Đau dạ dày có ăn được khoai lang không? Nên ăn thế nào tốt?

2022-11-18 11:03:00

Đau dạ dày không còn quá xa lạ với người dân Việt Nam nhưng “đau dạ dày ăn khoai lang được không?” thì vẫn đang là câu hỏi được nhiều người mắc bệnh băn khoăn. Trong khoai lang chứa nhiều dưỡng chất mang lại lợi ích cho hệ tiêu hóa tuy nhiên cần sử dụng với liều lượng phù hợp.

I - Đau dạ dày có nên ăn khoai lang không?

Trong Đông y, khoai lang thuộc nhóm củ vị ngọt thanh với tác dụng tiêu viêm, bồi dưỡng sức khỏe hiệu quả. Theo nghiên cứu, khoai lang có khoảng 70% tinh bột và các thành phầm khác như: vitamin A, canxin, magie và chất xơ có lợi cho sức khỏe.

Vậy người bị đau dạ dày ăn khoai lang được không? - Theo đó người bệnh dạ dày có thể ăn được khoai lang vì giống củ này sở hữu lượng vitamin A, C, B6, tinh bột, chất xơ. Các hoạt chất từ khoai lang mang lại lợi ích cho hệ tiêu hóa, kích thích nhu động ruột, hỗ trợ chức năng của dạ dày nhạy bén hơn.

  • Hàm lượng choline trong khoai lang: Cải thiện các ổ viêm, tạo bức tường cho tế bào mô tiêu hóa khi dùng thuốc aspirin nhằm cải thiện vết loét.
  • Vitamin và chất khoáng: Có tác dụng ngăn chặn sự phát triển bệnh ung thư dạ dày, vú và ung thư ruột kết, ung thư tuyến tiền liệt.
  • Chất xơ từ khoai lang: Có nhiệm vụ điều tiết dịch vị, cân bằng nồng độ pH trong dạ dày. Từ đó các hoạt động co bóp trong dạ dày diễn ra thuận lợi và hạn chế tình trạng táo bón, nặng bụng, khó tiêu kéo dài.

Ngoài ra, khoai lang sở hữu lượng tinh bột lớn nhưng hợp chất này không chi phối đến hoạt động của hệ tiêu hóa. Tính chất của tinh bột mềm mịn tạo lớp nhầy bảo vệ niêm mạc và hỗ trợ hoạt động của hệ tiêu hóa diễn ra thuận lợi. Tuy nhiên mọi người cần chế biến khoai đúng cách và cân đối liều lượng để duy trì sức khỏe dạ dày tốt nhất.

đau dạ dày ăn khoai lang được không

Khoai lang sử dụng hợp lý có lợi cho dạ dày

II - Tại sao đau dạ dày sau khi ăn khoai lang?

Đau dạ dày có thể ăn khoai lang nhưng một số nghiên cứu lại cho rằng đối tượng có chức năng tiêu hóa kém hoặc mắc bệnh lý viêm loét dạ dày, dạ dày mãn tính nên tránh ăn khoai lang. Nếu ăn quá nhiều khoai lang khiến tình trạng bệnh trở nên trầm trọng hơn.

Các chuyên gia lý giải hiện tượng này vì: khoai lang có chứa Mannitol - chất gây tác động ngược lại đến dạ dày đối với những đối tượng nhạy cảm. Vì vậy nếu sau khi ăn khoai cơn đau dạ dày bị tăng lên thì có thể cơ thể của bạn bị phản ứng với chất mannitol.

Trong đó, Mannitol có trong các thực phẩm như khoai lang, súp lơ, dưa hấu, cần tây… Nếu ăn có thể xuất hiện các vấn đề về đường tiêu hóa thì có khả năng cơ thể bị kích ứng với thành phần này.

Trường hợp này rất ít xảy ra và không có gì nguy hiểm nên người bệnh không nên quá lo lắng khi xuất hiện các dấu hiệu như đau bụng, chướng bụng, ợ hơi, rối loạn tiêu hóa… Nếu vẫn xuất hiện trong thời gian dài thì người bệnh nên dừng ăn những thực phẩm đó lại và đến các cơ sở y thế để bác sĩ tư vấn.

vì sao ăn khoai lang xong bị đau bao tử

Người phản ứng với Mannitol không nên ăn khoai lang

III - Cách ăn khoai lang cho người đau dạ dày

Vấn đề đau dạ dày ăn khoai lang được không? Khoai lang tốt cho người đau dạ dày không đã được giải đáp chi tiết. Tuy nhiên, người bị đau dạ dày khi sử dụng khoai lang nên lưu lại các chú ý sau:

1. Vệ sinh khoai đúng cách trước khi chế biến

Gọt sạch vỏ khoai lang, tránh dùng vỏ vì đây là bộ phận tiếp xúc với các chất độc hại dưới đất. Ngoài ra, trong vỏ khoai lang bao gồm lượng xeton lớn, các chất gây độc dễ dẫn tới tình trạng ngộ độc.

Không ăn khoai sống vì có thể gây kích ứng dạ dày dẫn tới các triệu chứng xảy ra nhiều hơn. Nên luộc khoai chín, mềm để dễ tiêu hóa, ngoài ra có thể bảo vệ các vết thương trên thành dạ dày.

đau dạ dày ăn khoai lang có tốt không

Chế biến khoai lang cẩn thận để tránh biến chứng

2. Kiểm soát lượng khoai lang ăn hằng ngày

Dùng khoai lang để hỗ trợ cải thiện cơn đau dạ dày cũng cần lưu ý tới hàm lượng đúng đủ, vì nếu dùng quá sẽ dẫn tới tình trạng đầy bụng, khó tiêu.

Đối với người đau dạ dày được khuyên rằng chỉ nên dùng 100g khoai lang một ngày khoảng 2 - 3 lần một tuần, sẽ giúp bảo vệ sức khỏe dạ dày tốt.

3. Chọn thời điểm ăn khoai lang phù hợp

Để dạ dày hấp thụ tốt các chất từ khoai lang thì người bệnh nên lựa chọn thời gian ăn hợp lý. Dưới đây là mốc thời gian bạn cần tránh khi ăn khoai lang như:

  • Cách 1h sau bữa ăn: thông thường khoai lang cần 4 - 5 tiếng để phân chi vì vậy nên ăn sau 1h để tránh hiện tượng đầy bụng.
  • Tránh ăn khoai vào buổi tối: Khi ăn khoai vào thời điểm này gây đầy bụng khiến hệ tiêu hóa chậm hơn và xuất hiện trạng thái ợ hơi, khó tiêu… gây ảnh hưởng tới dạ dày.
  • Đang đói không nên ăn khoai: Ăn khoai lúc đói sẽ khiến dạ dày phải hoạt động mạnh để tiêu hóa đường, tinh bột trong khoai sẽ gây quá tải.
thời điểm ăn khoai lang

Cần ăn khoai lang vào thời điểm phù hợp để tránh đau dạ dày

ĐỌC CHẬM: Đau dạ dày ăn chuối được không?

4. Chọn khoai lang chất lượng tốt

Việc lựa chọn loại khoai lang phù hợp với người đau dạ dày cũng rất quan trọng và cần lưu ý tới điều sau:

  • Chọn khoai có màu đậm: Khoai có màu cam, tím, đỏ sẽ hỗ trợ giảm tình trạng viêm, sưng dạ dày vì trong các loại khoai màu này có chứa chất chống oxy hóa.
  • Tránh những củ khoai bị mốc, hà, lên mầm: Khi khoai không được bảo quản tốt sẽ phát sinh thành các chất nguy hại đến cơ thể.

5. Kết hợp khoai lang với các thực phẩm khoa học

Khoai lang khi ăn cùng với một số thực phẩm sẽ dẫn đến bệnh sỏi thận, đau dạ dày hoặc ngộ độc vitamin A. Vậy khoai lang kỵ với thực phẩm nào?

  • Quả hồng: Khi ăn khoai lang thì lượng tinh bột từ khoai sẽ lên men trong dạ dày. Quá trình lên men này nếu tiếp xúc với chất tannin, pectin từ hồng sẽ sinh ra phản ứng kết tủa dẫn đến sỏi trong dạ dày. Loại sỏi này khó hòa tan và ảnh hưởng trực tiếp đến hệ tiêu hóa.
  • Trứng: Ăn khoai lang và trứng cùng lúc sẽ tạo áp lực lớn cho dạ dày. Vì trứng là nguyên liệu có lượng protein cao nên phải tiêu hóa từ từ nếu ăn cùng khoai lang khiến dạ dày quá tải.
  • Cà chua: Các chất trong cà chua và khoai lang đi kèm với nhau gây ra tình trạng tiêu hóa hỗn loạn. Vì vậy trong 1 giờ sau ăn khoai lang bạn không nên sử dụng cà chua.
  • Chuối: Ăn chuối kèm khoai lang gây đầy hơi, trào ngược axit nghiêm trọng.
  • Ngô: Nếu ăn ngô sau khi ăn khoai lang khiến dạ dày bị quá tải vì cần co bóp cường độ lớn để tiêu hóa thức ăn.

IV - Gợi ý các món ăn từ khoai lang tốt cho dạ dày

Các chất dinh dưỡng từ khoai lang là liều thuốc tuyệt vời cho người bị đau dạ dày. Khi sử dụng khoai lang bạn hãy thực hiện các món ăn dưới đây:

1. Khoai lang hấp/luộc

Đây là cách thực hiện khoai nhanh chóng, phù hợp với người không có nhiều thời gian. Các chất dinh dưỡng trong khoai vẫn được giữ nguyên và hỗ trợ chữa đau dạ dày hiệu quả.

Chuẩn bị:

  • Khoai lang củ vừa.
  • Nước lọc.
  • Nồi luộc hoặc nồi hấp.

Cách làm:

  • Khoai lang mang đi rửa sạch, cắt bỏ phần đầu để thoát nước.
  • Bắc nồi nước hấp hoặc đun sôi nước sau đó xếp khoai vào nồi.
  • Dùng tăm chọc một số vị trí trên củ khoai rồi đóng kín nồi.
  • Luộc hoặc hấp khoai trên lửa lớn trong thời gian 20 - 25 phút sau đó tắt bếp.
  • Ngâm khoai trong nồi khoảng 5 phút sau đó cho khoai ra đĩa để thưởng thức.
đau dạ dày ăn khoai lang có tốt không

Món khoai lang luộc chế biến đơn giản nhưng tốt cho dạ dày

XEM THÊM: Đau dạ dày có uống được tâm sen không?

2. Nấu súp khoai lang rau củ

Súp khoai lang thơm ngon, đậm đà hương vị giúp bổ sung dinh dưỡng cho cơ thể. Người mắc bệnh đau bao tử nên ăn súp khoai lang theo cách sau:

Chuẩn bị:

  • Khoai lang tươi.
  • Các loại rau củ: cà rốt, súp lơ, nấm kim châm.
  • Sữa tươi.
  • Rau thơm.
  • Gia vị.

Cách làm:

  • Khoai lang rửa sạcch, cạo vỏ, cắt thành khúc nhỏ sau đó cho vào nồi hấp chín.
  • Sau khi khoai lang chín để khoai nguội bớt rồi đánh nhuyễn.
  • Cà rốt, súp lơ, nấm kim làm sạch dưới vòi nước lớn.
  • Cho các loại rau củ vào nồi nước luộc chín sau đó vớt ra thái nhỏ.
  • Dùng dầu ăn, hành tím phi thơm rồi cho hỗn hợp rau chủ vào xào chung.
  • Phần khoai tay đã làm nhuyễn cho lên bếp đun cùng với 200ml đến khi đạt độ sánh vừa ý thì tắt bếp.
  • Múc súp khoai lang ra bát rồi cho phần rau củ đã xào lên trên cho đẹp mắt.
đau dạ dày có nên ăn khoai lang không

Súp khoai lang thơm ngon, hấp dẫn

3. Khoai lang nghiền mịn

Khoai lang nghiền mịn phù hợp với người có triệu chứng đau dạ dày. Cách chế biến này giúp dạ dày co bóp ít mà vẫn hấp thu nhiều dưỡng chất tốt nhất.

Chuẩn bị:

  • Khoang lang.
  • Gừng, tỏi.
  • Gia vị.

Cách làm:

  • Khoai lang làm sạch vỏ, cắt thành khúc nhỏ rồi hấp chín.
  • Lấy phần khoai đã làm chín cho vào tô sau đó làm mềm mịn.
  • Dùng gừng, tỏi đã bóc vỏ phi thơm cùng với dầu ăn, gia vị.
  • Từ từ cho khoai đã nghiền vào đảo đều tay và nêm nếm lại trước khi tắt bếp.
KHÁM PHÁ NGAY: Đau dạ dày ăn dưa hấu được không?

4. Canh khoai lang nấu xương

Khoai lang kết hợp với xương tạo nên món canh giải nhiệt, giàu dinh dưỡng. Các bước nấu canh khoai lang thực hiện cụ thể như sau:

Chuẩn bị:

  • Khoai lang: 2 - 3 củ.
  • Xương lợn: xương sườn hoặc xương ống.
  • Cà rốt, rau thơm.
  • Gia vị.

Cách làm:

  • Xương rửa sạch dưới vòi nước lớn.
  • Khoai, cà rốt gọt sạch vỏ rồi cắt thành từng khúc vừa ăn.
  • Bỏ xương vào nồi trần qua với nước nóng sau đó vớt ra làm rồi mang đi ninh.
  • Ninh xương khoảng 45 phút thì mở vung cho khoai và cà rốt vào nấu cùng.
  • Khi khoai chín mềm thì nêm nếm gia vị và rắc rau thơm lên cho đẹp mắt.
khoai hầm xương

Món khoai hầm xương hấp dẫn cho người đau dạ dày

"Đau dạ dày ăn khoai lang được không" đã được chia sẻ chi tiết, khách quan ở bài viết. Tuy nhiên, người bệnh không nên lầm tưởng ăn khoai lang chữa khỏi bệnh đau dạ dày hoàn toàn. Người xuất hiện triệu chứng đau dạ dày nên xây dựng chế độ ăn uống và tuân thủ liệu trình điều trị khoa học để cải thiện bệnh dạ dày nhanh chóng.

thông tin tư vấn

Lên đầu trang
Loading