Người bệnh đau dạ dày có nên ăn chuối không? 4 chú ý khi ăn

2022-11-18 11:03:00

Chuối là thực phẩm giàu dưỡng chất không những vậy còn dễ mua với chi phí cực rẻ. Người bị đau dạ dày có ăn chuối được không là băn khoăn của nhiều người khi mắc bệnh liên quan đến hệ tiêu hóa. Nếu người đau bao tử ăn được chuối thì nên sử dụng vào thời điểm nào là hợp lý nhất? Tập hợp câu hỏi này sẽ được chúng tôi giải đáp chi tiết ở nội dung dưới đây.

I - Chuối có nhiều lợi ích đối với sức khỏe

Chuối thuộc nhóm quả bình dân tại Việt Nam và xuất hiện nhiều chủng loại khác nhau. Trong chuối chứa nhiều dưỡng chất tuyệt vời cho hệ tiêu hóa và tim mạch. Chuối còn sở hữu các chất hỗ trợ giảm cân, cải thiện sức khỏe toàn diện như:

  • Chuối gồm nhiều Kali, có khả năng điều hòa nhịp tim, giãn thành mạch và cân bằng huyết áp ổn định từ đó hạn chế bệnh tim mạch. Chất kali từ chuối còn đào thải natri qua nước tiểu và hỗ trợ cơ xương khớp ở người già cực tốt.
  • Vitamin C trong chuối giúp cải thiện đề kháng, tự chữa lành các tế bào thương tổn và bảo vệ cơ thể trước yếu tố gây hại.
  • Vitamin B6 cải thiện hoạt động trao đổi chất và nâng cao trí tuệ cho trẻ nhỏ.
  • Chuối sở hữu 3gr chất xơ/1 quả chuối nên ổn định chức năng đường ruột. giảm viêm nhiễm và kiểm soát cân nặng cực hiệu quả.

Ngoài ra, chuối cung cấp lượng carbohydrate vừa đủ nên không tác động xấu đến bệnh nhân tiểu đường. Đồng thời lượng prebiotic ở chuối sẽ nuôi dưỡng lợi khuẩn đường ruột, hạn chế nấm men và nhiễm trùng đường tiêu hóa.

đau dạ dày ăn chuối được không

Chuối chín là "thần dược" trong chữa trị các chứng liên quan đến dạ dày

XEM THÊM: Đau dạ dày có uống được tâm sen không?

II - Đau dạ dày có ăn chuối được không?

Chuối sở hữu nhiều chất tốt cho hệ tiêu hóa nên giúp đẩy lùi nhanh các biểu hiện đau dạ dày nhanh chóng. Người bệnh dạ dày được khuyến khích ăn chuối vì loại quả này chứa nhiều dưỡng chất tốt cho hệ tiêu hóa như

  • Hàm lượng kali trong chuối: Có tác dụng hỗ trợ tiêu hóa, nhuận tràng tốt, cải thiện các cơn đau nhanh chóng. Kali thúc đẩy hoạt động sản sinh chất nhầy để nuôi dưỡng thành niêm mạc dạ dày. Ngoài ra, kali còn kiểm soát tình trạng huyết áp và bảo vệ tim mạch.
  • Enzyme: Nồng độ enzyme trong chuối thực hiện ngăn chặn quá trình hình thành và phát tán của vi khuẩn HP - Nhân tố gây loét và ung thư dạ dày.
  • Thành phần Pectin: Có nhiệm vụ hỗ trợ tiêu hóa, thuyên giảm các biểu hiện đau dạ dày điển hình. Đặc biệt pectin và tinh bột trong chuối giúp giảm đường huyết sau khi ăn uống.
  • Chuối giàu chất xơ Prebiotics: Thành phần này giúp chúng làm sạch đường ruột và chống chọi với các vấn đề các vấn đề liên quan đến tiêu hóa.
  • Hoạt chất Delphinidin: Kìm hãm sự phát triển của các khối u gây ung thư dạ dày.

Ăn chuối tốt cho dạ dày tuy nhiên người bệnh dạ dày tránh việc sử dụng chuối xanh. Trong chuối xanh chứa lượng tinh bột lớn gấp 12 lần khiến tốc độ tiêu hóa khó khăn gây chứng đầy bụng, khó tiêu.

Ngoài ra người bị đau dạ dày kèm hội chứng ruột kích thích, dị ứng chuối, cơ thể không dung nạp fructose nên loại bỏ chuối khỏi thực đơn. Nếu cố tình ăn chuối có nguy cơ bị thừa khí, thở khò khè, khó phân hủy thức ăn hoặc đau bụng dữ dội.

III - Người đau dạ dày ăn chuối cần chú ý gì?

Chuối được đánh giá cao trong việc cải thiện cơn đau nhưng ăn chuối không đúng cách có thể xảy ra tổn thương không mong muốn. Để chuối phát huy tác dụng với người đau dạ dày thì người bệnh chú ý đến vấn đề sau:

4.1 Không ăn chuối xanh

Người bệnh dạ dày chỉ nên ăn chuối chín và tránh xa các loại chuối xanh, chuối ương cũng không nên ăn. Chuối chín chứa nhiều dưỡng chất thúc đẩy hệ tiêu hóa hoạt động hiệu quả và ngăn ngừa sản sinh vi khuẩn HP, khối u gây loét hoặc ung thư dạ dày.

Nếu ăn chuối xanh hoặc chuối ương thì chất nhựa trong chuối sẽ tác động đến niêm mạc dạ dày gây khó chịu cho phần bụng kéo theo chứng đầy bụng, táo bón.

vì sao đau dạ dày sau khi ăn chuối

Người đau dạ dày nên tránh ăn chuối xanh kẻo khiến dạ dày bị quá tải

ĐỌC CHẬM: Đau dạ dày ăn dưa hấu được không?

4.2 Không ăn chuối khi đói

Khi bị đau dạ dày thì thời điểm lý tưởng nhất để sử dụng chuối là sau ăn khoảng 20 - 30 phút. Ngoài ra, chuối có lượng magie và vitamin C lớn nên không phù hợp để ăn khi bụng đói.

Theo đó khi bụng rỗng mà phải tiếp nhận magie, vitamin C tăng đột ngột sẽ gây tổn hại dạ dày. Ngoài ra, axit trong chuối có thể khiến vết loét dạ dày trở nên nghiêm trọng, axit dạ dày tăng sinh nhanh chóng.

4.3 Nên ăn chuối cau, chuối ngự, chuối tây, chuối lá

Theo các chuyên gia, người muốn khắc phục các biểu hiện đau dạ dày nên chọn chuối ngự, chuối tây, chuối cau, chuối lá hơn là chuối xanh. Các giống chuối này có vị ngọt thanh tự nhiên, chín mềm giúp hệ tiêu hóa vận hành tốt đồng thời giản chứng khó tiêu, ợ hơi, ơ chua.

Theo nghiên cứu, trong chuối tiêu có chứa lượng pectin cực lớn, khi dạ dày chứa nhiều pectin sẽ tăng tiết dịch vị và gây chứng buồn nôn, ợ hơi, ợ chua, nóng rát. Ngoài ra, nhựa từ chuối xanh khiến dạ dày cồn cào khó chịu đi kèm chứng táo bón, khó tiêu.

đau dạ dày có ăn được chuối tiêu không

Người đau dạ dày nên ăn chuối ngự để giảm nhanh các dấu hiệu bệnh

THAM KHẢO: Đau dạ dày có nên ăn mướp hương không?

4.4 Sử dụng chuối với lượng phù hợp

Chuối tốt cho sức khỏe nhưng chỉ nên ăn tối đa 2 - 3 quả/ngày để tránh gây phản ứng ngược. Chuối là giống quả có tính hàn nên khi ăn quá mức sẽ làm tăng kali và tannic gây chứng táo bón. Bên cạnh đó, chuối thuốc nhóm quả chứa chất xơ hòa tân dễ gây chứng khó tiêu, đầy hơi khi ăn quá nhiều.

IV - Gợi ý món ăn từ chuối tốt cho người bệnh dạ dày

Chuối chín dễ dàng chế biến thành các món ăn hoặc bài thuốc để giảm các biểu hiện đau dạ dày ổn định. Dưới đây là gợi ý của chúng tôi về các cách sử dụng chuối an toàn, khoa học nhất.

1. Uống sinh tố chuối sữa chua

Sữa chua là sản phẩm có vô số các lợi khuẩn hỗ trợ hoạt động của hệ tiêu hóa. Khi dùng chuối kết hợp với sữa chua tạo nên thức uống thơm ngon, giảm triệu chứng đau dạ dày nhanh chóng.

Chuẩn bị:

  • 1 - 2 quả chuối chín.
  • 1 hộp sữa chua.
  • 250ml sữa tươi.
  • Dao, máy xay, cốc đựng.

Cách thực hiện

  • Chuối lột vỏ sau đó cắt phần thịt chuối thành các khúc nhỏ.
  • Cho chuối, sữa chua và sữa tươi vào máy xay làm nhuyễn.
  • Cần bất máy xay từ mức thấp đến mức cao để các hỗn hợp hòa quyện với nhau.
  • Đổ sinh tố chuối sữa chua ra lý rồi từ từ thưởng thức.
uống sinh tố sữa chua

Uống sinh tố sữa chua có lợi cho người bệnh dạ dày

2. Bánh mì kẹp chuối

Đau dạ dày ăn chuối chín mang đến nhiều lợi ích tuyệt vời cho sức khỏe. Khi dùng chuối phối hợp với bánh mì tạo nên món ăn thơm ngon, giảm các dấu hiệu đau dạ dày. Bánh mì là thực phẩm có khả năng hút bỏ dịch vị và bảo vệ lớp niêm mạc trong dạ dày.

Chuẩn bị:

  • Chuối chín, bánh mì.
  • Phô mai, bơ, sữa chua.

Cách thực hiện:

  • Cắt chuối thành từng khoanh mỏng theo chiều dọc.
  • Cho bơ và sữa chua vào trong bát đừng rồi trộn đều.
  • Phết hỗn hợp đã chuẩn bị đó xung quanh bề mặt của bánh mì.
  • Xếp chuối, phô mai theo thứ tự trên bề mặt của bánh mì sau đó thưởng thức.

3. Làm bánh chuối hấp cốt dừa

Để tăng sự phong phú trong các món ăn và chũa bệnh dạ dày thì bánh chuối là lựa chọn tốt nhất. Vị ngọt thanh của chuối hòa cùng nước dừa thơm ngon hứa hẹn mang đến món ăn chất lượng nhất.

Chuẩn bị:

  • 2 - 3 quả chuối chín.
  • 200gr Bột năng, 100gr bột mì.
  • Đường, muối, vani.
  • Nước cốt dừa.

Cách thực hiện món ăn:

  • Tách vỏ chuối, cắt chuối chia từng khoanh nhỏ sau đó ướp chuối với đường từ 15 - 20 phút.
  • Quan sát thấy đường tan thì cho thêm bột năng, bột mì, muối, nước cốt dừa vào trộn đều.
  • Chuẩn bị xửng hấp và múc phần bánh chuối ra từng khuôn đã tráng dầu.
  • Khi xưng hấp đã bốc hơi thì cho bánh chuối đã chuẩn bị hấp khoảng 5 - 10 phút.
  • Sau 10 phút thì mở xửng hấp rưới thêm cốt dừa lên trên rồi hấp tiếp 5 phút thì tắt bếp.
  • Cho từng phần bánh ra đĩa đựng rồi từ từ thưởng thức.
bánh chuối hấp cốt dừa chữa dạ dày

Món bánh chuối thơm ngon, tốt cho người dạ dày

NÊN BIẾT: Cách chữa đau dạ dày bằng chuối hột

Đau dạ dày ăn chuối được không đã được giải đáp chi tiết ở nội dung bài viết. Tuy chuối mang lại nhiều lợi ích cho cơ thể nhưng không phải cứ ăn là sẽ có tác dụng hỗ trợ mà cần phải có những lưu ý đặc biệt trước khi ăn. Cần bảo vệ niêm mạc dạ dày theo hướng dẫn của các chuyên gia để đạt kết quả như mong muốn.

thông tin tư vấn

Bài viết liên quan

Lên đầu trang
Loading
SP Hữu ích Khuyến mãi
Sản phẩm
Liên hệ