Cảnh giác với 9 nguyên nhân gây đau đầu ở trẻ em & Cách khắc phục

2022-09-05 11:04:00

Trẻ bị đau đầu là một vấn đề khá phổ biến ngày nay. Tình trạng này có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau, từ căng thẳng đến các bệnh lý nghiêm trọng. Tuy nhiên, cha mẹ không phải ai cũng biết rõ nguyên nhân gây đau nhức đầu ở trẻ. Vì vậy, nếu không phát hiện và điều trị kịp thời, nó có thể gây ra những hậu quả nghiêm trọng cho sức khỏe của bé.

I - Nhận diện tình trạng đau đầu ở trẻ nhỏ

Cơn đau đầu mà trẻ nhỏ gặp phải có thể xuất hiện dưới nhiều mức độ và biểu hiện khác nhau, từ cơn đau nhẹ đến nặng, diễn ra trong thoáng chốc hoặc kéo dài đến vài giờ. Đau đầu cũng có thể xuất hiện vào bất kỳ thời điểm nào trong ngày, thậm chí là sau khi trẻ mới ngủ dậy. Bạn cần chú ý nếu trẻ kêu đau đầu ở một số vị trí cụ thể như vùng 2 bên thái dương, sau gáy hoặc nửa bên đầu, để có thể đưa ra đánh giá và điều trị kịp thời.

Ngoài ra, khi bị đau đầu trẻ cũng có thể gặp phải một vài triệu chứng khác như:

  • Chóng mặt, buồn nôn: Trẻ thường mô tả có cảm giác khó chịu, quay cuồng khi bị đau đầu. Ngoài ra, đi kèm với đó là cảm giác nôn nao, khó chịu trong người.
  • Sốt: Thường xuất hiên khi tình trạng đau đầu có liên quan tới một số bệnh nhiễm trùng như như cúm, cảm lạnh hoặc bệnh nhiễm trùng. Tuy nhiên, nếu trẻ chỉ đau đầu mà không có sốt, có thể đó chỉ là kết quả của căng thẳng hoặc mệt mỏi. Nếu trẻ có triệu chứng đau đầu kéo dài đi kèm với sốt nặng, nên đưa trẻ đến bác sĩ để được khám và chẩn đoán chính xác.
  • Mệt mỏi, uể oải: Trẻ mệt mỏi, kém vận động, quấy khóc hoặc không hứng thú với việc chơi đùa.

Tìm hiểu thêm: Trẻ bị đau đầu, chóng mặt, buồn nôn là bệnh gì?

II - Nguyên nhân gây đau đầu ở trẻ em

1. Bệnh lý nhiễm trùng

  • Bệnh lý thông thường: Một vài bệnh lý như nhiễm virus cảm cúm, cảm lạnh, viêm tai, viêm xoang… có thể gây ra triệu chứng đau đầu ở trẻ nhỏ. Đa phần những bệnh lý thường gặp này đều gây ra những cơn đau nhức đầu từ nhẹ đến nặng, đi kèm với các triệu chứng đặc trưng của từng loại bệnh như sốt, ho, mệt mỏi…
  • Bệnh lý nguy hiểm: Tuy chỉ chiếm một phần nhỏ nhưng một số bệnh nhiễm trùng nguy hiểm như viêm não, viêm màng não cũng gây đau đầu kèm theo các triệu chứng sốt, cứng cổ, nôn, rối loạn thị giác.

2. Chấn thương vùng đầu

Ngã gây va đập vùng đầu có thể gây sưng, bầm tím hoặc vết thương trên đầu trẻ nhỏ, có thể khiến trẻ kêu đau đầu. Cha mẹ nên đặc biệt chú ý khi trẻ sau khi vị va đập, chấn thương trên đầu mà xuất hiện triệu chứng đau đầu kèm theo nôn ói, mất ý thức, co giật, hoặc đau đầu ngày càng nặng hơn. Khi này việc cần làm là hãy đưa trẻ đến khám tại các cơ sở y tế để được đánh giá mức độ nguy hiểm và có biện pháp điều trị cần thiết.

Trẻ em bị đau đầu do nguyên nhân nào?

3. Do thực phẩm, đồ uống hoặc thói quen ăn uống xấu

Một vài chất bảo quản thường thấy trong các loại thịt nguội, xúc xích,…có thể gây ra triệu chứng đau đầu, mệt mỏi, buồn nôn ở trẻ em. Ngoài ra các chất hóa học có trong nước ngọt, sô-cô-la, cà phê,.. cũng có thể là thủ phạm gây kích thích các cơn đau đầu ở trẻ. Vì vậy, cha mẹ nên hạn chế cho trẻ sử dụng các loại thức ăn nhanh nước ngọt cũng như các thực phẩm đóng hộp.

Bên cạnh đó, một số trẻ thường có thói quen xấu như uống ít nước, bỏ bữa. Điều này không chỉ có thể gây đau đầu, chóng mặt do thiếu chất, thiếu nước ở trẻ nhỏ, mà còn vô hình chung kéo theo nhiều hệ quả khác như phát triển kém, suy dinh dưỡng.

4. Vấn đề về mắt

Trẻ bị đau đầu do đâu? Đối với những trẻ có tật về mắt, chẳng hạn như cận thị, loạn thị, viễn thị… mà không được cha mẹ phát hiện sớm, có thể khiến mắt liên tục phải điều tiết, nguy cơ dẫn đến đau đầu. Ngoài ra, một số yếu tố liên quan tới mắt cũng có thể dẫn đến tình trạng nhức đầu ở trẻ em như:

  • Để trẻ thường xuyên sử dụng thiết bị điện tử (điện thoại di động, ti vi).
  • Đeo kính lệch độ.
  • Mắc các bệnh lý về mắt như viêm tuyến lệ, viêm kết mạc.

Một số nguyên nhân gây đau đầu ở trẻ em

5. Vấn đề về cảm xúc

Không chỉ người lớn mà trẻ em cũng có thể trải qua các vấn đề về cảm xúc như căng thẳng, lo lắng. Những áp lực trong học tập, gia đình hoặc bạn bè có thể gây ra stress và căng thẳng cho trẻ, dẫn đến đau đầu. Phụ huynh nên thường xuyên giao tiếp, chia sẻ với con về những vấn đề ở nhà cũng như ở trường để giúp trẻ giải tỏa tâm lý, tránh cảm giác cô đơn, buồn phiền thậm chí trầm cảm.

6. Tác động từ các yếu tố môi trường

Các bậc cha mẹ nên quan tâm đến những yếu tố môi trường tại nơi trẻ học tập, sinh hoạt, vui chơi, bởi một số tác nhân không chỉ gây ra đau đầu mà còn có thể khiến tình trạng nặng nề hơn. Một số yếu tố nguy cơ từ môi trường có thể khiến trẻ bị nhức đầu bao gồm:

  • Ánh sáng chói, ánh đèn nhấp nháy.
  • Tiếng ồn lớn.
  • Mùi hôi
  • Khói bụi, không khí ô nhiễm.
Không chỉ đau đầu, các yếu tố này có thể gây ra những tác động tiêu cực khác đến sức khỏe của trẻ. Do đó, việc giảm thiểu tác động của những yếu tố môi trường này là rất quan trọng để bảo vệ sức khỏe con trẻ.

7. Vấn đề trong não

Mặc dù xuất hiện ở rất ít trường hợp nhưng đau đầu ở trẻ nhỏ có thể tới từ một số bệnh lý hoặc vấn đề nghiêm trọng trong não, chẳng hạn như khối u não, khối áp xe, xuất huyết não… Phụ huynh có thể lưu ý các dấu hiệu khác ở trẻ như rối loạn thị giác, chóng mặt, các cơn co giật. Nếu trẻ em có triệu chứng đau đầu liên tục và không giảm sau khi nghỉ ngơi, nên đưa trẻ đến bác sĩ để kiểm tra.

9. Yếu tố di truyền

Chứng đau nửa đầu có liên quan tới yếu tố di truyền. Theo Migraine Trust, 60% nguyên nhân dẫn tới đau đầu là do di truyền từ gen. Vậy nên nếu trong gia đình có cha mẹ, người thân thường xuyên bị đau đầu, mắc chứng đau nửa đầu thì con cái đều có nguy cơ bị đau đầu, đau nửa đầu.

Khi trẻ có các triệu chứng đau đầu thường xuyên và nghiêm trọng hay khi cha mẹ có nghi ngờ trẻ bị chấn thương hoặc bệnh lý vùng đầu, nên cho trẻ đến gặp các bác sĩ chuyên khoa nhi để được thăm khám. Bác sĩ sẽ hỏi bệnh sử toàn diện và trong trường hợp nghi ngờ các bệnh lý nghiêm trọng, trẻ sẽ được chỉ định chụp cắt lớp vi tính vùng sọ não, chọc dịch não tủy hay các kiểm tra khác để tìm ra nguyên nhân.

III - Trẻ bị đau đầu có nguy hiểm không?

Theo các chuyên gia, tình trạng đau đầu ở trẻ nhỏ đa phần đều không đáng lo ngại. Đa số đều là biểu hiện của những vấn đề hoặc bệnh lý thông thường như căng thẳng, cảm cúm, thói quen ăn uống sinh hoạt… Tuy nhiên, nếu như triệu chứng đau đầu không thuyên giảm hoặc thường xuyên tái phát, ảnh hưởng tới sinh hoạt và học tập ở trẻ thì cha mẹ nên chú ý. Bởi đây rất có thể là dấu hiêu cảnh báo vấn đề sức khỏe tiềm ẩn ở trẻ.

​IV - Cách làm giảm triệu chứng đau đầu cho trẻ nhỏ hiệu quả tại nhà

  • Cho trẻ nằm nghỉ ngơi, thư giãn ở nơi yên tĩnh với đầu hơi cao.
  • Chườm cho trẻ một chiếc khăn ấm hoặc khăn lạnh lên vùng trán, cổ.
  • Nếu trẻ bị đau nửa đầu thì nên giảm các kích thích như tiếng ồn, ánh sáng và chườm lạnh vùng đầu.
  • Nên khuyến khích trẻ ngủ đủ giấc, tập thể dục nhẹ nhàng, chế độ ăn lành mạnh, hạn chế đồ ăn nhanh
  • Dùng thuốc giảm đau theo chỉ định của bác sĩ.
  • Nếu thời gian gần đây trẻ bị căng thẳng do áp lực học tập, hãy sắp xếp lại thời gian và trao đổi với giáo viên để điều chỉnh.
  • Cho trẻ học tập và vui chơi ở những địa điểm ít tiếng ồn, tiếng động mạnh, nơi có ánh sáng chói.
  • Đảm bảo giấc ngủ khoa học cho bé, ngủ đủ 8 tiếng mỗi ngày sẽ giúp trẻ có sức đề kháng tốt hơn.
  • Cha mẹ có thể dạy trẻ các bài tập hít thở đúng cách, bài tập thể chất giúp cơ thể được vận động.
  • Hạn chế thức ăn nhanh, đồ uống có chất kích thích như Coffee, nước giải khát.
  • Cho trẻ uống nước đầy đủ mỗi ngày để tránh đau đầu do mất nước, nhất là trong những ngày hè nắng nóng
  • Giải thiểu thời gian sử dụng điện thoại, máy tính của trẻ. Điều này sẽ giúp trẻ tránh được nguy cơ gây đau đầu, đồng thời bảo vệ mắt trước ánh sáng xanh từ màn hình.

Cách điều trị đau đầu ở trẻ nhỏ hiệu quả - an toàn

V - Khi nào cần đưa trẻ đến cơ sở y tế?

Khi trẻ gặp phải một hoặc nhiều biểu hiện dưới đây, bậc cha mẹ nên ngay lập tức đưa trẻ tới bệnh viện, cơ sở y tế gần nhất để điều trị.

  • Đau đầu kèm theo sốt và cứng cổ:  Nếu trẻ sốt cao, đau đầu kèm biểu hiện cứng cổ, cử động cổ khó khăn hơn mọi ngày thì bạn nên mang trẻ đi thăm khám kịp thời, vì đó rất có thể là dấu hiệu ban đầu của chứng viêm màng não.
  • Cơn đau dữ dội, dai dẳng, không thuyên giảm: Nếu bạn đã cho trẻ uống các loại thuốc kê đơn như acetaminophen hoặc ibuprofen nhưng cơn đau đầu không thuyên giảm, bạn nên lập tức đưa trẻ tới cơ sở y tế, bệnh viện để kiểm tra.
  • Buồn nôn hoặc nôn mửa liên tục: Trẻ buồn nôn và bị nôn liên tục, cơn đau đầu không dứt, đặc biệt là khi không có các dấu hiệu bệnh tật khác như sốt hoặc tiêu chảy. Có thể trẻ đã mắc một bệnh lý khác và các triệu chứng trên, bao gồm cả đau đầu và nôn chỉ đang biểu hiện cho tình trạng bệnh.
  • Thay đổi trong sinh hoạt: Nếu bạn nhận thấy những thay đổi trong sinh hoạt của trẻ như buồn ngủ nửa buổi, nói năng khó khăn, đi lại không linh hoạt, đau đầu bộc phát vào ban đêm thì nên đưa trẻ thăm khám ngay lập tức.
Lên đầu trang
Loading