7 Cách chữa đau khớp gối ở người già tại nhà Hiệu Quả, Dễ thực hiện

2023-05-15 13:02:31

Chứng đau khớp gối ở người già theo thống kê là khá phổ biến, tuy nhiên không phải bất cứ ai khi về già cũng sẽ bị và không thể tránh khỏi. Hoặc nếu có mắc phải thì cũng có rất nhiều cách điều trị. Chúng tôi sẽ chia sẻ tới bạn về nguyên nhân, triệu chứng của bệnh và những cách chữa đau khớp gối ở người già tại nhà đơn giản, hiệu quả nhất. Cùng tìm hiểu chi tiết ở bài viết dưới đây.

I - Những nguyên nhân gây đau khớp gối ở người già

Theo các bác sĩ, một trong những lý do phổ biến nhất gây ra chứng đau khớp gối ở người già là do sự thoái hóa khớp. Khi càng về già, phần sụn bao bọc quanh khớp gối sẽ ngày càng bị hao mòn và giảm khả năng tái tạo. Lúc này xương đùi và xương chân sẽ dễ bị va chạm và ma sát vào nhau hơn, do đó sẽ tạo ra những cơn đau nhức gối ở người cao tuổi. Ngoài ra cơn đau cũng có thể bắt nguồn từ những lý do sau:

  • Viêm khớp gối: Người già luôn là đối tượng dễ gặp tình trạng viêm xương khớp nhất. Có thể là chứng viêm khớp dạng thấp (khi hệ miễn dịch tự tấn công vào sụn khớp) hoặc viêm khớp do thoái hóa. Sự va chạm xương khi bị thoái hóa khớp sẽ tạo ra các kích thích mạnh tới các mô mềm xung quanh đầu gối và có thể gây viêm nhiễm, sưng tấy.
  • Chấn thương: Là một trong những nguyên nhân trực tiếp gây đau khớp gối ở người lớn tuổi, tác động mạnh từ va đập chấn thương có thể làm tổn thương dây chằng chéo trước hoặc sau, làm biến dạng cấu trúc của khớp. Từ đó khiến cho người bệnh cảm thấy đau nhức dữ dội, kể cả khi không hoạt động thì cơn đau vẫn diễn ra. Cần phải khắc phục kịp thời tình trạng chấn thương, bởi vốn dĩ người già thường phục hồi tổn thương khớp gối chậm hơn so với người trẻ, cộng với sức đề kháng yếu nên cần được chăm sóc đặc biệt.
  • Do yếu tố thời tiết: “Trái gió, trở trời”, thời tiết đột ngột thay đổi từ nóng sang lạnh hoặc ngược lại có thể làm cho mạch máu, dây thần kinh, gân cơ co giãn bất thường. Từ đó làm ảnh hưởng đến cấu trúc, hoặc hoạt động của khớp gối. Khi đó, người già sẽ cảm thấy đau nhức nhối ở vùng khớp gối. Đặc biệt, triệu chứng đau sẽ thường dữ dội hơn khi người già đã mắc các bệnh ở khớp gối như: viêm khớp gối, bệnh gout, viêm bao hoạt dịch khớp gối, rách sụn chêm khớp…
  • Thừa cân, béo phì: làm gia tăng áp lực lớn lên khớp gối, và có thể làm tổn thương cấu trúc khớp gối ở người già. Từ đó dẫn đến tình trạng đau khớp ở người già. Ngoài ra, thừa cân cũng làm tăng nguy cơ gây viêm khớp gối, và làm người bệnh phải chịu đựng nhiều cơn đau tại vị trí này.
  • Viêm bao hoạt dịch đầu gối: Bao hoạt dịch chứa chất lỏng có tác dụng làm giảm ma sát giữa 2 đầu xương ở khớp gối, đồng thời giúp cho gân, cơ, dây chằng xung quanh khớp gối có thể hoạt động linh hoạt, trơn tru và dễ dàng hơn. Túi hoạt dịch khi viêm sẽ giảm khả năng hấp thụ lực, giảm khả năng tái tạo nên sẽ khiến cho các đầu xương và mô mềm xung quanh khớp gối va chạm với nhau ngày càng nhiều hơn, gây ra cơn đau nhức và viêm sưng quanh gối.
  • Viêm gân bánh chè: Xảy ra khi khi khớp gối cử động nhiều quá mức hoặc tập luyện thể thao không được khởi động từ trước. Điều này làm ảnh hưởng đến lưu lượng tuần hoàn máu xung quanh khớp gối, gây sưng đau. Cơn đau có thể ngày càng tăng lên nhiều khi đi lên xuống cầu thang, ngồi xổm hoặc khi vận động nhiều.
  • Bệnh gout: Đối với bệnh nhân mắc bệnh gout, cơ thể thường rối loạn chuyển hóa axit uric, khiến cho tinh thể urat tích tụ nhiều trong khớp gối. Nếu người già không được chữa trị đúng cách thì có thể làm khớp gối bị biến dạng, đau nhức mỏi. Nguy hiểm hơn nữa là có thể dẫn đến không cử động chân, tàn phế.
  • Các thói quen xấu: Một số thói quen không tốt trong sinh hoạt cũng tác động trực tiếp lên khớp gối, làm căng cơ hoặc co cơ khớp gối, ảnh hưởng lưu thông tuần hoàn máu xung quanh khớp gối và làm đau khớp gối ở người lớn tuổi. Có thể kể đến một số thói quen xấu như: vận động sai tư thế trong tập luyện thể dục thể dao, trong lúc ngồi làm việc, chơi thể thao với cường độ cao, đứng hoặc ngồi quá lâu mà không đổi tư thế… Ngoài ra, một số thói quen như hút thuốc lá, uống nhiều rượu bia… cũng là tăng nguy cơ gây đau khớp gối, làm khô khớp gối và làm cho hệ xương yếu dần đi.

nguyên nhân khiến người già bị đau khớp gối

II - Những triệu chứng thường gặp ở người già khi bị đau khớp gối

Cảm giác đau nhức khớp gối thường diễn ra âm ỉ hoặc đột ngột khiến cho người cao tuổi thấy khó chịu, không muốn đi lại hay hoạt động nhiều. Bên cạnh đó, cơn đau có thể còn đi kèm với một số triệu chứng khác như:

  • Bề mặt da quanh gối bị sưng to, tấy đỏ.
  • Khó thực hiện các động tác vùng khớp gối như: co gập hay duỗi thẳng. Hoặc nếu cố gắng cử động thì cũng đau nhức khó chịu.
  • Dây thần kinh điều khiển vùng đùi và cẳng chân bị chèn ép và tổn thương, khiến việc vận động ở chân bị hạn chế, sức mạnh cơ bắp ở quanh khớp gối cũng yếu dần đi.
  • Nếu tình trạng đau khớp gối ở người già có liên quan đến viêm khớp thì có thể làm cho sự kết nối giữa các sụn khớp không còn được chắc chắn. Người già khi vận động thì khớp sẽ phát ra các tiếng lạo xạo.
  • Chân bị tê bì: Các dây thần kinh ngoại vi điều khiển hoạt động của chân đều bị ảnh hưởng, khiến cho cảm giác ở chân tê bì như kiến bò.
  • Khi tình trạng bệnh tiến triển nghiêm trọng có thể làm cho vùng da chân tái nhợt, da quanh khớp gối lạnh (không còn ấm nóng do thiếu máu nuôi dưỡng), khớp gối có thể mất khả năng cử động, gây nguy hiểm trong quá trình vận động.

biểu hiện của chứng đau khớp gối ở người già

III - Chẩn đoán bệnh đau gối ở người già như thế nào?

Để có thể chẩn đoán chính xác nguyên nhân và tình trạng đau khớp gối ở người lớn tuổi, bác sĩ có thể tiến hành các phương pháp chẩn đoán như sau:

1. Chẩn đoán theo tiêu chuẩn ACR

ACR là tên viết tắt của Hiệp hội Thấp khớp học Hoa Kỳ ((American College of Rheumatology). Các tiêu chuẩn chẩn đoán đau khớp của Hiệp hội Thấp khớp học Hoa Kỳ bao gồm:

  • Có xuất hiện gai xương ở rìa khớp hay không?
  • Tính chất của dịch khớp thế nào, có phải là dịch thoái hóa không?
  • Thời gian cứng khớp có dưới 30 phút không?
  • Tuổi tác của người bệnh.
  • Khi khớp cử động có xuất hiện tiếng lục cục không.

chẩn đoán chứng đau gối ở người cao tuổi

2. Chẩn đoán hình ảnh

Đây là phương pháp chẩn đoán cực kỳ chính xác, giúp bác sĩ phát hiện ra mức độ viêm, tổn thương khớp hoặc những vấn đề bất thường trong cấu trúc của khớp gối.

Một số hình thức chẩn đoán hình ảnh để xác định tình trạng đau khớp gối ở người già bao gồm:

  • Chụp Xquang: Cách chẩn đoán này có thể giúp phát hiện ra gai xương, thoái hóa khớp gối gây ra đau khớp.
  • Siêu âm khớp gối: Phương pháp này có thể đánh giá tình trạng sụn khớp, các khe hẹp của khớp, màng hoạt dịch khớp, hoặc bất thường trong ổ khớp.
  • Nội soi khớp: Giúp quan sát trực tiếp hình ảnh tổn thương ở khớp gối với các mức độ khác nhau, có thể là tổn thương ở sụn khớp. Có thể kết hợp nội soi khớp với sinh thiết màng hoạt dịch khớp để phát hiện nguyên nhân gây ra đau khớp.
  • Chụp MRI: Có thể quan sát được hình ảnh khớp gối theo không gian 3 chiều, phát hiện được tổn thương ở dây chằng, màng hoạt dịch và sụn khớp.

IV - Những cách chữa đau khớp gối ở người già tại nhà

Thông thường người cao tuổi luôn quan tâm tới các phương pháp chữa đau khớp gối tại nhà, một phần vì các phương pháp này sẽ tiện lợi và thường dễ thực hiện. Mặt khác họ cũng không muốn can thiệp y tế quá nhiều, đặc biệt là phẫu thuật do lo ngại vấn đề tuổi tác. Ngoài ra người già cũng thường có nhiều thời gian và cẩn trọng hơn, nên các cách điều trị tại nhà dù tốn thời gian cũng không hẳn là vấn đề lớn với nhóm đối tượng này.

1. Sử dụng thuốc Tây y

Người già bị đau khớp đầu gối có thể sử dụng một số loại thuốc Tây để điều trị bệnh. Một số loại thuốc thường được sử dụng nhất bao gồm: Thuốc chống viêm không steroid (ibuprofen, naproxen, diclofenac), Thuốc chống viêm steroid (corticosteroids) hay thuốc gây tê cục bộ.

Tuy nhiên người cao tuổi khi sử dụng các loại thuốc này cần phải được bác sĩ chuẩn đoán và đồng ý. Bởi vấn đề tuổi tác, chức năng gan thận suy giảm, sức khỏe tổng thể có thể sẽ bị tác động lớn bởi tác dụng phụ mà các loại thuốc tây mang lại.

người già đau khớp gối nên uống thuốc

2. Uống thuốc Đông y

Nhóm thuốc tây y được sử dụng phổ biến vì hiệu quả của nó đem lại nhanh chóng, tuy nhiên, nếu lạm dụng sẽ dễ gây ra một số tác dụng phụ làm hại dạ dày, gan, thận… Vì vậy, ngoài thuốc tây ra, người già có thể sử dụng thuốc đông y hỗ trợ điều trị cơn đau khớp gối.

Với Đông y thế hệ 2, đem lại hiệu quả vượt trội không kém gì thuốc tây, khi nó đã được khẳng định và được coi là thuốc điều trị chủ đạo, dùng được ngay cả khi tình trạng đau khớp gối trong trường hợp nặng, đã được thực hiện nghiên cứu lâm sàng.

Tham khảo viên khớp Ngự y mật phương của Nhất Nhất, được sản xuất tại nhà máy đạt chuẩn GMP - WHO, vừa giúp người cao tuổi giảm đau nhanh, ngăn chặn khả năng tái phát (hoặc tái phát với triệu chứng nhẹ hơn) và đặc biệt, sản phẩm không tích nước, gây hại dạ dày, gan, thận…

XEM THÊM: Các loại thuốc điều trị chứng đau khớp gối

3. Xoa bóp, massage khớp gối

Tự xoa bóp hoặc massage đầu gối là cách trị chứng đau khớp gối cho người cao tuổi cực kỳ đơn giản. Người già có thể thực hiện ở bất cứ đâu, bất cứ khi nào cảm thấy đau nhức và có thể tự mình thực hiện. Nếu có điều kiện có thể nhờ bác sĩ có chuyên môn thực hiện kỹ thuật xoa bóp trị đau khớp gối bài bản sẽ tốt hơn. Ngoài ra cũng cần chú ý không phải trường hợp đau nhức đầu gối nào cũng thực hiện xoa bóp & cần tránh xoa bóp trực tiếp vào vị trí đau.

Xoa bóp, mát xa khớp gối

4. Chườm nóng, lạnh

Liệu pháp dùng nhiệt để chữa đau khớp gối cho người cao tuổi cũng được sử dụng rất phổ biến. Nhiệt nóng hoặc lạnh sẽ giúp làm giãn cơ, tăng lưu thông máu hoặc giảm sưng rất tốt. Bạn có thể sử dụng khăn nhúng nước nóng, nước lạnh hoặc bọc đá để chườm lên vùng đầu gối bị đau. Lưu ý rằng nếu khi áp dụng phương pháp này mà cảm giác đau tăng lên, bạn cần dừng ngay và tới gặp bác sĩ kiểm tra.

Chườm lạnh vào vùng khớp gối bị đau nhức

5. Dùng các bài thuốc dân gian trị đau khớp gối cho người già

Việc sử dụng các loại thảo dược tự nhiên cũng là cách được dân gian xưa áp dụng để hỗ trợ cải thiện cơn đau hiệu quả. Người cao tuổi có thể sử dụng một vài bài thuốc dưới đây:

5.1. Lá ngải cứu

Không chỉ được dùng để chế biến các món ăn, mà lá ngải còn được sử dụng phổ biến trong điều trị bệnh. Trong đông y, cây ngải cứu khả năng sát trùng, kháng viêm, giảm đau khớp khá hiệu quả.

Bài thuốc thực hiện như sau:

  • Rang ngải cứu với muối tinh đến khi nóng, sau đó đổ tất cả ra một chiếc khăn mềm, sạch, sau đó buộc lại rồi chườm lên vị trí khớp gối bị đau. Áp dụng đều đặn hằng ngày, bạn sẽ thấy cơn đau khớp gối được cải thiện đáng kể.
  • Ngoài ra, người bệnh có thể sử dụng lá ngải tươi, sạch đun lấy nước uống, mỗi ngày khoảng 100ml.
Bài thuốc dân gian chữa đau khớp gối hiệu quả

5.2. Cây tầm gai

Loại cây này mang lại rất nhiều lợi ích đối với cuộc sống hằng ngày, đặc biệt nó có thể đem lại hiệu quả trong điều trị hỗ trợ các bệnh lý về cơ xương khớp.

Bài thuốc thực hiện như sau:

  • Chuẩn bị khoảng 50g rễ cây và khoảng 1 lít rượu trắng.
  • Sau đó đem rễ đi rửa sạch, loại bỏ đất rồi cắt thành nhiều khúc ngắn để vào bình thủy tinh.
  • Sau đó đổ rượu vào ngâm cùng rễ tầm gai, để khoảng 1 tuần giúp 2 hỗn hợp ngấm đều vào nhau.
  • Sau khi đã ngấm, người bệnh đau khớp có thể uống mỗi ngày khoảng 20ml chia làm 2 lần sau mỗi bữa ăn.

5.3. Lá lốt

Đây cũng là loại lá được sử dụng phổ biến để cải thiện cơn đau khớp gối và tình trạng xương khớp khác.

  • Lấy phần thân cây và lá cây đem đi phơi khô, sau đó cất đi dùng dần, mỗi lần lấy ra khoảng 5g sắc với 2 bát nước và giữ lại khoảng 1 bát nước để uống sau mỗi bữa ăn tối.
  • Ngoài ra, người bệnh có thể kết hợp lá lốt với ngải cứu, đem đi nghiền nát, cho vào xào nóng với giấm, sau đó chườm vào khớp gối để giảm bớt cơn đau, thực hiện đều đặn mỗi ngày 2 - 3 lần.

6. Tập một số động tác trị đau khớp gối

Có một số động tác khá đơn giản, nhẹ nhàng nhưng hỗ trợ chữa đau khớp gối cho người già rất tốt. Khi luyện tập những động tác này hàng ngày thì các bộ phận như khớp, cơ đùi, cơ chân, sụn sẽ được làm nóng thường xuyên và hạn chế tình trạng xơ cứng gây đau. Quan trọng là người cao tuổi cần kiên trì thực hiện mỗi ngày.

  • Bài số 1: Nằm đặt lưng trên sàn, sau đó duỗi thẳng 2 chân, dùng chân phải co lên về phía sát ngực, sau đó giữ nguyên vài giây, rồi dần dần thả lỏng và đưa chân về vị trí ban đầu. Thực hiện tương tự với chân trái, mỗi bên thực hiện 10 lần.
  • Bài số 2: Bài tập bước lên cầu thang, bước một chân lên bậc sau đó thả xuống và đổi bên, thực hiện liên tục như đang đi cầu thang.
  • Bài số 3: Lấy một cái ghế không tựa, và từ từ thực hiện động tác đứng lên ngồi xuống, thực hiện đều đặn, nhịp nhàng trong khoảng 1 phút, nên chú tâm vào việc sử dụng lực của đôi chân.
  • Bài số 4: Đứng thẳng, vịn tay vào ghế sau đó ngồi gập đầu gối lại, thực hiện liên tục khoảng 10 lần và lưu ý lưng phải luôn thẳng.

ĐỌC NGAY: Các bài tập chữa đau khớp gối hiệu quả

trị đau khớp gối cho người già bằng các bài tập

V - Những lưu ý cho người cao tuổi khi chữa chứng đau khớp gối

1. Đi bộ, vận động nhẹ nhàng mỗi ngày

Nếu vì đau nhức khớp gối mà người già lười vận động, thì điều này sẽ càng khiến cơn đau nghiêm trọng hơn. Vì vậy, bạn cần dành một chút thời gian mỗi ngày để cơ thể được hoạt động ở mức nhẹ nhàng, vừa phải.

Tốt nhất hãy dành ra khoảng 30 phút mỗi ngày đi bộ nhẹ nhàng sẽ giúp khớp gối được dẻo dai, dễ vận động hơn. Xây dựng thói quen đi bộ hằng ngày, có thể vào buổi sáng hoặc chiều tối, tùy vào thời gian rảnh của mỗi người.

Thường xuyên đi bộ, thể thao nhẹ nhàng

2. Kiểm soát cân nặng

Việc thừa cân béo phì sẽ dễ tạo áp lực cho khớp gối, khi đầu gối gần như là bộ phần chịu toàn bộ lực của cả cơ thể. Chính vì vậy, việc kiểm soát cân nặng là rất cần thiết, người cao tuổi cần chú ý tới chế độ ăn của mình nhiều hơn, hãy xây dựng một chế độ ăn gồm nhiều loại rau củ, trái cây, bớt chế độ thịt, mỡ động vật và các chất béo không tốt khác.

3. Bổ sung canxi đầy đủ

Người già cũng nên chú ý bổ sung vừa đủ lượng canxi cần thiết trong ngày để giúp cơ thể tăng cường khả năng hấp thu canxi vào cơ thể tốt hơn. Tránh bổ sung thừa sẽ có nguy cơ xuất hiện một số tác dụng phụ. Ngoài ra người cao tuổi cũng cần cung cấp đủ lượng vitamin D từ ánh nắng mặt trời hoặc từ các sản phẩm bổ sung khác.

Nên bổ sung canxi cho người già để phòng tránh đau khớp gối

4. Sinh hoạt điều độ

Để giảm tối đa các cơn đau nhức khớp gối ở người già thì một chế độ sinh hoạt điều độ cần được quan tâm và nghiêm túc thực hiện, người lớn tuổi cần lưu tâm một số vấn đề cơ bản sau:

  • Tránh cử động đột ngột hay tác động mạnh vào đầu gối.
  • Chú ý độ cao của ghế ngồi để tránh áp lực lên xương khớp gối.
  • Sử dụng xe đẩy, gậy,... nếu cảm thấy cơn đau làm khó khăn khi di chuyển.
  • Nghỉ ngơi và không gắng sức mỗi khi cảm thấy đau, hãy để khớp gối nghỉ ngơi vào lúc đó.
  • Không hút thuốc, bia rượu và các chất kích thích khác.

Hy vọng rằng những cách chữa đau khớp gối cho người già tại nhà trên đây sẽ giúp được nhiều người nhanh chóng khỏi bệnh, hạn chế đau nhức. Nếu cần thêm thông tin hay nhu cầu sử dụng sản phẩm vui lòng liên hệ với chúng tôi.

Lên đầu trang
Loading