Đau cổ tay là bệnh gì? Nguyên nhân và cách chữa trị

2023-08-28 09:30:58

Đau cổ tay là một trong những hiện tượng hay gặp ở nhiều người và gây ra nhiều ảnh hưởng không nhỏ tới sinh hoạt, công việc. Vậy nguyên nhân gây đau cổ tay là gì và biện pháp điều trị như thế nào? Tất cả những điều này sẽ được bật mí ngay trong bài viết dưới đây.

I - Những nguyên nhân gây đau cổ tay thường gặp

Đau cổ tay có thể do tác động bên ngoài (chấn thương) hoặc do tác động từ bên trong (cơ thể mắc phải một số bệnh lý). Cụ thể đó là những nguyên nhân như sau:

1. Chấn thương

Chấn thương vùng cổ tay là một trong những nguyên nhân phổ biến nhất gây đau cổ tay, chấn thương kéo theo rất nhiều hệ lụy như: bong gân, gãy xương, căng cơ… Và tình trạng này thường ảnh hưởng đến cấu trúc của xương, tác động đến dây thần kinh làm làm cho cổ tay bị đau.

Chấn thương cổ tay thường xảy ra khi va đập tay, hoặc khi bạn ngã thì cơ thể sẽ có phản xạ vươn tay ra phía trước để chống đỡ để tránh đầu bị tổn thương.

XEM THÊM: Những lý do gây đau cổ tay khi chơi cầu lông

chấn thương gây đau cổ tay

2. Viêm khớp dạng thấp

Viêm khớp dạng thấp có thể xảy ra ở vị trí cổ tay, tình trạng này có thể do rối loạn của hệ thống miễn dịch, tế bào miễn dịch gặp vấn đề bất thường, chúng tấn công ngay chính mô khớp lành lặn và gây ra phản ứng viêm.

Người mắc viêm khớp dạng thấp ở vùng cổ tay thường gặp phải tình trạng đau nhức, cổ tay sưng đỏ. Nếu một cổ tay gặp phải hiện tượng này, thì rất có thể cổ tay bên còn lại cũng bị viêm khớp dạng thấp.

3. Thoái hóa khớp

Đây cũng là dạng viêm khớp gây đau nhức mỏi cổ tay, bệnh thoái hóa khớp xảy ra khi có sự thoái hóa các sụn đệm ở đầu xương. Tuy nhiên, tình trạng thoái hóa khớp cổ tay thường không phổ biến, hay gặp ở những người đã từng chấn thương cổ tay trước đó.

thoái hóa gây đau khớp cổ tay

4. Hội chứng ống cổ tay

Hội chứng ống cổ tay hay xuất hiện khi có sự gia tăng áp lực lên dây thần kinh giữa khi đi qua ống cổ tay. Vì vậy mà, người mắc hội chứng ống cổ tay thường gặp triệu chứng đau cổ tay, sưng viêm, yếu cơ vùng bàn tay, khiến cho cử động cổ tay rất khó khăn.

Ngày nay, tỷ lệ người mắc hội chứng ống cổ tay đang có xu hướng ngày càng tăng cao bởi số lượng người làm các công việc liên quan đến tính tỉ mỉ, chính xác tới từng chi tiết nhỏ đang ngày càng tăng cao.

5. Chứng rối loạn mô cơ xương

Rối loạn mô cơ xương là tên gọi chung của các vấn đề bất thường liên quan đến mô, cơ và xương như: gãy xương, viêm xương khớp, viêm khớp dạng thấp, viêm gân, hội chứng ống cổ tay…

Nguyên nhân của chứng rối loạn mô cơ xương thường là do chấn thương, viêm nhiễm hoặc lão hóa… làm ảnh hưởng trực tiếp hệ cơ xương khớp. Tình trạng này nếu xuất hiện tại vị cổ tay thì có thể gây ra đau cổ tay, làm cho cổ tay cử động rất khó khăn và ảnh hưởng đến cấu trúc khớp cổ tay.

ĐỌC NGAY: Vì sao cổ tay bị đau lâu ngày không khỏi

rối loạn mô cơ xương gây đau cổ tay

6. Viêm bao gân cổ tay

Gân là một loại mô nối xương và cơ với nhau, gân có nhiệm vụ thực hiện các cử động vùng cổ tay. Bên ngoài gân cổ tay có một màng bảo vệ được gọi là bao gân (hay bao hoạt dịch gân), có nhiệm vụ tiết dịch để cử động khớp được dễ dàng.

Một trong những tổn thương thường gặp tại vị trí này đó là viêm bao gân, và tình trạng này có thể dẫn đến sưng đau cổ tay, khớp không có đủ dịch để hoạt động trơn tru.

7. U nang hạch

U nang hạch là khối u lành tính với kích thước nhỏ, các khối u này nếu xuất hiện ở vị trí cổ tay thì cũng là nguyên nhân gây ra đau cổ tay. U nang hạch thường chứa đầy chất dịch bên trong, chúng chèn ép vào các dây thần kinh ở cổ tay gây đau âm ỉ, ngứa râm ran. U nang hạch không quá nhiều nguy hiểm nhưng gây ra nhiều triệu chứng phiền toái.

II - Những đối tượng dễ bị đau cổ tay

Đau cổ tay có thể gặp ở nhiều đối tượng, kể cả những người ít vận động hoặc vận động thường xuyên ở vùng cổ tay. Cụ thể những trường hợp dưới đây dễ đau cổ tay bao gồm:

  • Người hay chơi các môn thể thao thực hiện động tác lặp đi lặp lại ở cổ tay: Ví dụ là các môn thể thao như trượt tuyết, quần vợt, thể dục dụng cụ, bowling, golf…
  • Người lao động hay dùng bàn tay, cổ tay để cử động như: người đan lát, hay cắt tóc, thợ may, người bê vác vật nặng.
  • Người mắc một số bệnh: Tiểu đường, bệnh gout, viêm khớp dạng thấp hoặc béo phì có thể làm tăng nguy cơ phát triển hội chứng ống cổ tay. Từ đó làm tăng nguy cơ đau cổ tay.

người chơi thể thao dễ bị đau cổ tay

III - Điều trị chứng đau cổ tay như thế nào?

Tùy thuộc vào các nguyên nhân gây đau cổ tay và mức độ tình trạng mà có thể lựa chọn các phương pháp điều trị đau cổ tay khác nhau.

Chẳng hạn như trong trường hợp gãy xương, chấn thương gây đau cổ tay thì bạn có thể bó bột hoặc dùng nẹp bảo vệ. Điều này có thể làm giảm cơn đau cổ tay do viêm bao gân, hội chứng ống cổ tay, viêm khớp.

Khi cơn đau cổ tay trở nên nghiêm trọng hoặc đi kèm với nhiều biến chứng nguy hiểm, người bệnh có thể áp dụng một số biện pháp như sau:

1. Sử dụng thuốc

Người bệnh có thể sử dụng một số loại thuốc giảm đau như: Ibuprofen, paracetamol… để làm giảm bớt cơn đau cổ tay. Tuy nhiên, không được lạm dụng những loại thuốc này bởi chúng gây ra nhiều tác dụng phụ nguy hiểm cho sức khỏe.

Ngoài ra, thuốc giảm đau Tây y thường chỉ xoa dịu các triệu chứng đau cổ tay trong thời gian ngắn, mà không khắc phục được nguyên nhân gây bệnh.

Nếu nguyên nhân gây bệnh là do thoái hóa khớp hoặc viêm khớp thì có thể dùng phương pháp Đông Y để khắc phục tình trạng này. Đông Y hiện nay đang là giải pháp được đánh giá là có hiệu quả tốt nhất cho các trường hợp đau cổ tay do tổn thương khớp.

Đông y quan niệm rằng nguyên nhân gây ra viêm khớp phần lớn là do cơ địa yếu, làm cho khớp dễ bị tổn thương do các yếu tố bên trong hoặc bên ngoài.

Và chỉ khi cải thiện cơ địa thì mới có thể khắc phục được tình trạng viêm khớp, thoái hóa khớp. Từ đó có thể giảm đau tình trạng đau cổ tay với hiệu quả bền vững, lâu dài.

Tuy nhiên, Đông y truyền thống thì không có tác động vào cơ địa của người bệnh, hiệu quả chậm và khiến cho tình trạng bệnh có thể tái phát nhiều lần.

Chỉ có sản phẩm Đông y thế hệ 2 như Viên Xương Khớp Ngự Y Mật Phương mới thật sự đem lại hiệu quả vượt trội, có thể nâng cao cơ địa của người bệnh giúp giảm đau khớp cổ tay, bảo vệ khớp, tăng cường lưu thông khí huyết giúp cải thiện tình trạng đau cổ tay hiệu quả.

Đặc biệt, người bệnh khi sử dụng đủ liệu trình thì Viên Xương Khớp Ngự Y Mật Phương còn có thể ngăn ngừa tình trạng đau cổ tay đến vài năm.

đau cổ tay uống thuốc nymp 18

2. Phẫu thuật

Phẫu thuật được xem như là giải pháp cuối cùng khi đã áp dụng các biện pháp trên nhưng không có hiệu quả, hoặc tình trạng bệnh trở nên rất nguy hiểm. Các hình thức phẫu thuật có thể được thực hiện ở những người đau cổ tay đó là:

  • Phẫu thuật ống cổ tay để giảm áp lực lên dây thần kinh giữa nhằm điều trị hội chứng ống cổ tay (một trong những nguyên nhân gây đau cổ tay).
  • Phẫu thuật giảm áp lực bao gân cổ tay.
  • Phẫu thuật để giảm ma sát giữa 2 đầu xương xung quanh sụn khớp cổ tay dành cho các bệnh nhân viêm khớp cổ tay.
  • Phẫu thuật mở hoặc phẫu thuật nội soi để loại bỏ mô ở cổ tay bị viêm.

IV - Những lưu ý để hạn chế bị đau cổ tay

Để phòng ngừa các cơn đau cổ tay và hạn chế tái phát, bạn cần lưu ý những vấn đề như sau:

  • Không thực hiện các hành động khiến cho cơn đau cổ tay trở nên nặng nề hơn: Các hoạt động có tính chất lặp đi lặp lại vùng cổ tay có thể làm cho cơn đau ngày càng nghiêm trọng, ví dụ như: mang vác vật nặng, dọn dẹp đồ đạc, gõ máy tính… Bạn nên hạn chế các thao tác này để giảm áp lực vùng cổ tay để hạn chế đau cổ tay.
  • Sử dụng liệu pháp nóng - lạnh: Chườm lạnh vùng cổ tay và bàn tay có thể giúp làm giảm sưng đau cổ tay. Bạn có thể chườm lạnh mỗi ngày khoảng 2-3 lần, thời gian mỗi lần là 10 phút. Nếu xuất hiện thêm tình trạng cứng khớp, bạn có thể chườm ấm hoặc ngâm cả bàn tay vào chậu nước ấm để tăng cường lưu thông khí huyết, tăng khả năng hồi phục tổn thương ở cổ tay.
  • Cho bàn tay và cổ tay được nghỉ ngơi nhiều hơn: Hãy dành nhiều thời gian để giúp vùng bàn tay, cổ tay được nghỉ ngơi, hạn chế sử dụng tay làm việc quá sức để tránh tổn thương cổ tay ngày càng diễn biến xấu đi.
  • Bổ sung đầy đủ dưỡng chất cho xương để hạn chế chấn thương: Chế độ ăn uống cần phải đảm bảo các chất dinh dưỡng, trong đó đặc biệt chú ý tới canxi là dưỡng chất quan trọng nuôi dưỡng xương khớp. Người trưởng thành mỗi ngày cần bổ sung canxi với hàm lượng 1000-1200 mg/ngày để duy trì xương khớp chắc khỏe, phòng ngừa loãng xương hoặc gãy xương.
  • Sử dụng đồ bảo hộ khi chơi thể thao hoặc khi làm việc: Bạn nên đeo đồ bảo hộ cho vùng cổ tay khi chơi thể thao hoặc làm việc quá nhiều ở tay. Một số đồ bảo hộ ở tay mà bạn có thể sử dụng bao gồm: găng tay, bao tay…
  • Thực hiện các bài tập vật lý trị liệu: Một số bài tập ở tay có thể giúp làm giảm các cơn đau cổ tay, tăng cường tuần hoàn máu đến vùng cổ tay và giúp tăng cường sức mạnh cơ bắp khu cổ tay.

Đau cổ tay có thể gây ra nhiều ảnh hưởng đến cuộc sống sinh hoạt và công việc, bởi đây là bộ phận đảm nhận nhiệm vụ điều khiển hoạt động của bàn tay. Mong rằng qua thông tin mà bài viết đã chia sẻ đã giúp bạn hiểu rõ hơn về nguyên nhân cũng như cách điều trị để sớm thoát khỏi tình trạng này nhé.

Lên đầu trang
Loading