Nguyên nhân & Cách chữa trị đau thượng vị nhanh chóng, hiệu quả

2023-01-11 09:18:55

Đau thượng vị là tình trạng bệnh lý rất phổ biến hiện nay, có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi và thể trạng cơ thể khác nhau. Các cơn đau có thể lan ra phía bên phải, trái hoặc sau lưng, thường xuất hiện khi đói, sau khi ăn no hoặc đau về đêm. Cùng tìm hiểu về nguyên nhân gây nên tình trạng này và cách thức xử lý hiệu quả qua bài viết dưới đây.

I - Đau thượng vị là gì?

Vị trí của vùng thượng vị được xác định từ mũi xương ức xuống đến gần rốn. Khu vực này chứa các cơ quan quan trọng của ổ bụng như thực quản, dạ dày, gan, tuyến tụy, lách, tá tràng và tuyến thượng thận.

Vì vậy đau bụng vùng thượng vị là xuất hiện cảm giác khó chịu, căng tức ở phía dưới xương sườn hoặc phần trên của rốn. Các cơn đau tại vị trí này sẽ có xu hướng đau thắt rồi lan ra sau lưng, đau lệch bên trái hoặc đau ở bên phải.

Cảm giác đau bụng vùng thượng vị thường âm ỉ, lâm râm đi kèm các biểu hiện như ợ hơi, ợ hơi, bọng rát cổ họng, buồn nôn… tác động tiêu cực đến cuộc sống của người bệnh.

vùng thượng vị ở người

Cần xác định chính xác cảm giác khó chịu tại khu vực thượng vị

II - Các triệu chứng khi đau bụng vùng thượng vị

Cảm giác khó chịu tại vùng thượng vị biến hóa đạ dạng căn cứ vào thể trạng và nguyên nhận khởi phát bệnh, Để nhận biết cơn đau thượng bị bạn có thể căn cứ vào các dấu hiệu sau:

  • Xuất hiện cơn nóng rát hoặc châm chích như kiến bò từ trên rốn đến xương ức, đau kéo dài từng cơn rồi lan sang các khu vực xung quanh, có thể lặp lại nhiều lần trong 1 ngày.
  • Đau nhói, đau quặn vùng trên rốn bất ngờ trong thời gian ngắn hay xuất hiện từng cơn đau dữ dội như dao đâm.
  • Các cơn đau kéo dài, đi kèm với cảm giác buồn nôn và nôn, khó chịu, chướng bụng, đầy hơi.
  • Cơn đau lâm râm trong 15 - 20 phút, cơn đau tăng lên khi người bệnh cảm thấy đói hoặc vận động mạnh.
  • Người bệnh có cảm giác chán ăn, đầy bụng, khó tiêu, vùng bụng trên rốn thấy căng tức, đầy hơi, nóng rát, đau lan dần lên ngực.
  • Đau ở vùng thượng vị xuất hiện tại thời điểm đói bụng,sau khi ăn hoặc đau ban đêm lúc 1 - 2 giờ sáng.

III - Nguyên nhân gây đau ở vùng thượng vị

Đau vùng thượng vị kéo dài khiến tình trạng sức khỏe và nếp sống bị tác động mạnh mẽ. Vì vậy tìm ra nguyên nhân khởi phát là cách nhanh nhất chữa bệnh ở vùng thượng vị. Căn cứ vào các yếu tố thì người bị đau thượng vị bắt nguồn từ những lý do dưới đây:

1. Đau thượng vị do trào ngược dạ dày

Axit trong dịch dạ dày quay ngược về thực quản có thể tác động vào các sợi thần kinh ở bề mặt niêm mạc. Tình trạng này gây ra phản ứng đau thắt, đè ép ở vùng thượng vị rồi đau lan ra cánh tay và lưng.

Trào ngược dạ dày xảy ra do một số bệnh lý dạ dày (viêm loét, hẹp hang môn vị, trợt niêm mạc, ung thư...), thói quen ăn uống không hợp lý, sử dụng nhiều chất kích thích, tác dụng phụ của một số loại thuốc tây...

trào ngược dạ dày đau thượng vị

Dịch vị axit bị đẩy ngược lên thực quản khiến vùng thượng vị khó chịu

2. Thượng vị bị căng tức

Cảm giác căng tức khu vực trên rốn xuất hiện sau khi ăn có thể là dấu hiệu cảnh báo tình trạng khó tiêu, kém dung nạp các thức ăn cay nóng, nhiều dầu mỡ, rượu bia, cà phê... Ngoài ra, người bệnh còn cảm thấy chóng mặt, ăn không ngon, buồn nôn, đi ngoài nhiều lần, cơ thể suy nhược, mệt mỏi.

3. Viêm thực quản

Viêm thực quản là biểu hiện lớp niêm mạc lót lòng trong bộ phận này bị sưng đau, viêm nhiễm. Các triệu chứng điển hình là khó nuốt, đau họng khi nuốt, khàn tiếng, buồn nôn, nôn mửa, họng có vị chua, chán ăn, đau tức vùng thượng vị. Bệnh lý này có thể gây nên những hậu quả nghiêm trọng hơn đối với những bệnh nhân mắc bệnh tim mạch, huyết áp cao, tiểu đường.

Trào ngược acid dạ dày, phản ứng dị ứng tự nhiên, cặn thuốc đọng ở niêm mạc, tổn thương do nấm Candida Albicans có thể là những nguyên nhân hàng đầu dẫn đến viêm thực quản.

4. Đau tức thượng vị do viêm loét dạ dày

Viêm loét dạ dày - tá tràng là lý do hàng đầu gây ra chứng đau thượng vị. Cơn đau có thể xảy ra khi dạ dày rỗng hoặc sau bữa ăn từ 2 - 3h, đau lúc nửa đêm về sáng và lan ra sau lưng. Bệnh nhân có cảm giác đau quặn từng cơn, căng tức thượng vị hoặc chỉ đau âm ỉ, kèm theo tình trạng nóng rát vùng thượng vị, rối loạn tiêu hóa, đầy bụng, khó tiêu, buồn nôn, nôn mửa.

Một số tác nhân gây viêm loét dạ dày - tá tràng có thể kể đến như: vi khuẩn HP, thuốc giảm đau/ kháng viêm, rượu bia, thuốc lá, tình trạng căng thẳng thần kinh kéo dài, chế độ ăn uống, sinh hoạt không điều độ.

viêm loét dạ dày gây đau thượng vị

Người bị viêm loét dạ dày sẽ cảm thấy khó chịu ở khu vực thượng vị

5. Giun chui ống mật

Đau thượng vị là biểu hiện lâm sàng dễ nhận biết và phổ biến nhất để xác định biến chứng nghiêm trọng của tình trạng giun chui ống mật. Đối tượng thường bị nhiễm giun trong hệ thống đường mật của gan là trẻ em, do vệ sinh ăn uống không đảm bảo, không được tẩy giun định kỳ, dùng thuốc không đúng cách.

Ngoài ra, các bệnh nhân sau khi cắt bỏ một phần dạ dày hoặc nhiễm trùng đường tiêu hóa có nguy cơ mắc bị giun chui ống mật cao. Người bệnh nếu không kiểm soát chế độ ăn uống và nguồn thực phẩm thì nguy cơ bệnh trở nặng rất lớn.

Ống mật có giun, người bệnh sẽ có cảm giác đau tức thượng vị về bên hạ sườn phải, đau âm ỉ hoặc đau từng cơn dữ dội. Một số người đau lan lên ngực và vai phải, kèm theo nôn mửa, sốt cao, rét run, chán ăn, sút cân, vàng da, vàng mắt, tăng kích thước gan, ấn vào thấy đau tăng lên.

6. Rối loạn vận động mật

Những cơn đau quặn điển hình ở gan, đau dữ dội phía hạ sườn phải, có thể lan lên ngực, vai phải và sau lưng, đau hơn khi ấn vào túi mật nhưng không sốt, không vàng da và niêm mạc.

Đây là những triệu chứng cơ bản để chẩn đoán chứng rối loạn vận động mật. Nguyên nhân gây bệnh chủ yếu là do mất thăng bằng giữa Cholecystoltinin và anticholecy stokinin, rối loạn hoocmon sinh dục (thường ở nữ), suy nhược thần kinh, ảnh hưởng từ các ổ viêm nhiễm lân cận...

7. Viêm dạ dày

Đau thượng vị xảy ra còn bắt nguồn từ căn bệnh viêm dạ dày. Lúc này niêm mạc dạ dày bị tổn thương do vi khuẩn hoặc suy giảm hệ miễn dịch. Bệnh có thể phát triển theo 2 hình thức là viêm dạ dày cấp tính và mạn tính.

Khi mắc chứng viêm dạ dày, người bệnh có cảm giác khó chịu ở phần trên rốn và dưới xương sườn. Đi kèm với đó triệu chứng nôn ra máu, đi ngoài phân đen hoặc có thử gì giống bã cà phê.

nguyên nhân đau thượng vị dạ dày

Bệnh lý viêm dạ dày khiến vùng thượng vị chịu tác động lớn

8. Đau thượng vị khi mang thai

Trong giai đoạn thai kỳ, bà bầu ccảm thấy đau thượng vị buồn nôn, căng tức ở vùng ngực, bụng và họng, khó thở, khó nuốt, buồn nôn, ợ lớn tiếng...

Lý do gây ra tình trạng này có thể là do sự thay đổi chế độ ăn uống, thay đổi hoocmon, khó dung nạp lactose trong sữa và các sản phẩm từ sữa. Các yếu tố này gây nên chứng khó tiêu, trào ngược acid dạ dày, viêm loét dạ dày - tá tràng, và một số bệnh lý về đường tiêu hóa khác.

9. Cơ thể không tiếp thu đường Lactose

Đây là thực trạng cơ thể không tiếp nhận và khó xử lý các chế phẩm từ sữa và sữa. Tình trạng này bắt nguồn từ việc cơ thể không sản sinh ra enzyme lactase - chất có nhiệm vụ phá bỏ đường lactose.

Người không thu nạp được lactose có biểu hiện đầy hơi, đau dạ dày và áp lực vô hình ở vùng bụng. Những triệu chứng này dẫn đến cảm giác căng tức, đau thượng vị từng cơn.

10. Đau âm ỉ vùng thượng vị do thoát vị cơ hoành

Cơ hoành là bộ phân phân tách vùng ngực và vùng bụng trong cơ thể người. Đối với người bị thoát vị cơ hoành sẽ xuất hiện cơn âm ỉ, lâm râm hoặc đau thắt thượng vị. Phần lớn thoát vị cơ hoành chỉ xảy ra ở người lớn tuổi và người bị tai nạn tổn thương cơ hoành.

11. Thói quen ăn uống không tốt

Xây dựng chế độ dinh dưỡng và sinh hoạt thiếu khoa học có thể gây nên các cơn đau lâm râm hoặc đau cấp tính ở vùng thượng vị. Thói quen dung nạp quá nhiều đồ ăn chế biến sẵn, nhiều dầu mỡ, nghèo dinh dưỡng, ăn quá nhanh, quá no.

Việc sử dụng nhiều rượu bia khiến hệ tiêu hóa quá tải, tạo điều kiện cho vi khuẩn và các căn bệnh cơ hội tấn công và tàn phá các cơ quan ở vùng thượng vị, gây tổn thương nghiêm trọng.

Bên cạnh đó, căng thẳng từ cuộc sống, thường xuyên thức khuya, ngủ không đủ giấc, làm việc quá sức cũng gây nên chứng đau thượng vị. Các yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe thể chất và tinh thần của người bệnh.

tại sao đau thượng vị

Sử dụng đồ ăn cay nóng, dầu mỡ khiến thượng vị khó chịu

IV - Nên làm gì khi bị đau tức vùng thượng vị?

Đau tức thượng vị dù bắt nguồn từ nguyên nhân nào đều ảnh hưởng đến cuộc sống và sức khỏe. Do đó việc chữa trị đau bụng ở vùng thượng vị được nhiều người bệnh quan tâm. Dưới đây là một số cách giảm tổn thương ở vùng thượng vị an toàn được áp dụng:

1. Cách giảm đau thượng vị bằng mẹo dân gian

Đối với những cơn đau ở thể nhẹ, mới xuất hiện và không liên quan đến các loại bệnh lý nghiêm trọng. Phương pháp sử dụng nguyên liệu tự nhiên lành tính, phù hợp với thể trạng cơ thể khác nhau và hạn chế tần suất tái phát.

Tuy nhiên, người dùng cần cẩn trọng khi lựa chọn sản phẩm và lắng nghe ý kiến của người có chuyên môn trước khi sử dụng để tránh tác dụng phụ. Một số nguyên liệu tự nhiên được sử dụng gồm:

  • Gừng: Chuyên đặc trị các bệnh liên quan đến tiêu hóa nên có tác dụng giảm biểu hiện đau thượng vị dạ dày. Bạn có thể uống gường tươi, trà gừng, gừng mật ong hoặc kết hợp trong các món ăn.
  • Giấm táo: Pha loãng giấm táo với nước làm giảm triệu chứng ợ nóng, ợ hơi và trung hòa nồng độ axit.
  • Lá bạc hà: Uống trà từ lá bạc hà hoặc thực phẩm có tinh chất bạc hà giúp giảm cơn đau vùng thượng vị.

chữa đau thượng vị nhanh nhất

Chữa đau thượng vị dạ dày bằng nghệ kết hợp mật ong an toàn

2. Dùng nhóm thuốc chữa đau thượng vị

Đối với các trường hợp biết chính xác nguyên nhân đau tức thượng vị, các bác sĩ sẽ chỉ định các loại thuốc đặc trị và liều lượng tương thích cho từng bệnh nhân. Một số loại thuốc được dùng để giảm đau, xoa dịu các chức năng dạ dày bao gồm:

  • Thuốc kháng axit: Tạo phản ứng cân đối HCl, tăng độ pH và giảm axit trong dạ dày, có tác dụng điều trị các bệnh về dạ dày, rối loạn tiêu hóa. Thuốc được uống sau bữa ăn 1 - 3h, uống trước khi ngủ để tránh tình trạng trào ngược acid về đêm.
  • Thuốc bảo vệ niêm mạc dạ dày: Kích thích tăng tiết nhầy, tăng tưới máu để bề mặt niêm mạc dạ dày hoạt động tốt. Thuốc dùng trong chữa trị đau tức thượng vị do trào ngược, viêm loét dạ dày - tá tràng hoặc sử dụng thuốc chống viêm không steroid. Thuốc không được chỉ định sử dụng cho phụ nữ mang thai.
  • Thuốc kháng histamin H2: Được chỉ định điều trị cho các bệnh nhân bị trào ngược acid dạ dày, viêm loét dạ dày - tá tràng. Thuốc ngăn chặn tiết acid ở dạ dày về đêm, cải thiện chứng đau thượng vị và các triệu chứng kèm theo.
  • Thuốc ức chế bơm proton: Hạn chế tiết acid dạ dày, thường được dùng sau bữa ăn 30 phút để hạn chế tình trạng đau rát thượng vị, trào ngược thức ăn, ợ hơi, nóng rát thực quản, điều trị trào ngược và viêm loét dạ dày.
  • Thuốc kháng dopamin: Rút ngắn thời gian tiêu hóa thức ăn dạ dày, kích thích nhu động ruột, giúp hạn chế chứng trào ngược thức ăn và giảm cơn đau nhanh chóng.

XEM THÊM: Đau thượng vị uống thuốc gì?

3. Đông y khắc phục chứng đau thượng vị

Với tình trạng đau thượng vị do viêm loét dạ dày, trào ngược dạ dày thực quản, người bệnh cần điều trị dứt điểm từ bệnh lý, từ đó, triệu chứng mới được khắc phục triệt để.

Trong đó, điều trị bệnh dạ dày theo Đông y là một trong những giải pháp an toàn, hiệu quả được rất nhiều người bệnh sử dụng, nhất là trong các trường hợp bệnh lâu năm, mạn tính.

Như Viên dạ dày Ngự Y Mật Phương - Một sản phẩm chuẩn Đông Y Thế Hệ 2 của Dược phẩm Nhất Nhất dành riêng cho người bệnh dạ dày. 

Sản phẩm không chỉ đem lại hiệu quả nhanh trong việc khắc phục các triệu chứng bệnh, như chỉ khoảng 3 đến 5 ngày để cải thiện tình trạng đau thương vị, phục hồi chức năng dạ dày, đẩy lùi bệnh mà còn hạn chế được tối đa nguy cơ bệnh tái phát nhiều năm (khoảng 3 năm hoặc hơn) nhờ cơ chế tác động tới đúng căn nguyên gây bệnh.

V - Cách kiểm soát cơn đau thắt vùng thượng vị hiệu quả

Để hạn chế tối đa những cơn đau thượng vị kéo dài hoặc xảy ra bất chợt bạn cần có biện pháp phòng ngừa tốt nhất. Ngoài việc tuân thủ phác đồ điều trị từ bác sĩ, bạn cần chú ý đến chế độ và cách thức ăn uống, sinh hoạt thường ngày, cụ thể là:

  • Chỉ nên dung nạp đồ ăn đã được nấu chín kỹ, ưu tiên chế biến bằng cách luộc hoặc hấp để hạn chế dầu mỡ.
  • Thái nhỏ đồ ăn, ăn chậm, nhai kỹ để cải thiện hoạt động của hệ tiêu hóa và tăng hấp thụ dưỡng chất.
  • Chia nhỏ bữa ăn và ăn thành nhiều bữa để dễ dàng kiểm soát lượng calo và tránh gây áp lực cho dạ dày.
  • Ăn thức ăn có nhiệt độ từ 50 - 60 độ C, hạn chế ăn đồ quá lạnh hoặc quá nóng để không làm tổn hại đến men răng và đường ruột.
  • Hạn chế tiêu thụ thực phẩm quá khô hoặc quá cứng để tránh tình trạng khó tiêu, tổn thương đường ruột.
  • Nên nghỉ ngơi ít nhất 30 phút sau bữa ăn, không hoạt động thể chất mạnh, đọc sách báo hoặc suy nghĩ nhiều.
  • Cân bằng giữa thời gian làm việc và nghỉ ngơi sao cho hợp lý, tập thói quen ngủ sớm, thư giãn tinh thần, không để bản thân bị căng thẳng, lo âu kéo dài.

Đau thượng vị là dấu hiệu cảnh báo những tình trạng bệnh lý bất thường mà bạn không nên chủ quan. Nếu những cơn đau xảy ra liên tục, đau dữ dội không ngớt khi dùng thuốc hoặc thực phẩm bổ sung thì hãy ngay lập tức đến các cơ sở y tế uy tín để thực hiện xét nghiệm chẩn đoán chính xác nguyên nhân và tìm ra phương án điều trị phù hợp nhất.

thông tin tư vấn

Lên đầu trang
Loading