Đau dạ dày nên ăn gì và kiêng ăn những gì để giảm đau, nhanh khỏi bệnh?

2023-02-09 14:58:23

Dinh dưỡng đóng vai trò cốt yếu trong quá trình chuyển biến của người bệnh đau dạ dày. Vậy khi đau dạ dày nên ăn gì và kiêng gì để hỗ trợ điều trị bệnh nhanh chóng. Những chia sẻ bài viết dưới đây sẽ giúp người bệnh giải đáp được những băn khoăn đó.

I - Đau dạ dày nên ăn gì để giảm đau nhanh chóng?

Đối với những người bị đau dạ dày, ngoài dùng thuốc theo phác đồ thì cần thay đổi chế độ dinh dưỡng hằng ngày. Bạn nên bổ sung các loại thực phẩm dưới đây để hệ tiêu tiêu hóa hoạt động ổn định nhất.

1. Chuối chín

Chuối là loại quả quen thuộc có vị ngọt đậm, dễ tiêu hóa mà còn tốt cho những người bị đau dạ dày. Trong chuối chứa nhiều chất điện giải giúp giảm cảm giác buồn nôn, tiêu chảy ở người bệnh. Đặc biệt tính kiềm ở chuối giúp cân bằng nồng độ axit trong dạ dày, hạn chế chứng trào ngược khó chịu.

Mặt khác, hàm lượng pectin vừa đủ ở chuối chín giúp cơ quan tiêu hóa biến đổi thức ắn dễ dàng. Vậy nên người bệnh nên ăn chuối chín sau khi ăn no đồng thời tránh ăn chuối xanh, chuối ương để không tổn thương lớp niêm mạc.

2. Cơm

Cơm trắng xếp trong nhóm thực phẩm carbohydrate tinh chế , ít chất xơ nên giúp bảo vệ tốt niêm mạc và làm dịu cảm giác khó chịu tại khu vực dạ dày. Cơm có khả năng thu nhập các chất lỏng ở khu vực niêm mạc hạn chế hiện tượng tiêu chảy.

Người bị đau dạ dày có thể lựa chọn cách chế biến mềm, loãng với nguyên liệu chính từ hạt cơm. Trong quá trình chế biến cần nấu mềm dễ tiêu hóa tránh ăn cơm khô, cơm cháy khiến niêm mạc bị cọ xát nghiêm trọng.

người đau dạ dày có thể ăn cơm

Cơm giúp hấp thu chất lỏng ở dạ dày giúp hạn chế hiện tượng tiêu chảy

3. Táo

Theo nghiên cứu, táo là loại quả chứa flavonoid giúp ngăn chặn hoạt động của vi khuẩn HP. Ngoài ra trong táo chứa chất chống oxy hóa cực lớn nhằm kiểm soát các gốc tự do trong cơ thể.

Hàm lượng protein từ táo ổn định hệ tiêu hóa đồng thời cải thiện chứng chướng bụng, khó tiêu, tiêu chảy nhanh chóng. Trung bình người bị đau dạ dày nên ăn từ 1 - 2 quả táo/ngày để cải thiện tốt bệnh dạ dày và tăng cường sức khỏe.

4. Sữa chua

Đau dạ dày nên ăn gì thì chắc chắn không thể thiếu nhóm thực phầm giàu Probiotics - sữa chua. Món ăn cung cấp cho cơ thể số lượng lợi khuẩn giúp loại bỏ nhanh khuẩn gây hại và cân bằng môi trường ở khu vực dạ dày.

Khi sử dụng sữa chua giúp hệ tiêu hóa hoạt động linh hoạt và nâng cao sức đề kháng. Các triệu chứng bệnh lý liên quan đến dạ dày như: viêm dạ dày, viêm loét dạ dày, trào ngược dạ dày được cải thiện nhanh chóng.

5. Khoai tây

Khoai tây gồm lượng tinh bột, cellulose, giàu vitamin B1, B2, phốt pho… có vai trò tốt trong việc hấp thụ các loại axit dư thừa trong dạ dày. Vì vậy người bị đau dạ dày hãy chế biến món ăn từ nguyên liệu khoai tây để hạn chế tiêu chảy, nhuận tràng cực tốt.

bị đau dạ dày nên ăn khoai tây

Khoai tây giúp hệ tiêu hóa của người bệnh hoạt động trơ tru, linh hoạt

6. Yến mạch và ngũ cốc nguyên hạt

Bột yến mạch là loại hạt chứa nhiều dinh dưỡng, các axit béo không no, cùng một số khoáng chất như canxi, sắt, photpho… bảo vệ lớp niêm mạc dạ dày. Sử dụng bột yến mạch khoa học giúp ổn định đường ruột, nhuận tràng cung cấp dưỡng chất cơ lợi cho sức khỏe.

Người bị đau dạ dày nói riêng và những người thường xuyên gặp các vấn đề về tiêu hóa nói chung dùng bột yến mạch sẽ rất có lợi. Ngoài ra, người bệnh có thể sử dụng ngũ cốc nguyên hạt hoặc các loại hạt giàu dưỡng chất để ổn định niêm mạc.

7. Bánh mì

Bánh mì là thực phẩm cải thiện những biểu hiện khó chịu của người mắc bệnh dạ dày. Bánh mì có kết cấu khô nên chúng có khả năng hút dịch vị dư thừa có trong dạ dày. Ngoài ra, thành phần của bánh mì giúp ngăn ngừa hiện tượng axit bào mòn dạ dày mỗi khi xuất hiện cơn đau.

Khi ăn bánh mì bạn nên chọn ăn bánh mì nướng để đạt hiệu quả điều trị cao. Bạn nên tránh kết hợp bánh mì với bơ, mứt hay phô mai, đồ chua cay khiến tác dụng trị bệnh bị giảm sút.

8. Đậu bắp

Đau dạ dày nên ăn gì tốt thì không thể bỏ qua các món ăn chế biến từ đậu bắp. Theo đó đậu bắp được mệnh danh là nhân sâm cho cơ quan tiêu hóa vì hỗ trợ người mắc bệnh đau dạ dày cực tốt.

Trong đậu bắp có chứa vitaminm, carotene cùng nhóm dưỡng chất thúc đẩy làm lành vết loét tại niêm mạc. Phần chất nhầy từ đậu bắp là lá chắn hạn chế các yếu tố gây hại xâm nhập làm tổn thương niêm mạc. Bên cạnh đâu bắp bạn có thể dùng đậu phộng, hạt điều, vừng ràng, thì là để cải thiện cơn đau dạ dày nhanh chóng.

9. Nước dừa

Nước dừa là thức uống giàu chất xơ hòa tan với khả năng làm mát niêm mạc, hạn chế hiện tượng nóng rát dạ dày. Ngoài ra, dừa sở hữu lượng kali khổng lồ, đây được xem là chất điện giải giúp cân bằng dịch vị ở khu vực dạ dày.

Tuy nhiên bệnh nhân đau dạ dày chỉ được sử dụng tối đa khoảng 3 - 4 trái/tuần. Tránh việc lạm dụng nước dừa và cùi dừa vì khiến người bệnh có hiện tượng đầy bụng và ớn lạnh khó chịu.

XEM THÊM: Bị trào ngược dạ dày có ăn được hành tây không?

II - Người bị đau dạ dày không nên ăn uống gì?

Bên cạnh những món ăn tốt cho dạ dày thì người bệnh cũng cần phải tránh các món ăn sau khi gặp phải vấn đề về đường tiêu hóa, bao gồm như sau:

1. Gia vị cay nóng

Những món đồ ăn cay, nóng kích thích vị giác nhưng là điều cấm kỵ đối với các cơn đau dạ dày. Theo các chuyên gia, đồ ăn cay nóng làm tăng hàm lượng axit, kích thích niêm mạc dạ dày khiến bệnh ngày càng nặng hơn. Món ăn cay nóng khiến tốc độ tiêu hóa chậm kèm theo cơn nóng rát âm ỉ trong dạ dày.

2. Đồ ăn giàu chất béo

Những thức ăn giàu chất béo rất khó tiêu hóa, ăn nhiều làm tăng gánh nặng cho dạ dày. Lúc này dạ dày cần co bóp liên tục để giải quyết lượng thức ăn nạp vào cơ thể. Bên cạnh đó, chất béo là thành phần gây kích thích đường ruột trường hợp nặng dẫn tới các triệu chứng như tiêu chảy, chán ăn, táo bón…

Ngoài ra các nhóm đồ ăn hun khói chứa lượng muối cao, ăn nhiều sẽ gây ra những tổn hại nhất định cho niêm mạc dạ dày. Do đó người bệnh nên hạn chế sử dụng để tránh bệnh dạ dày diễn biến nghiêm trọng.

đau dạ dày tránh đồ nướng chiên

Đồ ăn nhiều chất béo khiến hệ tiêu hóa làm việc quá tải

4. Hải sản sống, đồ ăn tái

Nhóm thực phẩm này có tính hàn mạnh nên khi ăn liên tục gây kích ứng niêm mạc dạ dày, tổn thương đường tiêu hóa. Mặt khác, trong món ăn sống hoặc làm tái chứa nhiều vi khuẩn ký sinh nên khi chúng xâm nhập vào dạ dày sẽ khiến hệ tiêu hóa bị rối loạn.

Ngoài ra hàm lượng protein trong hải sản sống, đồ ăn tái khi được nạp vào cơ thể cũng không dễ tiêu hóa. Ăn lâu dài, thường xuyên sẽ dẫn đến suy giảm chức năng của dạ dày cũng như gây ra các rối loạn tiêu hóa khác.

5. Đồ chua hay các loại thực phẩm lên men

Các loại cà muối, dưa muối, trái cây chua đã lên men chứa nồng độ axit lớn khiến cho dịch vị trong dạ dày tăng cao. Khi nồng độ axit vượt quá mức sẽ bào mòn lớp niêm mạc đồng thời đẩy ngược lên vùng hầu họng tạo nên cảm giác khó chịu cho người bệnh.

không ăn đồ chua lên men nếu đau dạ dày

Đồ ăn muối chua khiến gia tăng lượng axit lớn trong dạ dày

6. Cà phê, thuốc lá

Cà phê, bia rượu, thuốc lá… không tốt cho sức khỏe dạ dày cũng như sức khỏe tổng thể. Các chất kích thích có trong rượu bia hay thuốc lá khiến mạch máu hệ tiêu hóa bị co lại và gia tăng axit trong dạ dày. Khi đó niêm mạc dạ dày chịu tác động nghiêm trọng và không đủ sức chống lại nhân tố gây hại.

7. Đồ uống có cồn, có ga

Rượu, bia, cà phê, nước ngọt… làm tăng tiết dịch vị axit dạ dày làm tổn thương niêm mạc dạ dày từ đó hình thành nên vết loét. Vì vậy trong những bữa tiệc, cuộc nhậu người bị đau dạ dày cũng hạn hạn chế dùng với liều lượng vừa đủ để tránh bệnh tật nặng thêm.

ĐỌC THÊM: Trào ngược dạ dày ăn ổi được không?

Đau dạ dày nên ăn gì và kiêng gì khách hàng cần lưu tâm để xây dựng chế độ dinh dưỡng phù hợp. Khi tạo dựng chế độ ăn uống lành mạnh, khoa học sẽ giúp hệ tiêu hóa hoạt động ổn định và duy trì thể trangj tốt nhất. Dinh dưỡng và phác đồ điều trị khoa học là 2 nhân tố quan trọng để giảm bệnh lý liên quan đến dạ dày hiệu quả.

thông tin tư vấn

Bài viết liên quan

Lên đầu trang
Loading
SP Hữu ích Khuyến mãi
Sản phẩm
Liên hệ