I - Những lý do gây đau đầu gối khi chơi thể thao
Những cơn đau khớp gối do vận động thể dục, thể thao thường chủ yếu xuất phát từ lý do chủ quan như luyện tập sai kỹ thuật, luyện tập quá căng thẳng và quá sức, tuy nhiên bên cạnh đó cũng có nhiều nguyên nhân khách quan như bệnh lý hoặc tình trạng sức khỏe. Hầu hết người chơi thể thao đều có thể gặp phải, kể cả vận động viên.
1. Vận động quá sức
Trong trường hợp bạn không gặp phải bất cứ chấn thương nào khi chơi thể thao, mà đầu gối vẫn có cảm giác đau nhói, khó chịu thì lý do có thể là bạn đã luyện tập quá sức. Khi luyện tập quá mức, đầu gối sẽ phải chịu áp lực và tải trọng lớn trong thời gian dài từ đó gây ra căng cơ, viêm mô mềm quanh gối và tạo ra cơn đau.
Thông thường, đối với những vận động viên chuyên nghiệp, họ sẽ có bài tập vận động phù hợp để vừa bảo vệ xương khớp vừa có thể rèn luyện thân thể. Những cũng không ít người cho rằng tập luyện nhiều sẽ giúp mình phát triển và cải thiện bản thân tốt hơn và tập luyện tới mức mất sức, mệt nhoài.
Điều này sẽ làm cho khả năng kiểm soát bị ảnh hưởng, nếu cứ tiếp diễn trong thời gian dài sẽ tạo cho khớp gối một áp lực lớn. Lúc này đầu gối sẽ bắt đầu có dấu hiệu đau mỏi sau khi chơi thể thao hoặc đôi khi có thể xuất hiện cơn đau ngay trong khi tập luyện.
2. Dây chằng bị chấn thương
Dây chằng đầu gối giúp kết nối và giữ chặt các mô ở khớp gối với nhau. Nếu vì một lý do nào đó khiến dây chằng bị tổn thương như vặn người đột ngột, va chạm mạnh... thì sẽ khiến dây chằng bị kéo căng hoặc bị rách rồi từ đó gây ra cơn đau khớp gối.
3. Chấn thương sụn
Khớp gối còn có 3 xương quan trọng là xương bánh chè, xương đùi, xương chày. Chúng sẽ được kết nối với nhau qua hệ thống dây chằng và gân. Ở giữa các khớp này sẽ có thêm một lớp sụn để đảm bảo giảm xóc, ma sát và hạn chế để cơ thể tiếp xúc với những va chạm không đáng có.
Nếu lớp sụn này bị tổn thương (thường do va chạm, lão hóa, viêm loét...) sẽ khiến chúng mất đi tính đàn hồi và giảm khả năng chống ma sát, từ đó khiến khớp gối bị va chạm vào nhau và gây ra những cơn đau đầu gối khi chơi thể thao. Người bệnh khi tới các cơ sở y tế để khám bác sĩ sẽ chỉ định đi làm các kiểm tra như cộng hưởng từ, nội soi để có thể nhìn thấy rõ tình trạng tổn thương thay vì chụp X-quang có thể không thấy rõ được.
4. Trật khớp gối
Đối với tình trạng trật khớp gối có thể chia thành 2 loại, là khi đấu gối chịu tổn thương ở tốc độ cao hoặc tốc độ thấp. Tốc độ cao là do chịu va chạm với một lực mạnh như tai nạn xe, ngược lại với tốc thấp, sẽ thường xảy ra trong quá trình tập thể dục, thể thao.
Khi bị trật khớp gối thì các mô cùng cấu trúc xương sẽ mất đi tính ổn định, sự đồng bộ trong chuyển động hoặc gây tổn thương mô mềm (dây chằng, mạch máu, sụn...) nên sẽ dễ gây ra những cơn đau nhức khi vận động.
5. Vấn đề liên quan tới xương bánh chè
Các hội chứng liên quan tới xương bánh chè thường gặp nhất khi chơi các môn thể thao có tính chất nhanh, cần nhiều sức lực như đá bóng, điền kinh, bóng rổ, bóng chuyền, leo núi... Tình trạng này có thể làm suy giảm chức năng của khớp gối về sau. Các vấn đề liên quan tới xương bánh chè thường sẽ tạo ra áp lực và tăng sự kích thích tới các cấu trúc như sụn, mô mềm quanh bánh chè và khiến người chơi thể thao cảm thấy đau nhức quanh khớp đầu gối.
XEM THÊM: Đau khớp gối có nên đi bộ không?
6. Viêm bao hoạt dịch
Bao hoạt dịch là một túi chứa chất lỏng gần khớp gối, nó sẽ giúp khớp hoạt động linh hoạt, trơn tru, giúp quá trình vận động dễ dàng hơn. Tình trạng viêm xảy ra khi một hoặc nhiều bao hoạt dịch bị kích thích, khi đó cơ thể sẽ tăng sản xuất chất lỏng trong bao hoạt dịch và gây ra áp lực lên các mô xung quanh. Ngoài ra cũng khiến cơ thể kích thích tiết prostaglandin, bradykinin và cytokine gây nhạy cảm các đầu dây thần kinh nên sẽ khiến đầu gối bị đau khi chơi thể thao.
7. Hội chứng dải mạc đệm
Đường gân hay dải cơ ở khu vực khớp gối là một dải mạc dày, kéo dài từ xương đùi đến ống chân, là một cấu trúc được hình thành bởi mô liên kết, được kéo dài từ khu vực mào chậu tới đầu gối. Với hội chứng dải mạc đệm cũng là một dạng chấn thương đầu gối khi chơi thể thao, thông thường cơn đau sẽ xuất hiện trong quá trình bạn gập và duỗi chân, đặc biệt tình trạng này gặp nhiều ở những ai lựa chọn đạp xe, chạy bộ là môn thể thao để rèn luyện thân thể.
II - Đau đầu gối khi chơi thể thao có nguy hiểm không?
Không phải bất cứ khi nào bị đau khớp gối khi chơi thể thao đều là tình trạng nguy hiểm, điều này sẽ cần phụ thuộc vào một số yếu tố như:
- Mức độ của cơn đau: Nếu cơn đau nhẹ và nhanh chóng hết khi nghỉ ngơi thì sẽ không đáng ngại. Ngược lại đau quá mức và kéo dài sẽ báo động nhiều vấn đề nguy hiểm.
- Bản chất và vị trí của cơn đau: Ví dụ các cơn đau nhói, xuất hiện đột ngột thường liên quan tới các chấn thương cấp tính như bong gân hoặc rách dây chằng. Cảm giác đau như dao đâm thường sẽ liên quan tới dây thần kinh. Cơn đau âm ỉ thường liên quan tới vấn đề viêm nhiễm xương khớp.
- Tình trạng viêm, sưng: Nếu đầu gối bị sưng và biến dạng rõ rệt thì đồng nghĩa với tình trạng tương đối nguy hiểm và cần được xử lý.
- Khả năng chuyển động có bị ảnh hưởng hay không: Nếu vẫn có thể di chuyển, cử động dễ dàng thì sẽ không quá đáng lo. Ngược lại nếu khó khăn để di chuyển thì cần được chăm sóc y tế.
XEM THÊM: Tại sao chạy bộ bị đau đầu gối?
III - Điều trị đau gối khi chơi thể thao như thế nào?
Để điều trị đau gối khi chơi thể thao, người bệnh có thể tham khảo các phương pháp điều trị phổ biến sau:
1. Chườm nóng, chườm lạnh
Đây là phương pháp phổ biến được nhiều người áp dụng khi chơi thể thao. Chườm lạnh sẽ giúp giảm sưng nhanh chóng, từ đó cơn đau đầu gối cũng được thuyên giảm, tuy nhiên, người bệnh không nên chườm đá lạnh trực tiếp vào vị trí bị thương mà cần một miếng khăn mỏng để lót, chườm lạnh khoảng 20 phút để làm dịu cơn đau.
Ngược lại đối với chườm nóng, phương pháp này sẽ giúp người bệnh giảm cơn đau vì đây là biện pháp để thúc đẩy quá trình máu lưu thông tốt, khả năng phục hồi nhanh hơn. Không chỉ vậy, người bệnh nên tắm nước ấm, ngâm chân bằng nước ấm để giúp xương khớp được thư giãn. Đặc biệt, trong trường hợp khớp gối bị sưng thì người bệnh không nên dùng biện pháp này.
THAM KHẢO THÊM: Cách giảm đau khớp gối tại nhà
2. Châm cứu, bấm huyệt
Khi xưa, nền y học chưa được phát triển và hiện đại như bây giờ, ông cha ta thường điều trị bệnh bằng cách châm cứu, bấm huyệt để khắc phục cơn đau hiệu quả. Và ngày nay, tuy nền y học đã thay đổi, nhưng phương pháp này vẫn được áp dụng để điều trị bệnh rất tốt.
Chữa đau khớp gối khi chơi thể thao bằng cách châm cứu, bấm huyệt có những lợi ích gồm:
- Giúp cơ thể sản sinh ra được endorphin một chất giúp giảm đau tự nhiên, điều này sẽ giúp người bệnh giảm cơn đau tốt hơn.
- Giúp bớt áp lực căng cơ, căng cứng, tê bì.
- Lấy lại chức năng vận động cho khớp gối cũng như các khớp khác.
- Hỗ trợ tăng cường chuyển hóa và từ đó xương khớp được cung cấp đầy đủ dưỡng chất.
- Giúp cải thiện quá trình lưu thông máu.
- Xương khớp giảm đau, từ đó khớp được nghỉ ngơi, thư giãn không còn áp lực.
3. Uống thuốc điều trị xương khớp
Bệnh nào cũng vậy, việc sử dụng điều trị là một việc thiết yếu vì nó sẽ giúp người bệnh cải thiện cơn đau tốt hơn. Đối với cơn đau khớp gối do chấn thương thì người bệnh cần phải điều trị tình trạng này bằng một số nhóm thuốc kháng viêm do bác sĩ chỉ định, hoặc sẽ sử dụng thuốc tiêm cortisone - là một trong nhóm thuốc chống viêm có tác dụng mạnh.
Bên cạnh đó, để giúp xương khớp chắc khỏe, hỗ trợ ngăn ngừa cơn đau xương khớp tái phát, cùng với đó giúp cải thiện cơn đau thì người bệnh nên tham khảo thêm sản phẩm được sản xuất theo chuẩn Đông y thế hệ 2, được coi là thuốc điều trị chủ đạo vừa giúp người bệnh cải thiện triệu chứng một cách hiệu quả, vừa giúp ngăn ngừa triệu chứng tái phát với triệu chứng nặng.
Sản phẩm viên khớp Ngự y mật phương được lấy từ bài thuốc bí truyền được lưu giữ trong Triều đình, dùng để chăm sóc cho sức khỏe vua chúa và các bậc đại thần trong thời Nguyễn. Nay với cơ duyên trời cho, Nhất Nhất tiếp cận được với bộ sách chứa các bài thuốc quý. Qua quá trình chọn lọc và tinh chỉnh thành phần thì bài thuốc đã được đưa vào sản xuất với công nghệ hiện đại tại nhà máy đạt chuẩn GMP - WHO. Từ đó,sản phẩm viên khớp đã mang lại hiệu quả thực sự và vượt trội hơn cả đối với những người hợp.
4. Phẫu thuật
Nếu việc nghỉ ngơi, chườm đá, sử dụng thuốc trị đau khớp gối hay các biện pháp điều trị khác không mang lại hiệu quả với cơn đau khớp gối, thì lúc này có thể sẽ cần tiến hành phẫu thuật. Bác sĩ sẽ kiểm tra, đánh giá kỹ lưỡng tình trạng của bệnh nhân và đưa ra chỉ định cuối cùng. Một số trường hợp sẽ cần phẫu thuật phổ biến nhất gồm: nứt xương, tổn thương mạch máu hoặc đứt dây chằng,.. Thông thường đối với phương pháp phẫu thuật đầu gối, sẽ được áp dụng thủ thuật nội soi, người bệnh sẽ không phải rạch mở đầu gối.
IV - Những lưu ý để hạn chế đau gối khi chơi thể thao
Chúng ta không thể ngăn ngừa hoàn toàn nguy cơ chấn thương khi chơi thể thao, tuy nhiên, có thể giảm được nguy cơ đau khớp gối bằng những lưu ý sau:
- Lựa chọn loại giày phù hợp: Đây là một trong những lưu ý tưởng chừng đáng chú ý, tuy nhiên nó lại giúp bảo vệ đầu gối của bạn hiệu quả. Việc đi một đôi giày thoải mái sẽ giúp cải thiện tư thế đi lại của bạn.
- Chọn môn thể thao phù hợp: Nên chọn một bộ môn thể thao phù hợp với bản thân và mục đích. Nếu chỉ có ý định rèn luyện sức khỏe thì nên chọn các bộ môn nhẹ nhàng và luyện tập ở mức vừa phải. Nếu là vận động viên thì cần được đào tạo bài bản, tập luyện đúng kỹ thuật.
- Chọn môi trường chơi: Bề mặt hoạt động trơn tru, sân tập luyện cần được bảo trì đúng và không có chướng ngại vật làm cản trở quá trình tập luyện.
- Tuân thủ theo hướng dẫn để rèn luyện những bài tập về kỹ năng, sức mạnh một cách chính xác để hạn chế đối mặt với tình trạng chấn thương xương khớp nói chung và khớp gối nói riêng.
Cơn đau đầu gối có thể gây nguy hiểm hay không, tất cả còn tùy thuộc vào việc bạn chăm sóc và điều trị có đúng hay không. Do đó, những kiến thức được đề cập ở trên sẽ cần bạn chủ động để từ đó, khắc phục cơn đau khó chịu, cùng với hạn chế những chấn thương không đáng có.
DS. Quỳnh
Theo Giáo dục & Cuộc sống/Giáo dục & Thời đại
Link gốc: https://cuocsong.giaoducthoidai.vn/dau-dau-goi-khi-choi-the-thao-nguyen-nhan-cach-khac-phuc-n22095.html