Đau dạ dày có nên ăn sữa chua không? Cách ăn tốt nhất cho dạ dày

2022-10-21 16:01:00

Sữa chua được coi là một loại men vi sinh tốt cho đường ruột. Đối với người đau dạ dày có ăn được sữa chua không là câu hỏi xuất phát từ nhu cầu và tình trạng bệnh lý. Trường hợp người bệnh có thể ăn sửa chua nhưng nên ăn như thế nào? Chọn loại sữa chua nào tốt cho cơ thể? Những băn khoăn này sẽ được chúng tôi giải đáp chi tiết ở bài viết dưới đây.

I. Tác dụng của sữa chua đối với hệ tiêu hóa

Sữa chua là sản phẩm cung cấp các lợi khuẩn cần thiết để hệ tiêu hóa cân bằng ổn định. Số lượng vi khuẩn đường ruột gia tăng giúp ngăn ngừa các bệnh về tiêu hóa nguy hiểm. Những tác dụng tiêu biểu của sữa chua với cơ quan tiêu hóa gồm:

  • Bổ sung dinh dưỡng: sữa chua giàu canxi, chất khoáng, vitamin D giúp cơ thể khỏe mạnh, đảm bảo quá trình trao đổi chất diễn ra thuận tiện. Hàm lượng dinh dưỡng cân bằng giúp huyết áp, miễn dịch trên cơ thể hoạt động ổn định.
  • Tăng cường vi khuẩn đường ruột: sữa chua chứa probiotics giúp cải thiện hệ thống miễn dịch, phòng tránh các bệnh truyền nhiễm. Ngoài ra, sữa chua bổ sung lợi khuẩn lactobacillus và bifidobacterium giúp cải thiện chức năng tiêu hóa, hạn chế mắc bệnh đường ruột.
  • Giảm nguy cơ mắc bệnh tiêu hóa: Các lợi khuẩn trong sữa chua xây dựng môi trường khắc nghiệt với các vi khuẩn gây bệnh đường ruột. Vì vậy người bệnh ăn sữa chua sẽ hạn chế các bệnh táo bín, tiêu chảy, viêm đại tràng,...
lợi ích của sữa chua

Ngoài tăng cường các chất dinh dưỡng có lợi cho đường tiêu hóa, sữa chua còn nhiều tác dụng tuyệt vời đối với cơ thể. Một số tác dụng của sữa chua phải nhắc đến như:

  • Cung cấp lượng protein lớn: giúp cơ thể tự động tiêu thụ calo dưa thừa trong cơ thể
  • Kiểm soát tình trạng cân nặng: sữa chua không can thiệp trực tiếp vào quá trình giảm cân nhưng kiểm soát được tình trạng thèm ăn. Vì vậy người ăn sữa chua ngăn ngừa tốt tình trạng béo phì, cân bằng được tỷ lệ mỡ trong cơ thể.
  • Hỗ trợ chăm sóc sức khỏe tim mạch: chất béo trong sữa chua bảo vệ sức khỏe tim mạch, cải thiện tình trạng tăng huyết áp.

II - Bị đau dạ dày có ăn được sữa chua không?

Sữa chua là sản phẩm được tạo ra từ quá trình lên men của vi khuẩn sữa. Trải qua giai đoạn ủ men tạo nên sản phẩm giàu các khoáng chất và lợi khuẩn cần thiết cho hệ tiêu hóa.

Các nhà dinh dưỡng phân tích, sữa chua có nồng độ acid nhẹ hơn nồng độ acid trong dạ dày. Người bệnh xuất hiện các triệu chứng khó tiêu, ợ chua hoặc vấn đề tiêu hóa khác thì vẫn sử dụng sữa chua bình thường.

Sữa chua bổ sung hoạt chất lợi khuẩn, hỗ trợ hệ tiêu hóa hoạt động trơn tru. Sữa chua trong quá trình lên men sẽ chuyển khóa đường đôi lactose thành glucose. Trong khí đó đường đơn hợp thành acid lactic sẽ liên kết với calci caseinate - một loại protein có trong sữa vào tạo ra acid cazeinic và calci lactat.

Các thành tố đó giúp ngăn ngừa và phòng tránh các cơn đau dạ dày âm ỉ kéo dài. Hệ thống lợi khuẩn kìm hãm khả năng phát triển của vi khuẩn HP và hỗ trợ cải thiện tình trạng viêm loét do vi khuẩn HP.

Tuy nhiên nếu người bệnh bị đau bụng vì nhiễm trùng, ngộ độc thực phẩm thì không nên ăn sữa chua. Bạn nên tránh loại thực phẩm này đến khi các triệu chứng thuyên giảm. Nếu ăn sữa chua vào giai đoạn này sẽ khiến triệu chứng đau dạ dày trở nên nghiêm trọng hơn.

đau dạ dày có ăn được sữa chua không

III - Tại sao tôi bị đau dạ dày sau khi ăn sữa chua?

Vấn đề "đau dạ dày có ăn được sữa chua không" giúp khách hàng có góc nhìn khách quan nhất. Thực tế nhiều trường hợp sau khi ăn sữa chua xuất hiện tình trạng đau dạ dày nghiêm trọng. Hiện tượng này xảy ra do 3 nguyên nhân chính:

  • Cơ thể không dung nạp lactose: đa số sữa chua có chứa hàm lượng lactose - loại đường mà cơ thể khó có thể hấp thu. Người trong độ tuổi thanh thiếu niên khó dung nạp lactose do ruột non không tạo ra lactase. Vì thế cơ thể không phân hủy được lactose gây ra chứng đau bụng, đầy hơi, khó tiêu.
  • Dị ứng sữa: biểu hiện xảy ra đối với trẻ nhỏ và cũng có thể xuất hiện ở người lớn nhưng tỷ lệ gặp phải ít hơn. Vậy nên, sau khi ăn sữa chua bạn cảm thấy đau bụng hơn thì nên ngừng sử dụng và cần có sự tư vấn từ bác sĩ.
  • Người mắc bệnh tiểu đường, viêm tuyến tụy, tắc động mạch: Sử dụng các loại sữa chua có lượng đường cao khiến bệnh trợ nặng và gia tăng hiện tượng co thắt dạ dày.

III - Loại sữa chua nào tốt cho dạ dày?

Khi đã xác định đau dạ dày có ăn được sữa chua không bạn có thể tự tin lựa chọn sản phẩm phù hợp nhất. Ngoài ra để hạn chế tình trạng ăn sữa chua bị đau dạ dày thì người bệnh nên chọn các loại sữa tốt cho cơ thể. Do đó khi mua sữa chua bạn hãy chú ý đến các vấn đề dưới đây:

  • Lựa chọn dòng sữa chua chứa lợi khuẩn Probiotic: sản phẩm sẽ cung cấp các "chiến binh" có lợi cho hệ tiêu hóa như lactobacillus, bifidobacterium và streptococcus thermophilus. Các lợi khuẩn giúp người bệnh ngăn chặn các vi khuẩn gây bệnh hoạt động trong dạ dày.
  • Nếu cơ thể bị dị ứng hoặc hạn chế tiêu hóa lactose: ưu tiên dòng sữa chua không chứa lactose hoặc sữa chua chứa enzyme lactase để phân hủy lactose.
  • Tìm hiểu rõ thành phần: nên chọn những loại sữa chua ít đường, ít hương liệu phụ, chất tạo màu và chất bảo quản.
  • Quan tâm đến dinh dưỡng: Các loại sữa chua giàu canxi và chứa nhiều Vitamin.
  • Các chất phụ gia: Các chất phụ gia thường không mang lại lợi ích cho sức khỏe vì có thể ảnh hưởng tới các bệnh lý khác như tim mạch, béo phì… Do đó, nên chọn những loại sữa chua không có hoặc có ít chất phụ gia.
đau dạ dày nên ăn sữa chua loại nào

Sau khi nắm được mẹo chọn các loại sữa chua tốt cho dạ dày thì người bệnh cần xây dựng thói quen sử dụng phù hợp. Dưới đây là một số gợi ý của chúng tôi về các loại sữa chua và chế phẩm từ sữa chua mà người bệnh nên sử dụng.

1. Sữa chua nguyên chất không đường

Sản phẩm sữa chua nguyên chất không đường là lựa chọn tốt nhất cho người đau dạ dày. Đây là loại chứa ít hương liệu, không chất tạo màu và chất bảo quản có lợi cho sức khỏe đường ruột. Ngoài ra, sữa chua nguyên chất cung cấp nhiều lợi khuẩn và hạn chế tiết axit trong dạ dày hiệu quả.

2. Sữa chua nếp cẩm

Sữa chua là thực phẩm lên men chứa nhiều lợi khuẩn hỗ trợ hoạt động của hệ tiêu hóa. Mặt khác trong gạo nếp cẩm chứa nhiều dưỡng chất như: vitamin E, B, canxi, chất béo giúp lưu thông khí huyết, tăng cường sức đề kháng.

Khi phối hợp sữa chua với nếp cẩm tạo nên món ăn có lợi cho hoạt động của hệ tiêu hóa. Người bị đau dạ dày có thể sử dụng nếp cẩm mỗi ngày để bổ sung lợi khuẩn cho dạ dày.

Tuy nhiên người bệnh khi sử dụng nên cân nhắc về nguồn gốc và liều lượng sản phẩm. Tránh sử dụng nếp cẩm lên men quá lâu khiến dạ dày bị kích thích nghiêm trọng.

đau dạ dày có nên ăn sữa chua nếp cẩm không

3. Uống sữa chua Probi

Sữa chua Probi là thức uống lên men được sản xuất dưới dạng chai nhựa. Theo nhà cung cấp, sữa chua Probi có đến 13 tỷ lợi khuẩn có lợi cho hệ sinh thái đường ruột. Sử dụng Probi thường xuyên giúp hỗ trợ tiêu hóa đặc biệt giảm triệu chứng đau dạ dày.

Từ phân tích trên, người bệnh nên sử dụng Probi bổ sung lợi khuẩn cho dạ dày. Mặt khác sữa chua uống giúp ngăn ngừa chứng rối loạn tiêu hóa và bệnh lý đường ruột. Khi sử dụng nên chọn dạng Probi ít đường và có nguồn gốc rõ ràng.

Đối với khách hàng lần đầu sử dụng nên quan sát và theo dõi tình trạng hệ tiêu hóa. Trường hợp có thay đổi bất thường bạn cần dừng sản phẩm để tránh tác dụng không mong muốn.

IV - Bật mí cách ăn sữa chua tốt cho dạ dày

Sữa chua là sản phẩm giúp duy trì hệ sinh thái đường ruột và hỗ trợ hoạt động của hệ tiêu hóa hiệu quả. Để sữa chua phát huy tác dụng hiệu quả thì người bệnh cần sử dụng sữa chua khoa học. Một số gợi ý khi sử dụng sữa chua mà bệnh nhân đau dạ dày có thể lưu tâm:

1. Thời điểm lý tưởng ăn sữa chua

Đau dạ dày có ăn được sữa chua nhưng cần chọn thời gian sử dụng phù hợp. Đối với người đau bao tử, thời gian lý tưởng nhất để dùng sữa chua là buổi sáng và xế chiều. Bạn có thể ăn sữa chua sau bữa ăn khoảng 1 - 2 tiếng để dạ dày không chịu áp lực lớn.

Ngoài ra, người bệnh không ăn sữa chua lúc bụng đói hoặc sau khi sử dụng các thực phầm nhiều axit. Khi ăn sữa chua vào thời điểm này sẽ tăng nguy cơ mắc bệnh lý liên quan đến dạ dày.

Không nên đun nóng hoặc gia tăng nhiệt độ trong sữa chua. Điều này khiến các lợi khuẩn sinh sống trong sữa chua bị tiêu diệt.
ăn sữa chua tốt cho dạ dày

2. Liều lượng sữa chua phù hợp

Người bệnh nên ăn 200 - 300mg/ngày tương đương với 3 - 4 cốc/tuần để hệ tiêu hóa hoạt động ổn định. Bạn nên không ăn quá nhiều sữa chua khiến lợi khuẩn phải cạnh tranh môi trường sống trong dạ dày. Vì vậy các lợi khuẩn tốt cho dạ dày có nguy cơ đào thải ra bên ngoài.

3. Thực phẩm nên ăn cùng với sữa chua

Người bệnh dạ dày khi ăn sữa chua nên ăn kèm với các loại thực phẩm có lợi khác. Đây là cách tốt nhất để tăng lợi khuẩn đường ruột và cải thiện hệ miễn dịch. Vì vậy các loại thực phẩm được khuyên ăn kèm với sữa chua như:

  • Các loại ngũ cốc, yến mạch: Đây là thực phẩm bổ sung năng lượng cho cơ thể và hỗ trợ giảm cân tốt nhất. Sử dụng sữa chua và cùng ngũ cốc, yến mạch giúp cải thiện chức năng hệ tiêu hóa tốt nhất.
  • Bánh mì: Người bệnh ăn bánh mì sẽ tạo ra 1 lớp nhầy trên thành của dạ dày giúp chống lại các vi khuẩn gây bệnh. Sữa chua ăn kèm với bánh mì giúp phát huy khả năng bảo vệ dạ dày hiệu quả nhất.
  • : Trong bơ có chứa carotenoid, omega - 3 và hệ thống vitamin giúp tiêu diệt vi khuẩn HP và xoa dịu vùng niêm mạc dạ dày.
  • Dâu tây: Loại quả chứa nhiều vitamin và chất khoáng giúp cân bằng các lợi khuẩn trong dạ dày và hạn chế vi khuẩn HP hoạt động.
cách ăn sữa chua tốt cho dạ dày

4. Thực phẩm nên tránh ăn với sữa chua

Để sữa chua phát huy tác dụng trong việc bảo vệ dạ dày thì bạn cần xây dựng thực đơn phù hợp. Khi ăn sữa bạn không nên ăn cùng với các loại thực phẩm dưới đây:

  • Các loại thịt nguội, thịt xông khói: Đây thuốc nhóm thực phẩm khó tiêu khiến dạ dày co bóp liên tục để tiêu hóa. Khi đó acid dịch vị trong dạ dày sản xuất liên tục sẽ tiêu diệt các lợi khuẩn từ sữa chua.
  • Đồ uống có cồn, có ga: Các loại thức uống trên chứa nhiều chất gây hại đến dạ dày. Nếu sử dụng chúng với sữa chua khiến lượng axit tiết ra nhiều gây ra hiện tượng viêm loét nghiêm trọng.
  • Nước uống từ quả chua: Các loại quả có vị chua đậm như chanh, quất sẽ khiến protein trong sữa chua vón cục. Điều này khiến dạ dày bị tổn thương và ảnh hưởng đến quá trình tiêu hóa.

5. Cách bảo quản sữa chua phù hợp

Sữa chua phát huy tác dụng trong điều trị bệnh dạ dày khi được bảo quản trong môi trường lý tưởng. Sữa chua nên cất trữ ở ngăn mát với nhiệt độ dao động từ 6 - 8 độ C. Không nên bảo quản sữa chua trên ngăn đá vì khiến lợi khuẩn bị loại bỏ mà còn gây đau họng, co thắt dạ dày.

Việc đau dạ dày có ăn được sữa chua không đã được được giải đáp chi tiết ở bài viết. Tuy nhiên để có thể mang lại lợi ích tốt nhất thì người bệnh bị đau dạ dày nên lưu ý chọn các loại sữa chua phù hợp để có hiệu quả đối với cơ thể. Đối với những trường hợp đau bụng hơn sau khi dùng sữa chua thì nên đến cần sự tư vấn của bác sĩ.

thông tin tư vấn

Lên đầu trang
Loading