[Cảnh báo] 9 dấu hiệu SUY GIẢM NỘI TIẾT TỐ NỮ - Bạn không nên bỏ qua!

2023-02-21 14:14:13

Suy giảm nội tiết tố nữ là nguyên nhân dẫn tới hàng loạt những triệu chứng khó chịu không mong muốn cho cơ thể từ mệt mỏi, nhức xương khớp, bốc hỏa mất ngủ cho đến tăng cân mất kiểm soát. Chỉ có một sự mất cân bằng hormone rất nhỏ cũng có thể gây những ảnh hưởng rõ rệt lên tinh thần và sức khỏe tổng thể của bạn. Nhận biết dấu hiệu suy giảm nội tiết tố nữ như thế nào? Cách điều chỉnh lại nồng độ hormone ra sao? Cùng tìm hiểu trong bài viết sau đây!

Suy giảm nội tiết tố nữ

I. Suy giảm nội tiết tố nữ là gì?

Suy giảm nội tiết tố nữ là hiện tượng cơ thể không sản sinh đủ, thiếu hay là bị sụt giảm hàm lượng hormone nội tiết estrogen. Estrogen được sản sinh phần lớn ở buồng trứng, một ít từ tuyến thượng thận, nhau thai và tế bào mỡ. Hormone nội tiết tố giữ vai trò then chốt trong phát triển sắc đẹp, sinh lý nữ và sức khỏe sinh sản.

Nồng độ estrogen ở mức bình thường trong cơ thể nữ giới sẽ nằm trong khoảng 50 pg/ml - 400pg/ml. Trong trường hợp hàm lượng estrogen liên tục thấp hơn 100pg/ml - nghĩa là bạn đang  bị suy giảm nội tiết tố hoặc rối loạn nội tiết tố nữ.

Để thấy được tầm quan trọng của nội tiết tố đối với phái nữ, cùng xem estrogen giữ các vai trò quan trọng qua từng giai đoạn phát triển của cơ thể nữ giới như thế nào?

  • Điều hòa kinh nguyệt và định hình các đặc tính sinh dục nữ giới trong giai đoạn phát triển dậy thì.
  • Giai đoạn đầu khi mang thai và trong các kỳ kinh nguyệt, estrogen giữ vai trò kiểm soát phát triển niêm mạc tử cung.
  • Tạo ra những thay đổi ở ngực nữ giới bao gồm mô mỡ và tuyến sữa ở giai đoạn dậy thì và mang thai.
  • Tham gia vào quá trình chuyển hóa cholesterol và xương. Tác dụng lưu trữ canxi giúp giảm thiểu nguy cơ mất xương, loãng xương.

Bên cạnh đó, estrogen cũng tham gia vào quá trình điều chỉnh cân nặng, độ nhạy của insulin hay chuyển hóa glucose.

II. Dấu hiệu suy giảm nội tiết tố nữ

1. Rối loạn kinh nguyệt

Rối loạn kinh nguyệt là một trong những dấu hiệu suy giảm nội tiết tố nữ điển hình. Do nội tiết tố cũng có vai trò trong điều hòa kinh nguyệt nên khi nội tiết tố bị sụt giảm sẽ dẫn đến kinh nguyệt không đều với những biểu hiện như: chu kỳ kinh đến nhanh hoặc muộn hơn, diễn ra ngắn hoặc dài hơn so với thông thường, bị thưa kinh, rong kinh, ít kinh hoặc thiểu kinh...

Dấu hiệu suy giảm nội tiết tố nữ

Rối loạn kinh nguyệt - một trong những dấu hiệu điển hình của suy giảm nội tiết tố nữ


2. Âm đạo khô hạn, giảm ham muốn tình dục

Giảm ham muốn tình dục phổ biến nhất ở phụ nữ trải qua giai đoạn tiền mãn kinh và mãn kinh lý do suy giảm nồng độ estrogen và testosterone. Rối loạn nội tiết tố estrogen và progesterone cũng dễ gây ra tình trạng âm đạo bị khô hoặc teo âm đạo, tiết dịch nhờn bị ít hơn nên cảm thấy đau rát và dần dần mất cảm xúc khi quan hệ gây giảm ham muốn tình dục. Lam dụng thuốc tránh thai hoặc thuốc chống trầm cảm cũng có thể làm thay đổi nồng độ hormone nội tiết từ đó gây ra tình trạng khô hạn.

3. Da nhăn nheo, khô sạm, mọc mụn nội tiết

Suy giảm nội tiết tố cũng gây nên các vấn đề về da: mụn trứng cá (mụn nội tiết) mãn tính ở người trưởng thành có thể là dấu hiệu của hàm lượng thấp estrogen và progesterone hoặc nồng độ hormone androgen cao. Estrogen cũng có vai trò kích thích sản xuất lượng dầu giữ cho da mịn màng và săn chắc. Chính vì thế mà khi estrogen bị suy giảm nồng độ sẽ khiến da bị khô, mỏng đi, độ đàn hồi kém kèm theo tình trạng mất nước dẫn đến da bị xỉn màu, thâm sạm và xuất hiện những nếp nhăn, nám nội tiết...

4. Tâm trạng thất thường

Nội tiết tố estrogen có những tác động nhất định lên các chất dẫn truyền thần kinh trong não trong đó có serotonin (một chất dẫn truyền có tác dụng cải thiện tâm trạng, cảm giác thèm ăn và ham muốn tình dục...). Chính vì thế mà những thay đổi hàm lượng estrogen có thể gây ra những rối loạn cảm xúc ở nữ giới như dễ lo âu, trầm cảm, tâm lý thay đổi thất thường... Một ví dụ điển hình là trầm cảm sau sinh tác động bởi suy giảm nội tiết tố nữ hậu sản. Với những chị em gặp phải tình trạng này cần có được sự quan tâm đặc biệt từ phía gia đình và nên được thăm khám chăm sóc y tế.

5. Bốc hỏa, đổ mồ hôi

Nồng độ estrogen suy giảm sẽ tác động đến vùng não điều khiển nhiệt độ của cơ thể, gây cảm giác nóng bừng đột ngột. Bốc hỏa xảy ra, mạch máu gần da mặt sẽ giãn ra, da đổ mồ hôi nhiều hơn tác dụng để làm mát cơ thể. Ở một số trường hợp còn thấy tim đập nhanh và cảm giác ớn lạnh sau những cơn bốc hỏa.

Bốc hỏa đổ mồ hôi cũng thường diễn ra vào ban đêm ở những phụ nữ đang trong giai đoạn tiền mãn kinh và mãn kinh. 

Bốc hỏa, đổ mồ hôi, mất ngủ là dấu hiệu suy giảm nội tiết tố nữ

Bốc hỏa, đổ mồ hôi, mất ngủ là dấu hiệu suy giảm nội tiết tố nữ

>>> XEM THÊM: Phụ nữ không còn ham muốn, có phải điều bất thường? 

6. Mệt mỏi, mất ngủ

Estrogen và progesterone cũng có tác dụng giúp bạn dễ đi vào giấc ngủ hơn. Chính vì thế mà khi buồng trứng dần sản xuất ít estrogen và progesterone đi nhất là trong thời kỳ tiền mãn kinh và mãn kinh kèm theo hiện tượng bốc hỏa đồ mồ hôi đêm gây gián đoạn giấc ngủ của bạn, khiến bạn cảm thấy mệt mỏi, mất tập trung và thiếu sức sống vào ban ngày.

7. Mất xương và loãng xương

Theo ước tính sinh lý học loãng xương trong suốt quãng đời của người phụ nữ thì có khoảng 25% xương xốp và 15% xương đặc bị mất đi nguyên nhân xuất phát từ sự sụt giảm hàm lượng estrogen.

Estrogen sản sinh có khả năng ảnh hưởng lên nguyên bào xương gây ức chế cho quá trình phân hủy xương và nó cũng hỗ trợ giúp hình thành xương. Hoạt động của estrogen khi phối hợp với vitamin D, canxi và khoáng chất tác dụng tăng cường sức khỏe xương. Do vậy, khi nồng độ estrogen bị suy giảm trở thành một trong những nguyên nhân chính dẫn tới tình trạng loãng xương, đặc biệt là ở phụ nữ đang trong giai đoạn tiền mãn kinh.

Suy giảm nội tiết tố nữ gây loãng xương

 

8. Mỡ bụng, tăng cân và mất vóc dáng

Một trong những thủ phạm gây ra tình trạng béo bụng ở nữ giới chính là do cơ thể bị suy giảm nội tiết tố nữ. Thiếu hụt nội tiết tố khiến bạn ăn không có cảm giác no, ăn bao nhiêu cũng thấy đói. Ngoài ra nó cũng khiến cơ thể luôn cảm thấy thấy căng thẳng, mệt mỏi dẫn tới thèm ăn đồ ngọt và tích trữ nhiều chất béo gây mất kiểm soát cân nặng.

Đặc biệt, tình trạng béo bụng xảy ra do rối loạn nội tiết tố thì khó có khả năng giảm cân hơn so với tình trạng xuất hiện mỡ bụng nguyên nhân chỉ là do ăn nhiều.

Thêm một nguyên nhân khác liên quan đến việc suy giảm hormone nội tiết gây tăng cân đó hoạt động của tuyến giáp bị kém đi (tuyến giáp hoạt động kém dẫn tới không sản xuất đủ hormone để điều chỉnh cho quá trình trao đổi chất dẫn tới tích mỡ bụng và tăng cân).

Mỡ bụng, tăng cân do suy giảm nội tiết tố nữ

Mỡ bụng, tăng cân do suy giảm nội tiết tố nữ

9. Khó thụ thai, giảm tỷ lệ thụ thai thành công 

Rối loạn nội tiết tố là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây vô sinh ở nữ giới. Suy giảm nội tiết tố khiến hàm lượng estrogen trong cơ thể duy trì ở mức thấp có thể gây cản trở quá trình rụng trứng từ đó khiến tỷ lệ thụ thai thành công thấp, thậm chí là có thể dẫn đến vô sinh.

>>> XEM THÊM: [Nhận biết] Dấu hiệu nội tiết kém khi mang thai - Mẹ bầu cần lưu ý gì? 

III. Nguyên nhân gây suy giảm nội tiết tố nữ

Nguyên nhân suy giảm nội tiết tố nữ có liên quan mật thiết đến nồng độ estrogen và progesterone trong cơ thể. Quá trình mất cân bằng nội tiết tố bị ảnh hưởng do một hoặc nhiều nguyên nhân dưới đây:

  • Tuổi tác: Thường gặp ở phụ nữ trong giai đoạn đã lấy chồng hoặc những người phụ nữ trung niên, nội tiết sẽ có dấu hiệu suy giảm sau khi phụ nữ mang thai và sinh con. Tuy nhiên, suy giảm nội tiết tố cũng có thể gặp ở những đối tượng con gái trong giai đoạn dậy thì. Càng lớn tuổi, buồng trứng cũng giảm dần sản sinh estrogen.
  • Vận động thể dục, thể thao quá sức so với thể lực cơ thể dẫn đến tình trạng vô kinh vùng dưới đồi. Lúc này não sẽ giải phóng thiếu loại hormone kích hoạt buồng trứng tiết ra estrogen.
  • Chức năng hoạt động của tuyến yên thấp dẫn đến khả năng truyền tín hiệu kém cho buồng trứng sản xuất ra estrogen.
  • Suy buồng trứng sớm - nghĩa là độ tuổi trước 40 đã có tình trạng buồng trứng dừng hoạt động sản xuất estrogen, có thể do nhiều yếu tố gây ra như khuyến khuyết di truyền từ người nhà, nhiễm độc hoặc tình trạng tự miễn.
  • Phụ nữ trong thời kỳ tiền mãn kinh - mãn kinh buồng trứng dừng hoạt động và làm ngừng sản xuất estrogen.
  • Rối loạn ăn uống: dung nạp quá nhiều thức ăn hoặc biếng ăn khiến hàm lượng estrogen trong cơ thể bị mất cân bằng.
  • Đang điều trị ung thư: Các phương pháp hóa trị, xạ trị điều trị ung thư sẽ ảnh hưởng đến khả năng sản xuất estrogen của buồng trứng. Ngoài ra nếu áp dụng phẫu thuật cắt bỏ hai hay một bên buồng trứng cũng sẽ ảnh hưởng lớn đến hàm lượng estrogen trong cơ thể, khiến nồng độ estrogen bị sụt giảm thấp.

Ngoài ra, còn có các yếu tố khiến phụ nữ có nguy cơ cao bị rối loạn và suy giảm nội tiết như:

  • Uống thuốc tránh thai: Nhiều người cho rằng sử dụng thuốc tránh thai là một phương pháp nhanh và hiệu quả trong việc ngăn có thai. Loại thuốc này có thành phần chính giúp bổ sung hàm lượng estrogen tổng hợp, tuy nhiên nếu dùng lâu ngày sẽ làm estrogen tăng mạnh hơn so với progesterone làm rối loạn nội tiết trong cơ thể.
  • Môi trường ô nhiễm: Môi trường độc hại, ô nhiễm ảnh hưởng nhiều tới sức khỏe trong đó sẽ gây tình trạng rối loạn nội tiết trong cơ thể.
  • Lựa chọn sai sản phẩm chăm sóc sắc đẹp: Mỹ phẩm hay các loại thực phẩm chức năng có tác dụng giúp chăm sóc sắc đẹp và sức khỏe phái nữ. Nhưng việc lựa chọn mỹ phẩm sai cách sẽ làm ảnh hưởng tới chức năng nội tiết tố của cơ thể.
  • Dinh dưỡng không khoa học: Chế độ ăn rất quan trọng đối với nội tiết tố nữ, do đó chị em cần tránh những thói quen ăn uống ảnh hưởng tới việc cân bằng nội tiết tố như đồ ăn sẵn, đóng hộp có chứa chất bảo quản, kiêng kem quá kỹ.
  • Phụ nữ sau sinh: Thậm chí ngay trong giai đoạn mang thai hay nạo hút thai, người phụ nữ đã bắt đầu có những dấu hiệu thay đổi hormone, khiến nồng độ estrogen không được cân bằng trong cơ thể.

Suy giảm nội tiết tố nữ

Càng lớn tuổi, buồng trứng giảm dần sản sinh estrogen

IV. Cách khắc phục và điều trị suy giảm nội tiết tố nữ

1. Liệu pháp thay thế hormone (HRT)

Liệu pháp HRT - Thay thế hormone là phương pháp điều trị phổ biến đối với những trường hợp bị suy giảm nội tiết tố nữ estrogen và progesterone sử dụng nhiều đối với trường hợp phụ nữ sắp vào thời kỳ mãn kinh.

Đối với liệu pháp này, tùy vào tình trạng thiếu hụt mà người bệnh sẽ được sử dụng các dạng estrogen tổng hợp hoặc kết hợp với progesterone để cân bằng lại mức độ nội tiết tố trong cơ thể, đưa trở về mức độ bình thường. 

2. Liệu pháp estrogen (ET)

Trong độ tuổi từ 25 đến 50, khi điều trị suy giảm nội tiết tố thường được chỉ định với liệu pháp estrogen nghĩa là liệu pháp bổ sung estrogen liều cao bù đắp cho lượng estrogen bị thiếu hụt đồng thời giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch, mất xương hay các bệnh lý khác do tình trạng sụt giảm estrogen gây ra.

Tuy nhiên, bác sĩ sẽ đưa ra hướng điều trị này chủ yếu dành cho phụ nữ mãn kinh và không còn tử cung.

3. Liệu pháp Estrogen Progesterone / Progestin (EPT)

Liệu pháp này khác với hai liệu pháp bên trên nên người bệnh tránh nhầm lẫn. Đối với phụ nữ vẫn còn tử cung sẽ được kết hợp sử dụng cả estrogen và progesterone dưới dạng có sẵn, tự nhiên hoặc progestin.

Tuy nhiên, nhiều nghiên cứu đã cho thấy mối liên hệ giữa việc sử dụng liệu pháp này liên tục trong thời gian dài đã dẫn tới nguy cơ cao bị mắc ung thư vú, xuất hiện các cục máu đông, đau tim và đột quỵ. 

Chính vì thế mà trước khi lựa chọn liệu pháp thay thế hormone để điều trị cân bằng nội tiết tố, bổ sung estrogen vào cơ thể người bệnh cần có sự tư vấn từ bác sĩ để cân nhắc xác định được những lợi ích và rủi ro, tác dụng phụ có thể gặp phải.

điều trị suy giảm nội tiết tố nữ

Cần nhận tư vấn từ bác sĩ về những lợi ích và rủi ro sức khỏe trước khi áp dụng điều trị liệu pháp hormone

Cần lưu ý thêm, những đối tượng không nên sử dụng liệu pháp này gồm:

  • Tuổi mãn kinh đã xảy ra cách thời điểm hiện tại 10 năm.
  • Có tiền sử ung thư vú, buồng trứng hoặc có khối u ác tính.
  • Tiền sử có cục máu đông.

Liệu pháp thay thế hormone được sử dụng dưới nhiều hình thức khác nhau như viên uống, gel bôi, miếng dán, thuốc xịt… Nó có thể đem lại hiệu quả nhanh nhưng tác dụng tạm thời, không bền vững, lại dễ đem tác dụng phụ nghiêm trọng.

4. Cải thiện nội tiết tố nữ theo phương pháp Đông y

Bổ sung estrogen tự nhiên từ Đông y, giúp từ từ tăng cường được chức năng buồng trứng. Phương pháp này giúp kích thích cơ thể sản sinh ra hàm lượng estrogen tự nhiên, vừa mang lại hiệu quả điều trị suy giảm nội tiết tố tốt với hiệu quả bền vững và không có tác dụng phụ.

Tuy nhiên, không phải cứ thuốc Đông y là có thể làm được điều này, hiện nay, trên thị trường tràn lan các sản phẩm không rõ nguồn gốc, đông y trá hình… dễ khiến nhiều người mất niềm tin vào Đông y. Phải là Đông y thế hệ 2 với Viên nội tiết Ngự y mật phương mới đem lại hiệu quả thực sự vượt trội. Khi được sản xuất theo công thức bí truyền tại nhà máy của Dược phẩm Nhất Nhất đạt chuẩn GMP - WHO.

Nhờ đó mà sản phẩm Viên nội tiết đã giúp được nhiều phụ nữ suy giảm nội tiết cân bằng được nồng độ estrogen, giúp duy trì vóc dáng, tăng cường ham muốn… một cách hiệu quả. Hy vọng qua bài viết bạn sẽ bổ sung thêm được nhiều kiến thức có ích.

thông tin tư vấn

Viên nội tiết Nhất Nhất 44
Viên nội tiết Nhất Nhất 44

Bài viết liên quan

Lên đầu trang
Loading
SP Hữu ích Khuyến mãi
Sản phẩm
Liên hệ