Bị bệnh trĩ có nên tập thể dục, thể thao không? Nên tập môn nào?

2023-08-31 13:13:59

Việc tập luyện thể dục, thể thao mang lại rất nhiều lợi ích cho sức khỏe. Nhưng nhiều người bị trĩ lại băn khoăn, lo lắng không biết có nên tập thể dục thể thao không. Vậy bị trĩ có nên tập không và tập như nào mới mang lại hiệu quả tốt nhất hãy cùng đọc bài viết dưới đây để tìm hiểu.

I - Có nên tập thể dục, thể thao khi đang bị bệnh trĩ không?

Việc có chế độ tập luyện thể dục thể thao hợp lý và khoa học sẽ góp phần cải thiện tình trạng bệnh trĩ. Người bị trĩ nếu thường xuyên tập luyện thể thao, thể dục có thể giúp kích thích hệ tiêu hóa, tăng cường lưu thông máu, cải thiện cơ hậu môn, kiểm soát cân nặng… Cụ thể, những công dụng có thể kể tới bao gồm:

  • Tăng cường lưu thông máu: Khi bị trĩ, máu vùng hậu môn trực tràng dễ bị ứ đọng gây ra sưng tấy, tắc mạch. Việc tập luyện thể dục thể thao thường xuyên giúp máu được lưu thông dễ hạn, cải thiện tình trạng máu bị ứ đọng.
  • Kích thích hệ tiêu hóa: Việc tập luyện thể dục, thể thao có tác dụng kích thích sự co bóp của ruột già và tăng cường đưa chất thải từ trong ruột ra ngoài nhờ đó giúp hệ tiêu hóa làm việc tốt hơn, ngăn ngừa tình trạng táo bón.
  • Cải thiện cơ hậu môn: Các cơ thắt hậu môn khỏe sẽ giúp ngăn ngừa búi trĩ sa ra ngoài, việc tập luyện giúp các cơ này tăng sức bền, độ đàn hồi, giúp các cơ được thư giãn.
  • Giảm mỡ thừa, kiểm soát cân nặng: Trọng lượng lớn từ những người bị thừa cân, béo phì sẽ gây ra một áp lực lớn cho vùng hậu môn trực tràng, khiến các búi trĩ dễ dàng bị sa xuống hơn người có cân nặng bình thường. Tập luyện thể thao thường xuyên sẽ giúp kiểm soát cân nặng và ngăn ngừa tình trạng thừa cân.

Bệnh trĩ có nên tập thể dục, chơi thể thao?

Tập thể dục, thể thao đúng cách có thể giúp trĩ nhanh khỏi hơn

II - Bệnh trĩ nên tập môn thể dục, thể thao nào để nhanh khỏi?

Dưới đây là những môn thể dục, thể thao phù hợp cho người bệnh trĩ:

1. Đi bộ

Đi bộ giúp tăng cường lưu thông máu, giảm nhẹ áp lực lên vùng hậu môn trực tràng nhờ đó giúp thiện đáng kể triệu chứng bệnh trĩ như: Sưng tấy, ngăn ngừa máu ứ đọng gây tắc mạch. Bạn có thể đi bộ nhẹ nhàng quanh khuôn viên mình mình sinh sống mỗi ngày 30 phút hoặc tự điều chỉnh thời gian sao cho phù hợp với tình trạng sức khỏe của bản thân. Trong quá trình đi bộ cần thả lỏng cơ thể và đi thẳng lưng để việc luyện tập mang lại kết quả tốt nhất.

Nên tập thể dục, chạy bộ khi bị trĩ

Đi bộ hoặc chạy bộ nhẹ nhàng có thể làm giảm viêm, sưng do trĩ gây ra

2. Bơi lội

Bơi lội giúp cả cơ thể được vận động một cách đồng đều, giúp hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn, giúp co các cơ vùng hậu môn, tăng cường sức bền cho thành tĩnh mạch nhờ đó ngăn ngừa búi trĩ tiến triển to hơn, hỗ trợ co búi trĩ, ngăn ngừa ngừa táo bón xảy ra.

Nên tập luyện khoảng 3-4 lần/tuần trong nửa tiếng. Trước khi bơi không nên ăn quá no hoặc uống đồ uống có cồn như rượu, bia và đặc biệt không được tập luyện gắng sức.

3. Yoga

Những bài tập yoga phù hợp, vừa sức rất có ích đối với người bệnh trĩ giúp khí huyết lưu thông, tăng sức bền các cơ hậu môn, hỗ trợ co búi trĩ. Ngoài ra đối với những ai đã cắt trĩ việc tập luyện bộ môn này thường xuyên giúp ngăn ngừa bệnh tái phát.

Một số bài tập phù hợp với bệnh trĩ như: Tư thế trồng cây chuối, tư thế con cá, tư thế gác chân lên tường; tập co cơ sàn chậu…

Bị trĩ nên tập các bài tập yoga

Tập yoga đẩy lùi bệnh trĩ

4. Kegels

Bài tập này tác động được trực tiếp lên các cơ ở vùng sàn chậu, giúp tăng sức bền cho các cơ ở vùng này, hỗ trợ co búi trĩ hiệu quả.

Thực hiện bằng cách co cơ hậu môn và giữ trong vòng 10 giây, thực hiện lặp lại 4-5 lần, ngày tập 3 lần để có được hiệu quả tốt nhất.

III - Những môn thể thao nào không nên tập khi bị trĩ

Nếu đã bị trĩ bạn cần hạn chế tập luyện các bộ môn thể thao có cường độ cao, phải dùng nhiều sức đặc biệt là các bộ môn phải gồng cơ bụng, dùng nhiều lực ở vùng bụng

1. Chạy nước rút

Bạn cần phải tránh những môn thể thao yêu cầu phải chạy với tốc độ cao và nhiều như: Chạy marathon, đá bóng… Vì khi này phần bụng sẽ phải chịu một áp lực lớn hơn so với bình thường từ 2-3 lần do phải lấy hơi và căng cứng cơ. Áp lực từ vùng bụng sẽ tác động xuống hậu môn cộng thêm việc tăng cọ xát hậu môn trong quá trình chạy khiến trĩ trở nên nặng hơn.

2. Ngồi thiền

Có thể nhiều người sẽ nghĩ đây là bộ môn rất phù hợp cho người bị trĩ vì nhẹ nhàng. Nhưng thực tế, việc ngồi nhiều trong thời gian dài như thiền khiến hậu môn bị dồn ép, máu bị ứ đọng không được lưu thông. Từ đó làm trầm trọng hơn các triệu chứng của trĩ như: Sưng tấy, chảy máu, viêm nhiễm…

Tìm hiểu thêm: Bị trĩ do ngồi nhiều

Không nên ngồi thiền quá lâu khi bị trĩ

Ngồi thiền lâu có thể dồn ép máu tới các búi trĩ gây đau và sưng

3. Leo núi

Đây là bộ môn thể thao yêu cầu dùng đến nhiều sức lực. Khi leo núi, mồ hôi tiết ra có thể gây kích ứng tới khu vực bị trĩ gây ngứa ngáy, áp lực từ việc thở và lưu lượng máu đổ dồn về các mạch máu vùng xương chậu có thể làm triệu chứng trĩ nặng hơn. Do vậy, người bệnh tốt hơn hết không nên leo núi trong khi đang mắc bệnh trĩ.

Xem thêm: Ngứa hậu môn khi bị trĩ

4. Bài tập cơ bụng

Các bài tập cơ bụng phải dồn nhiều sức lên vùng bụng. Việc này khiến áp lực dồn về vùng hậu môn, có thể khiến các triệu chứng của trĩ trở nên nặng hơn.

5. Tập gym

Các bài tập gym hầu hết đều phải vận động cơ mạnh như: Nâng tạ, cardio, gập bụng...đòi hỏi phải dùng nhiều lực làm gia tăng áp lực lên các tĩnh mạch khiến các mạch máu ngày càng giãn ra.

Hạn chế tập gym khi mắc bệnh trĩ

Thời điểm mắc trĩ nên hạn chế tập gym, nhất là các bài tập mạnh

6. Đạp xe

Đây chắc chắn là bộ môn thể thao mà người bị trĩ không nên tập nhất. Việc ngồi đạp xe tạo ra áp lực rất lớn cho vùng hậu môn. Hơn nữa quá trình đạp xe sẽ có sự ma sát có thể khiến búi trĩ sưng to, chảy máu… làm tình trạng bệnh trở nên nặng thêm.

Bài viết trên đây hi vọng đã giải đáp được thắc mắc: bị bệnh trĩ có nên tập thể dục, thể thao hay không và tập như thế nào là tốt nhất. Mong rằng với những thông tin ở trên bạn sẽ chọn ra được bộ môn thể thao phù hợp với tình trạng của bản thân và điều kiện luyện tập để cải thiện bệnh. Ngoài ra, nên kết hợp với chế độ ăn uống cùng điều trị đúng cách để đẩy lùi bệnh trĩ hiệu quả.

Lên đầu trang
Loading