I - Đau dạ dày ăn đậu phụ được không?
Các sản phẩm chế biến từ đậu nành, được sử dụng như một món ăn thông thường hằng ngày. Tuy nhiên, trong một số trường hợp thì ăn đậu nành có thể dẫn đến những biểu hiện khó chịu.
Sau khi ăn đậu phụ hoặc đậu nành, rất có thể xảy ra dị ứng dẫn tới cơn đau bụng. Đặc biệt những bệnh nhân bị đau dạ dày không nên ăn đậu hũ hoặc các món ăn được chế biến từ đậu nành.
- Trong đậu phụ có chứa hàm lượng protein đậu nành cao, được sử dụng để chế biến các món ăn và có thể dùng thay thế cho kem, trứng, bơ trong một vài công thức nấu ăn khác.
- Sau khi ăn đậu phụ hoặc đậu nành gây ra dị ứng: mỗi đối tượng sẽ xuất hiện mức độ nghiêm trọng và triệu chứng không giống nhau hoặc có thể xuất hiện trong vòng vài phút sau khi đậu phụ được hấp thu vào trong cơ thể.
- Mức độ Histamin tăng nhanh được giải phóng trong ruột dẫn tới niêm mạc đường tiêu hóa bị kích thích gây ra viêm, kích ứng, đau nhức hoặc có thể là bị chuột rút. Cụ thể hơn với các triệu chứng phổ biến bao gồm: Tiêu chảy, buồn nôn, nôn, đau bụng, phát ban, thở khò khè…
ĐỌC NGAY: Đau dạ dày có được ăn sầu riêng không?
Đối tượng bị đau dạ dày không nên ăn đậu hũ
II - Một số đối tượng khác không nên ăn đậu hũ
Đậu phụ là món ăn thanh đạm và được nhiều người yêu thích. Bên cạnh đó, đậu phụ mang lại 95% khả năng tiêu hóa và hấp thụ nhanh vào cơ thể. Tuy đậu mang lại lợi ích nhiều cho sức khỏe, nhưng không phải ai cũng thích hợp để sử dụng. Một vài đối tượng dưới đây nên hạn chế ăn đậu phụ vì có thể gây hại cho cơ thể:
- Suy thận: Trong đậu phụ chứa nhiều đạm thực vật, khi hấp thu vào cơ thể và trở thành chất thải nitơ và được thận hỗ trợ đào thải ra ngoài. Khi chức năng thận bị suy giảm, khả năng bài tiết giảm đi nhiều. Nếu cơ thể vẫn thường xuyên bổ sung nhiều đậu phụ sẽ khiến thận phải hoạt động quá sức, càng dẫn tới chức năng thận bị kém đi.
- Lạnh bụng: Trong đậu phụ có tính hàn, do đó với phái nữ có thể trạng yếu, tử cung lạnh thì không nên dung nạp quá nhiều đậu phụ vào cơ thể. Nếu ăn quá nhiều sẽ gây ra các biểu hiện khó chịu như tức ngực, buồn nôn, đau bụng…
- Bệnh gout: Cứ 100g đậu phụ thì có khoảng 55,5 mg purin, nên người mắc bệnh gout không nên ăn nhiều đậu phụ vì sẽ dẫn tới nguy cơ tăng hàm lượng axit uric trong máu, khiến tình trạng bệnh nặng hơn và gây ra cơn gout cấp tính.
- Xơ cứng động mạch: Thành phần trong đậu nành cũng có chứa nhiều hàm lượng methionine, nó sẽ được chuyển hóa thành cysteine dưới sự tác động của enzym. Điều này sẽ ảnh hưởng tới tế bào nội mô của thành động mạnh, làm hàm lượng cholesterol và triglycerid tồn đọng lại trong động mạch. Các chất này đẩy nhanh quá trình hình thành xơ vữa, còn đối với trường hợp đang điều trị thì sẽ khiến bệnh trở nên nặng hơn.
CẦN XEM: Đau dạ dày ăn xoài được không?
Một số đối tượng mắc bệnh mạn tính cũng không nên ăn đậu
III - Người đau dạ dày lỡ ăn đậu phụ thì phải làm sao?
Tổ chức Hen suyễn và dị ứng Hoa Kỳ tuyên bố rằng trong đậu nành chứa ít nhất 15 loại protein khác nhau và có thể dễ dàng gây ra các phản ứng dị ứng. Khi xuất hiện các biểu hiện dị ứng nên ngừng ăn đậu phụ hoặc các chế phẩm từ đậu nành cho đến khi được bác sĩ thăm khám và tư vấn.
Trong trường hợp, người bệnh đau dạ dày lỡ ăn phải đậu phụ, đậu nành thì cách cải thiện tình trạng này nhanh nhất là uống thật nhiều nước, để từ đó cơ thể tự đào thải protein đậu nành ra bên ngoài.
Ngoài ra, Tổ chức Hoa Kỳ đưa ra rằng cách tốt nhất để điều trị dị ứng đậu phụ là tránh cho cơ thể hấp thu các sản phẩm được làm từ đậu nành. Nếu xảy ra các triệu chứng như sổ mũi, nghẹt mũi, phát ban có thể sử dụng thuốc điều trị kháng histamin. Tuy nhiên, khi dùng bất kỳ loại thuốc nào nên cần nghe theo hướng dẫn của bác sĩ.
XEM THÊM: Đau dạ dày có uống cà phê được không?
Người bệnh dạ dày lỡ ăn đậu cần bổ sung nhiều nước lập tức
Cảnh báo: Nguy hiểm hơn, sau khi ăn đậu phụ có thể xảy ra tình trạng sốc phản vệ, dẫn tới toàn bộ cơ thể bị phản ứng dị ứng do lượng histamin cao khiến cơ thể rơi vào trạng thái sốc và cần được chăm sóc y tế khẩn cấp. Các dị ứng nghiêm trọng gồm khó thở, sưng mặt, chóng mặt, nổi mề đay.
Đau dạ dày ăn đậu phụ không được tốt cho cơ thể, do đó nếu có thể thì nên tránh tuyệt đối không bổ sung trong giai đoạn mắc bệnh. Nếu lỡ ăn với mức độ vừa phải thì không có gì đáng lo ngại, thực hiện theo phương pháp ở trên để có thể đào thải ra ngoài.
DS. Quynh
Theo Giáo dục & Cuộc sống/Giáo dục & Thời đại
Link gốc: https://cuocsong.giaoducthoidai.vn/dau-da-day-an-dau-phu-dau-hu-duoc-khong-n17906.html