kiến bác sĩ, sử dụng đúng và đủ liều lượng thuốc, tránh việc bỏ hay lạm dụng thuốc dẫn đến bệnh nặng hơn.
Quốc bảo y học Việt Nam - Ngự y mật phương từng nói rằng, để kiểm soát dị ứng tốt nhất là phải tác động vào thay đổi cơ địa người bệnh. Tức là thay đổi từ từ, dần dần cơ địa người bệnh thành giống với cơ địa người khoẻ mạnh bình thường, từ đó giảm dần khả năng mẫn cảm với các yếu tố nguy cơ.
Bệnh lúc này được kiểm soát và hạn chế bùng phát khi tiếp xúc với các tác nhân kích ứng trong không khí. Đây chính là cơ chế, chìa khóa quan trọng để đẩy lùi bệnh lý viêm mũi dị ứng, ngăn chặn bệnh bùng phát và diễn biến thành viêm mũi dị ứng bội nhiễm.
Nhờ vậy mà từ lâu cung đình hoàng tộc đã sử dụng bài thuốc Ngự y mật phương để kiểm soát viêm mũi dị ứng hiệu quả. Cho đến ngày nay, cùng với nền y học hiện đại, phương pháp và bài thuốc Ngự y mật phương lại tiếp tục được sử dụng rộng rãi, là cứu tinh của nhiều người bệnh đã quá mệt mỏi khi bị viêm mũi dị ứng hành hạ, trả lại cuộc sống thường ngày dễ chịu cho người bệnh.
DS. Thao
Theo Giáo dục & Cuộc sống/Giáo dục & Thời đại
Link gốc: https://cuocsong.giaoducthoidai.vn/viem-mui-di-ung-boi-nhiem-phong-ngua-va-dieu-tri-n19391.html