4 bài tập giúp cân bằng nội tiết tố nữ - Bạn nên áp dụng ngay!

2022-11-25 14:04:00

Nhà nội tiết học - TS.Yasmin Akhunji của Paloma Health nói rằng: ”Tập thể dục đã được chứng minh có tác dụng làm giảm mức độ căng thẳng và điều chỉnh hormone cơ thể, chẳng hạn như insulin”.

I. Nguyên nhân nào gây mất cân bằng nội tiết tố?

Nằm trong hệ thống nội tiết, hormone có vai trò vô cùng quan trọng trong việc giao tiếp với các mô và cơ quan thông qua dòng máu. Điều đó tương tự rằng mọi hoạt động liên quan đến nội tiết đều do hormone quyết định.

Ví dụ: corticosteroid có chức năng duy trì hàm lượng đường trong máu, huyết áp, cân bằng muối và nước. Trong khi đó, cortisol hoạt động như một hormone cảnh báo giúp cơ thể thích nghi với căng thẳng. 

Đây chỉ là hai trong hơn 50 loại hormone có trong cơ thể con người, mỗi hormone sẽ giữ một vai trò riêng. 

Bất cứ hormone nào bị ảnh hưởng đều tác động xấu đến tâm sinh lý, dù cho hormone ấy giữ vai trò trọng điểm hay không nó cũng gây ra một số tác động nhất định hoặc ảnh hưởng làm giảm chức năng của hormon khác.

Đa số nguyên nhân gây mất cân bằng nội tiết tố đều đến từ tuổi tác, nhưng cũng thể bỏ qua một số nguyên nhân đóng vai trò quan trọng không kém: căng thẳng, mệt mỏi kéo dài, tác động từ môi trường, bệnh lý, hoá - xạ trị, các khối u hay phản ứng từ thuốc điều trị bệnh. 

bài tập cân bằng nội tiết tố nữ

Tuổi tác là một trong những nguyên nhân chính ảnh hưởng đến cân bằng nội tiết tố

>>> XEM THÊM: 13 cách bổ sung nội tiết tố từ thiên nhiên

II. Tập thể dục tác động nên những loại hormone nào?

Phần lớn mọi người đều chăm chăm tìm đến những sản phẩm bổ sung nội tiết tố mà quên mất rằng, hoạt động thể chất cũng là chìa khóa cải thiện tốt vấn đề này. 

Tập thể dục là một giải pháp hiệu quả kích thích các chất dẫn truyền cảm giác dễ chịu, tăng cường sức khoẻ tổng thể. 

1. Dopamine

Rất nhiều nghiên cứu cho thấy việc rèn luyện thể dục hàng ngày có liên quan mật thiết đến nồng độ dopamine trong não bộ. Dopamine hay còn có tên gọi khác là hormone hạnh phúc có tác dụng lan truyền những cảm xúc tích cực, tăng cường các chất dẫn truyền cảm giác hưng phấn và vui vẻ.  

Cụ thể, tăng cường thể chất giúp tăng đáng kể lượng dopamine trong não bộ từ đó giúp làn giảm căng thẳng, mệt mỏi, thậm chí là cải thiện chứng trầm cảm. 

Khi nồng độ dopamine tăng lên, cảm giác bực tức căng thẳng cũng được loại bỏ đáng kể, giúp tinh thần phấn chấn và thoải mái hơn.

Rèn luyện thể dục hàng ngày giúp làm tăng dopamine - hormone hạnh phúc trong não bộ

Rèn luyện thể dục hàng ngày giúp làm tăng dopamine - hormone hạnh phúc trong não bộ

2. Serotonin

Hàng triệu người trên thế giới đã và đang bị mất ngủ triền miên, hoặc tệ hơn là ngừng thở khi ngủ. Họ luôn phải tìm đến các dụng cụ hỗ trợ giấc ngủ để cải thiện tình trạng này. 

Tuy nhiên các chuyên gia khuyến cáo rằng, cách đơn giản nhất để tối ưu hoá hội chứng này là tập thể dục lành mạnh. Việc tập thể dục giúp cơ thể giải phóng lượng lớn serotonin, thúc đẩy giấc ngủ sâu và ngon hơn. Nồng độ serotonin tăng cũng làm tăng tính tích cực đến tâm trạng, hành vi xã hội, cảm giác thèm ăn, tiêu hoá, trí nhớ và khả năng tình dục. 

3. Testosterone

Testosterone là hormone liên quan đến khối lượng cơ bắp, thể chất, ham muốn tình dục và số lượng tinh trùng của nam giới.

Tuổi càng cao, testosterone càng giảm. Tuy nhiên bạn hoàn toàn có thể cải thiện bằng việc thường xuyên tập thể dục, điều này làm chậm tốc độ lão hoá và cải thiện lại nồng độ testosterone. 

4. Estrogen

Theo thời gian, bước vào thời kỳ tiền mãn kinh hoặc mãn kinh, hormone estrogen ở nữ giới bị suy giảm đáng kể. 

Các chị em có thể cải thiện mất cân bằng nội tiết bằng cách thể thể dục thể thao, hoạt động thể chất giúp tăng cải thiện nồng độ estrogen bị thiếu hụt, giảm nhẹ hoặc loại bỏ các triệu chứng mãn kinh khó chịu.

Việc kết hợp giữa rèn luyện thể lực và các bài tập luyện tốt cho tim mạch giúp tối đa hóa lợi ích cho sức khỏe và tăng lượng hormone. Cường độ tập luyện càng cao, các hormone này được giải phóng càng nhiều. Tính nhất quán, tập luyện đều đặn cũng là chìa khóa để duy trì dòng hormone khỏe mạnh ổn định khắp cơ thể bạn. Tập luyện thể dục là một quá trình và kết quả không xảy ra ngay lập tức chỉ qua một đêm. 

>>> XEM THÊM: Rối loạn nội tiết tố nữ nên uống gì?

III. Các bài tập giúp cân bằng nội tiết tố nữ

Tuỳ từng bài tập, loại hình tập mà tác dụng cân bằng nội tiết tố sẽ khác nhau. Tuy nhiên đa phần mức độ tập luyện càng cao thì lượng hormone giải phóng được càng nhiều. Bạn có thể tham khảo một vài gợi ý sau cho quá trình tập luyện của mình:

1. Tập thể dục thường xuyên giúp tăng cường sản xuất hormone cân bằng nội tiết tố

Rèn luyện thể chất hàng ngày giúp duy trì một sức khỏe ổn định, cân bằng, hỗ trợ giấc ngủ và tăng cường hormone nội tiết trong cơ thể. 

Tập thể dục còn giúp cơ thể điều tiết sản xuất và phân bố hormone đi khắp cơ thể, tăng cường khả năng miễn dịch, đào thải glucose dư thừa để bảo vệ cơ thể khỏi bệnh lý trầm cảm. 

Mới đầu mọi người không nên trực tiếp tập các bài luyện với cường độ cao, mà hãy từ từ duy trì các bài tập nhẹ nhàng và phù hợp với cơ thể. Sau đó hay tăng mức độ tập luyện để tránh tác dụng bị phản ngược lại.

2. Massage cải thiện tuần hoàn máu vùng xương chậu

Đây là các thao tác kỹ thuật xoa, ấn từ bàn tay đến vùng lưng, xương chậu giúp thư giãn cơ xương khớp, mô mềm bên cạnh. Nhờ vậy mà hệ cơ xương và dây thần kinh được cải thiện đáng kể, giảm tình trạng căng và đau tại đây. 

Bạn có thể kết hợp massage với dầu nóng hoặc các loại tinh dầu để đạt hiệu quả tốt nhất có thể.

3. Bài tập Yoga cân bằng nội tiết

Với khả năng làm chậm tốc độ lão hoá, đẩy mạnh quá trình trao đổi chất, cân bằng estrogen, Yoga ngày càng được chị em ưa chuộng tập luyện và trở nên phổ biến rộng rãi. 

Bài tập Yoga cân bằng nội tiết tố nữ hiệu quả

Bài tập Yoga cân bằng nội tiết tố nữ hiệu quả

Ngoài ra, Yoga còn tăng cường lưu thông khí huyết, khai thông kinh mạch giúp tăng cường tâm sinh lý nữ, kéo lại ham muốn và cảm giác tuyệt vời khi yêu. 

Cơ xương khớp cơ thể cũng trở nên dẻo dai và linh hoạt hơn nhờ yoga.

Các bài tập Yoga đơn giản và dễ thực hiện mà bạn có thể áp dụng là: tư thế rắn hổ mang, tư thế cây cầu, tư thế con thỏ, tư thế vòng hoa, ngồi thiền…

4. Aerobic (thể dục nhịp điệu)

Các nghiên cứu đều cho thấy rằng aerobic có khả năng làm giảm căng thẳng, cải thiện giấc ngủ, thư giãn tinh thần và giảm các triệu chứng trầm cảm. 

Aerobic giúp lưu thông mạch máu trong cơ thể, kích thích hormone phân bố đến các mô và cơ quan nhanh chóng, tăng khả năng mẫn cảm và dẫn truyền cảm giác.

Bài tập Aerobic cân bằng nội tiết

Aerobic giúp lưu thông mạch máu, kích thích tăng hormone nội tiết

Mặc dù hoạt động thể chết có tác dụng rất lớn trong việc cân bằng nội tiết tố cơ thể, tuy nhiên chị em cũng cần giữ cho mình một chế độ ăn uống hợp lý và bổ sung thêm nội tiết tố từ bên ngoài. 

Chế độ ăn nhiều chất xơ, vitamin và khoáng chất, omega 3 và 6 giúp bổ sung vi chất dồi dào cho cơ thể, bổ sung hormone bị thiếu hụt, giữ cho làn da luôn khoẻ mạnh, căng bóng và hồng hào. 

Kết hợp bài tập cân bằng nội tiết tố cùng chế độ ăn nhiều chất xơ, giàu vitamin và khoáng chất...

Kết hợp bài tập cân bằng nội tiết tố cùng chế độ ăn nhiều chất xơ, giàu vitamin và khoáng chất...

Các bài tập cân bằng nội tiết tố rất tốt cho điều chỉnh cân bằng nội tiết tố nữ và sức khỏe cơ thể phái đẹp, tuy nhiên nếu chỉ tập trung rèn luyện thôi là chưa đủ. Chị em nên duy trì lối sống lành mạnh, chăm sóc bản thân, bổ sung dinh dưỡng từ các loại thực phẩm và sản phẩm để tình trạng mất cân bằng nội tiết được cải thiện hiệu quả nhất.

thông tin tư vấn

Bài viết liên quan

Lên đầu trang
Loading
SP Hữu ích Khuyến mãi
Sản phẩm
Liên hệ