Nguyên nhân khiến khí huyết (máu) lưu thông kém & Cách điều trị

2022-09-05 11:02:00

Khí huyết chính là nguồn dưỡng chất của cả cơ thể. Khi khí huyết lưu thông kém ở đâu, bệnh ắt sẽ từ đó mà sinh ra. Vậy khí huyết lưu thông kém bắt nguồn từ những nguyên nhân nào? Có những cách nào để giúp điều trị cũng như phòng ngừa?

I - Khí huyết lưu thông kém là như thế nào?

Hệ tuần hoàn trong cơ thể (bao gồm tim và hệ mạch) là một hệ thống vô cùng phức tạp và có một vai trò rất lớn, giúp duy trì hoạt động của cơ thể nhờ cung cấp lượng máu, oxy và dưỡng chất cần thiết tới tất cả các tế bào và bộ phận.

Nhưng khi tuần hoàn lưu thông và hoạt động kém hiệu quả, làm các bộ phận trong cơ thể không nhận được đủ lượng máu, oxy và dưỡng chất từ đó mà cũng không thể hoạt động được tốt. Đây gọi là tình trạng khí huyết lưu thông kém.

máu lưu thông kém là gì

II - Dấu hiệu nhận biết máu huyết lưu thông kém

Dù xuất hiện không rõ ràng nhưng tình trạng khí huyết lưu thông kém vẫn có những dấu hiệu điển hình nhất gồm:

  • Tê bì, ngứa ran vùng tứ chi, cảm giác đau như bị kim châm ở đầu các chi: Đây là dấu hiệu đặc trưng nhất.
  • Tay chân lạnh: So với cơ quan trong của cơ thể, người bệnh sẽ cảm thấy tay chân lạnh hơn.
  • Phù bàn chân: Phù ở vị trí bàn chân hoặc mắt cá chân, chỗ phù bị sưng đau, da căng và nóng hơn.
  • Rối loạn nhận thức: Khiến người bệnh cảm thấy khó tập trung hơn, trí nhớ cũng bị suy giảm.
  • Rối loạn tiêu hóa: Bị đau bụng, táo bón, tiêu chảy, thậm chí là đi ngoài ra máu.
  • Đau cứng khớp và chuột rút: Đặc biệt, đau nhức khớp sẽ càng nặng hơn khi người bệnh ngồi một chỗ hoặc đứng quá lâu.
  • Da xanh xao: Là da trở nên nhợt nhạt, thiếu sức sống, giống với người bệnh thiếu máu.
  • Toàn thân mệt mỏi, uể oải.

III - Khí huyết khó lưu thông là do nguyên nhân gì?

1. Bệnh động mạch ngoại biên

Bệnh gây hẹp động mạch (do có những mảng xơ vữa tích tụ ở thành mạch, khiến động mạch bị cứng lại), dẫn đến tuần hoàn lưu thông máu kém đến các chi, chủ yếu là ở chân.

Bệnh gây ra tình trạng khiến các chi (chủ yếu ở chân) có cảm giác tê ngứa râm ran, sưng đau và yếu hơn. Lâu dần nếu không được khắc phục kịp thời bệnh có thể gây ra tổn thương hệ thần kinh, tai biến mạch máu não, đau tim.

Bệnh động mạch ngoại biên thường gặp ở người từ 50 tuổi trở lên, tuy nhiên hiện nay đang có xu hướng ngày càng trẻ hóa, đặc biệt là ở người thường xuyên hút thuốc lá.

2. Cục máu đông

Cục máu đông trong hệ mạch có thể làm tắc nghẽn một phần hoặc toàn bộ dòng máu đang lưu thông. Khi cục máu đông xuất hiện ở những vị trí như tay, chân gây ra tuần hoàn lưu thông máu kém tại những vị trí này, khiến người bệnh gặp phải các tình trạng như đau, sưng, nóng ở vùng đó, ảnh hưởng tới khả năng vận động.

Đặc biệt, khi cục máu đông này di chuyển đến các vị trí khác trong cơ thể như tim, phổi, não bộ, có thể gây ra nhiều tình trạng nguy hiểm, ảnh hưởng tới tính mạng như tai đau tim, thuyên tắc phổi, tai biến mạch máu não.

cục máu đông làm máu lưu thông kém

3. Suy tĩnh mạch

Đây là tình trạng các tĩnh mạch bị giãn ra, bị xoắn hoặc ứ máu (thường xảy ra ở chân), làm ảnh hưởng tới quá trình lưu thông vận chuyển máu của hệ mạch. Khi đó, người bệnh sẽ thường gặp phải các triệu chứng bất thường ở chân như ngứa, nóng rát, đau nhức, chân nặng nề.

Những đối tượng như người cao tuổi, phụ nữ đang mang bầu, người bị thừa cân, người bị táo bón, người phải đứng làm việc trong thời gian dài, người thường xuyên hút thuốc… thường có nguy cơ cao gặp phải tình trạng này.

4. Tiểu đường

Lượng đường trong máu cao có thể gây ra sự tổn thương cho mạch máu, từ đó làm ảnh hưởng đến sự lưu thông tuần hoàn của toàn cơ thể, gồm cả vùng cánh tay, chân.

Khi đó, người bệnh sẽ thường gặp phải những triệu chứng như:

  • Chân tay lạnh.
  • Tê tay chân, bàn chân bị khô nứt nẻ, móng tay giòn, nền móng tay có màu xanh, da cũng có màu xanh nhật.
  • Rụng lông ở vùng tay hoặc chân.
  • Hay bị chuột rút.
  • Thời gian phục hồi khi có vết thương thường rất chậm.

Đặc biệt, người bệnh tiểu đường ở giai đoạn cuối thường sẽ không thể cảm nhận rõ ràng các triệu chứng trên vì bệnh đã khiến cảm giác ở các chi bị giảm mạnh.

Tiểu đường cũng là một trong những yếu tố tác nhân gây ra nhiều tình trạng nguy hiểm về tim mạch, xơ vữa động mạch, huyết áp cao…

5. Thừa cân, béo phì

Vì béo phì sẽ tạo áp lực vùng bụng và phần dưới của cơ thể, khiến mỡ tích tụ trong mạch máu, từ đó gây ra các vấn đề về tuần hoàn như giãn tĩnh mạch, xơ vữa động mạch, viêm toàn cơ thể.

Không chỉ vậy, thừa cân béo phì cũng là một trong những tác nhân gây ra các tình trạng như hội chứng chuyển hóa, tiểu đường… chúng đều có thể làm ảnh hưởng đến tuần hoàn lưu thông máu.

6. Bệnh Raynaud

Khi mắc bệnh lý này, những động mạch ở bàn tay và ngón chân của người bệnh sẽ bị co thắt, thu hẹp lại, làm giảm khả năng lưu thông tuần hoàn. Các triệu chứng của bệnh sẽ thường xảy ra nhiều hơn mỗi khi người bệnh gặp căng thẳng hoặc ở trong phòng lạnh.

Bệnh thường xuất hiện ở những người bị lạnh tay chân kéo dài, người già trên 60 tuổi, người mắc bệnh tắc nghẽn mạch máu, rối loạn mô liên kết, bệnh xơ cơ… hoặc do tác dụng phụ của một vài loại thuốc điều trị.

IV - Máu huyết lưu thông kém phải làm sao?

1. Tập các bài thể dục hỗ trợ

Với một số bài tập như:

  • Bài tập squat: Đây là bài tập vô cùng quen thuộc có tác dụng giúp tim bơm máu hiệu quả hơn, hỗ trợ tình trạng đau lưng, đường huyết. Cách thực hiện cũng rất đơn giản, bạn chỉ cần đứng thẳng, 2 chân bằng vai, 2 tay chống hông, từ từ hạ thấp người xuống, đầu gối cong như đang ngồi trên 1 chiếc ghế, lưu ý lưng vẫn phải thẳng, giữ trong khoảng 6 giây rồi lại đứng lên về vị trí cũ. Lặp lại động tác đứng lên ngồi xuống này khoảng 10 lần.
  • Bài tập chống chân lên tường: Với bài tập này, bạn thực hiện ở tư thế nằm, để 1 bên vai ở sát tường, sau đó sau người để chân đặt trên tường, di chuyển sao cho mông áp sát vào tường, úp 2 lòng bàn tay xuống để trên sàn.

máu lưu thông kém nên tập thể dục

2. Uống các loại nước giúp lưu thông máu

  • Nước lọc: Vì nước chiếm 50% thành phần của máu, bạn cần đảm bảo uống đủ lượng nước ít nhất khoảng 2 lít mỗi ngày để cải thiện tuần hoàn và duy trì các hoạt động của cơ thể.
  • Nước ép lựu: Loại nước này nhờ chứa nhiều thành phần chống oxy hóa, có tác dụng giúp tăng cường hệ tim mạch, bảo vệ mạch máu, cải thiện lưu thông máu tới toàn cơ thể.
  • Nước ép củ cải đường: Giúp cải thiện lưu thông máu và sức khỏe tim mạch nhờ chứa thành phần nitrat.
  • Nước của những loại quả mọng nước: Như quả dâu tây, mâm xôi, cherry, việt quất… nhờ có thành phần chất kháng viêm và anthocyanin - 2 thành phần này sẽ giúp bảo vệ mạch máu, tăng cường lưu thông máu.
  • Nước ép nho: Nho cũng là một loại quả rất tốt cho mạch máu và quá trình lưu thông máu nhờ cũng chứa nhiều thành phần chống oxy hóa.
  • Sữa hạt óc chó: Vì hạt óc chó có tác dụng tăng cường chức năng mạch máu, không chỉ tốt cho người bệnh khí huyết lưu thông kém mà còn cho cả người bệnh tiểu đường.
  • Trà gừng: Người bệnh nên uống từ 1 đến 2 tách trà gừng mỗi ngày để có thể bảo vệ hệ tim mạch.

3. Không nằm, ngồi quá lâu

Vì việc nằm hay ngồi quá lâu ở 1 tư thế sẽ không tốt cho hệ tuần hoàn trong cơ thể, làm cản trở quá trình lưu thông máu. Người bệnh có thể thay đổi thói quen xấu này bằng cách thay đổi tư thế từ ngồi thành đứng khi làm việc hoặc thường xuyên đứng dậy đi lại.

4. Thay đổi lối sống sinh hoạt

Người bệnh nên:

  • Áp dụng một chế độ ăn nhiều rau xanh, trái cây tươi, ăn nhiều hơn các loại thực phẩm tốt cho sức khỏe như cá, ngũ cốc nguyên hạt… Đồng thời cũng hạn chế tiêu thụ những loại thức ăn sẵn chứa quá nhiều đường, muối.
  • Tập thể dục đều đặn, với những bộ môn thể thao như bơi lội, yoga, thiền, chạy bộ…
  • Không hút thuốc.
  • Duy trì cân nặng ở mức hợp lý nhất, tránh để bản thân bị thừa cân.
  • Kiểm soát sức khỏe định kỳ, theo dõi các chỉ số.

5. Sử dụng thuốc, thực phẩm chức năng hỗ trợ

Với người bệnh khí huyết kém lưu thông, việc sử dụng các sản phẩm Đông y giúp bổ huyết, hoạt huyết, vừa bổ sung thêm dưỡng chất cho máu, vừa tăng cường lưu thông máu tới toàn cơ thể được đánh giá là một phương pháp an toàn và hiệu quả nhất để cải thiện tình trạng này.

Trong đó, Viên hoạt huyết nhất nhất 3 là một trong những sản phẩm chất lượng được rất nhiều người bệnh chọn lựa nhờ:

  • Đến từ một thương hiệu vô cùng uy tín - Dược phẩm Nhất Nhất.
  • Thành phần hoàn toàn từ nguồn thảo dược chất lượng cao cùng quy trình sản xuất chuẩn GMP-WHO, đảm bảo an toàn, nói không với tác dụng phụ.
  • Đạt chuẩn Đông Y Thế Hệ 2, hiệu quả cả trong trường hợp bệnh nặng.
  • Được nghiên cứu dựa theo phương thuốc hoạt huyết hiệu nghiệm nhất trong y học cung đình Huế, phương thuốc chỉ dành cho bậc vua chúa thời nhà Nguyễn xưa.

uống nymp 3 cải thiện máu kém lưu thông

Có thể thấy, tình trạng khí huyết lưu thông kém nếu không được phát hiện và khắc phục kịp thời hoàn toàn có thể gây ra biến chứng nguy hiểm tới toàn cơ thể, đặc biệt là ở tim và não bộ. Vì vậy, người bệnh cần sớm tìm ra cho bản thân những phương pháp điều trị cũng như phòng ngừa đúng cách.

Bài viết liên quan

Lên đầu trang
Loading
SP Hữu ích Khuyến mãi
Sản phẩm
Liên hệ