Đâu mới là nguyên nhân thực sự dẫn tới Đau dạ dày?

1618302605

Hơn 70% bệnh nhân đến khám hệ tiêu hóa đều mặc bệnh đau dạ dày. Thực chất đây là hiện tượng niêm mạc dạ dày bị tổn thương do nhiều yếu tố tác động, trong đó không thể không kể đến yếu tố cơ địa.

1. Đau dạ dày là gì?

dau-da-day-nguyen-nhan
Đau dạ dày thực chất đây hiện tượng niêm mạc dạ dày bị tổn thương do nhiều nguyên nhân 

Đau dạ dày thực chất là tình trạng dạ dày bị tổn thương do bị viêm loét. Khi bị đau dạ dày, người bệnh thường gặp phải các vấn đề như đầy hơi, chướng bụng, khó tiêu, cơ thể mệt mỏi, buồn nôn…

Tất cả những điều này sẽ gây cho người bệnh cảm giác vô cùng đau đớn và khó chịu. Từ đó sẽ làm ảnh hưởng đáng kể đến sức khỏe và đời sống hàng ngày. 

2. Triệu chứng của đau dạ dày

Những dấu hiệu của đau dạ dày thường được biểu hiện khá rõ rệt. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, khi bị đau dạ dày, bệnh nhân sẽ có những triệu chứng điển hình như sau:

  • Đau tức vùng thượng vị: Bệnh nhân xuất hiện những cơn đau rát khó chịu tại vùng thượng vị, kèm theo đó là cảm giác tức ngực, khó chịu. Trong một số trường hợp, người bệnh còn bị đau tại vùng bụng bên trái hoặc ở giữa bụng.
  • Nhu cầu ăn uống giảm sút: Người bị đau dạ dày thường bị chán ăn, không có nhu cầu muốn ăn nhiều, đó là do thức ăn khi vào trong dạ dày được tiêu hóa khá chậm dẫn đến tình trạng chướng bụng, đầy bụng, khó tiêu.
  • Ợ nóng, ợ hơi, ợ chua: Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này là do hoạt động tiêu hóa thức ăn ở dạ dày bị rối loạn,  khiến cho thức ăn trở nên khó tiêu hóa và bị lên men. Nếu để lâu chứng ợ chua, ợ hơi có thể gây đau rát vùng thượng vị, cơ thể mệt mỏi, khó chịu.
  • Buồn nôn: Tình trạng này không chỉ là dấu hiệu của đau dạ dày mà còn là biểu hiện của các bệnh lý nguy hiểm như viêm loét dạ dày, viêm dạ dày, xuất huyết dạ dày, ung thư dạ dày. Nếu bệnh nhân bị nôn nhiều, cơ thể sẽ bị mất nước và mất khả năng cân bằng điện giải, dẫn đến nguy cơ bị phù nề, thiếu máu và sút cân rõ rệt.
  • Chảy máu tiêu hóa: Nhiều bệnh nhân có hiện tượng chảy máu tiêu hóa đó là người bệnh bị nôn ra máu đen hoặc máu tươi, trong phân còn có lẫn màu đen hoặc màu đỏ tươi của máu. Nếu tình trạng này không được khắc phục kịp thời sẽ gây nguy hiểm đến tính mạng.

3. Nguyên nhân đau dạ dày

Có rất nhiều nguyên nhân đau dạ dày, điển hình là các nguyên nhân sau đây:

  • Nhiễm vi khuẩn HP (H.pylori): Vi khuẩn HP xâm nhập vào cơ thể qua một số  con đường chính như qua ăn uống, nội soi dạ dày…. Đây cũng là loại vi khuẩn duy nhất có thể sống sót trong môi trường có lượng axit đậm đặc của bao tử. Chúng sinh sống và tiết độc tố gây viêm nhiễm và làm theo thành niêm mạc dạ dày.
  • Ăn uống không lành mạnh: Ăn quá nhiều, quá nhanh, ăn uống thất thường, không đúng bữa hoặc bỏ qua bữa ăn,...Những thói quen xấu này khiến dạ dày phải co bóp và hoạt động nhiều hơn, lâu dần sẽ gây nên những cơn đau kéo dài.
  • Stress, căng thẳng kéo dài: Khi căng thẳng kéo dài dạ dày sẽ tiết ra nhiều dịch vị hơn, gây ra tình trạng co thắt, kích thích bệnh tiến triển nhiều hơn.
  • Sử dụng các chất kích thích: Bia rượu, thuốc lá hay các chất có chứa cafein có tác hại xấu, tổn thương niêm mạc dạ dày, gây ra những cơn đau dạ dày cho người sử dụng.
nguyen-nhan-dau-da-day
Vi khuẩn HP cũng là một nguyên nhân gây đau dạ dày

Tuy nhiên, những tác nhân trên không hẳn là nguyên nhân thực sự gây ra bệnh đau dạ dày. Bởi vì thực tế chỉ ra rằng có những người không bị nhiễm HP, không lạm dụng bia rượu, thuốc lá nhưng vẫn bị đau dạ dày nhưng cũng có những người có HP lại bình an vô sự.

Nguyên nhân thực sự đằng sau kết quả này chính là CƠ ĐỊA, là căn cốt riêng biệt của mỗi người.

Cơ địa về bản chất là là tập những khả năng chống lại các loại bệnh, các tác nhân lây nhiễm khác nhau của cơ thể người. Mỗi một người có thể kháng bệnh này tốt nhưng lại kháng bệnh kia yếu.

Cơ địa luôn phải chịu tác động của các yếu tố như: môi trường sống, chế độ ăn uống sinh hoạt, tuổi tác… bởi vậy cơ địa luôn biến đổi và khả năng kháng lại bệnh tật cũng như các yếu tố lây nhiễm của con người cũng thay đổi.

Ở những người có cơ địa kháng kém với bệnh dạ dày, cơ thể không thể kiểm soát được sự tấn công của các tác nhân gây bệnh dẫn tới hình thành các tổn thương ở dạ dày.

Ngược lại, ở những người có cơ địa khỏe mạnh, lúc này cơ thể có đủ khả năng bảo vệ, kiểm soát được các yếu tố tấn công, từ đó đẩy lùi nguy cơ mắc phải bệnh đau dạ dày.

4. Điều trị và kiểm soát tái phát đau dạ dày hiệu quả. 

Ngày nay, với sự phát triển vượt bậc của Y học, Đông y, Tây y đều có rất nhiều bài thuốc hiệu quả trong điều trị đau dạ dày. Tuy nhiên, việc sử dụng Đông y chữa đau dạ dày hiện được nhiều người tin dùng hơn.

Một trong những lý do đó vì vì Đông Y vừa có thể điều trị bệnh tận gốc, tái lập cân bằng âm dương, bình can, kiện tỳ vị, an thần, ôn bổ dưỡng khí từ từ thay đổi cơ địa vừa điều trị vừa ngăn ngừa hiệu quả bệnh tái phát.

Nhưng không phải cứ thuốc dạ dày Đông y là điều trị và ngăn ngừa hiệu quả được viêm loét dạ dày, tá tràng tái phát. Thị trường thuốc Đông y tràn lan các sản phẩm tác dụng không rõ rệt hoặc không đủ hiệu quả thay thế tân dược. 

Là sản phẩm đạt chuẩn Đông y thế hệ 2, được sản xuất theo phương pháp bào chế Ngự y mật phương bí truyền tại nhà máy dược phẩm chuẩn GMP-WHO mới hiệu quả thực sự, thậm chí vượt trội tân dược trong nhiều trường hợp, viên dạ dày Ngự Y Mật Phương không chỉ đẩy lùi được các triệu chứng của đau dạ dày như ợ hơi, ợ chua, đau thượng vị,... mà còn đi sâu phục hồi niêm mạc tổn thương, đẩy lùi bệnh tận gốc, chữa dứt nhiều ca viêm loét dạ dày, tá tràng tái đi tái lại ngày càng nặng dai dẳng nhiều năm, kể cả những ca đã có chỉ định phẫu thuật…

Bởi vậy, bài thuốc được đánh giá là giải pháp toàn diện cho bệnh nhân đau dạ dày và nhiều loại bệnh lý khác liên quan đến dạ dày.

5. Lời khuyên của chuyên gia

che-do-an-giam-dau-da-day
Người bị đau dạ dày nên xây dựng thói quen sống khoa học, ăn nhiều rau xanh, trái cây

Bệnh nhân bị đau dạ dày nên có một thói quen sống khoa học, hợp lý để bản thân có được sức khoẻ ổn định và thư giãn. Một số lời khuyên của chuyên gia cần lưu ý như sau:

  • Chế độ ăn nhiều rau xanh và trái cây, đặc biệt là các loại trái cây mềm, tốt cho tiêu hoá
  • Hạn chế các loại đồ ăn sẵn, đồ ăn nhanh, vị cay nóng...
  • Hạn chế sử dụng thức uống có gas, cồn và các loại chất kích thích khác
  • Thường xuyên vận động thể dục để giữ gìn sức khoẻ bản thân
  • Tránh thức khuya, giảm thiểu căng thẳng, áp lực

Nếu bạn hoặc người thân đang gặp các triệu chứng về đau dạ dày, viêm loét dạ dày tá tràng hoặc có thắc mắc bệnh lý cần được giải đáp, vui lòng liên hệ tới HOTLINE 0818.122.122 để được Dược sĩ Nhất Nhất tư vấn trực tiếp và miễn phí!

Lên đầu trang
Loading