Căng thẳng thần kinh là gì? Triệu chứng & cách khắc phục hiệu quả

2023-07-19 08:49:26

Căng thẳng thần kinh là một trong những tình trạng rối loạn thần kinh vô cùng phổ biến hiện nay, khi hàng ngày mỗi chúng ta phải đối mặt với vô vàn áp lực, từ gia đình, công việc, học tập… Đây có thể coi là một phản ứng bình thường của con người, nhưng nếu chủ quan và để tình trạng này kéo dài, người bệnh có thể gặp phải nhiều hệ lụy.

I - Căng thẳng thần kinh là gì?

Căng thẳng thần kinh là cảm giác bồn chồn, choáng ngợp trước các tác động về tinh thần, cảm xúc. Khi gặp tình trạng này, cơ thể sẽ tiết ra hormone costirol và adrenaline làm kích thích hệ thần kinh, khiến nhịp tim và nhịp thở tăng lên.

Đây có thể coi là một phản ứng rất bình thường của con người mỗi khi phải đối mặt với những thách thức và thay đổi trong cuộc sống. Tuy nhiên, khi tình trạng thần kinh căng thẳng kéo dài cũng có thể gây ra nhiều hệ lụy.

Việc thần kinh bị căng thẳng thường xuyên khiến cơ thể sản sinh thêm nhiều gốc tự do, chúng tấn công và gây tổn thương tế bào thần kinh, hình thành các cục máu đông, mảng xơ vữa trong thành mạch. Đây cũng là nguyên nhân khiến người bệnh gặp phải các tình trạng như đau đầu, mất ngủ, suy nhược và ảnh hưởng tới quá trình điều trị các bệnh khác.

Thế nào là căng thẳng thần kinh?

Căng thẳng thần kinh thường do các vấn đề về tinh thần, cảm xúc

II - Những triệu chứng nhận biết căng thẳng thần kinh

Các triệu chứng của tình trạng này có thể ảnh hưởng tới cả cơ thể và tâm lý, cảm xúc  và hành vi của người bệnh, bao gồm:

1. Triệu chứng về cảm xúc

  • Khó đưa ra phán đoán, quyết định.
  • Cảm giác thất vọng, tồi tệ, chán nản.
  • Nhớ nhớ quên quên, thường xuyên mất tập trung.
  • Luôn tiêu cực về cách nhìn nhận vấn đề.
  • Hay lo lắng, bồn chồn không yên.
  • Tâm trạng rất thất thường, dễ nổi nóng, tức giận vô cớ.

Triệu chứng nhận biết căng thẳng thần kinh

Căng thẳng thần kinh gây ra nhiều thay đổi tiêu cực về mặt cảm xúc

2. Triệu chứng về thể chất

  • Thường xuyên trằn trọc, mất ngủ, đau mỏi cơ.
  • Hay bị đau đầu, buồn nôn.
  • Tức ngực, tim đập nhanh.
  • Đổ mồ hôi liên tục.
  • Giảm ham muốn tình dục.
  • Chán ăn, khô miệng, cảm giác khó nuốt.
  • Nổi mụn, sạm da.
  • Rối loạn tiêu hóa.
  • Run rẩy mất kiểm soát.

3. Triệu chứng về hành vi

  • Dễ bị kích động.
  • Ăn uống mất kiểm soát.
  • Đập phá đồ đạc.
  • Đổ lỗi cho người khác, vô trách nhiệm.
  • Uống bia rượu, dùng chất kích thích.

III - Nguyên nhân nào gây ra căng thẳng thần kinh?

1. Áp lực trong cuộc sống

Những áp lực trong cuộc sống như công việc không suôn sẻ, mất người thân, vấn đề tài chính… vô vàn những áp lực đó khiến cơ thể chúng ta mất đi sự cân bằng, ảnh hưởng xấu tới não bộ, gây căng thẳng.

Áp lực gây căng thẳng thần kinh

Áp lực từ công việc, cuộc sống

2. Thể chất mệt mỏi

Những người mắc bệnh lý, người làm việc quá sức khiến cơ thể thường xuyên mệt mỏi, lâu ngày có thể dẫn tới suy nhược. Như một lẽ tất yếu, suy nhược sẽ khiến các chức năng các bộ phận làm việc kém hiệu quả. Nếu để cơ thể mệt mỏi, kiệt sức trong thời gian dài sẽ gây ra tình trạng căng thẳng thần kinh và nhiều bệnh lý kèm theo.

3. Suy nhược thần kinh

Áp lực, tiêu cực kéo dài, sang chấn tâm lý… đều có thể gây suy nhược hệ thần kinh. Tình trạng này kéo dài mà không được xử lý sẽ làm rối loạn các chức năng của não bộ và hệ thần kinh, trong đó có thể làm tuần hoàn máu tới não trở nên trì trệ. Tình trạng thiếu máu não khiến não bộ không có đủ oxy và dưỡng chất, không chỉ đơn giản là gây căng thẳng thần kinh mà còn tạo điều kiện khiến các bệnh lý thần kinh nghiêm trọng khác phát triển.

4. Tác động từ các yếu tố khác

Những tác động từ môi trường bên ngoài làm ảnh hưởng xấu tới não bộ, gây căng thẳng thần kinh phải kể đến như do dùng đồ điện tử thường xuyên, làm việc trong môi trường âm thanh quá ồn, ánh sáng chói. Hoặc do người bệnh dùng chất kích thích trong thời gian dài.

Tác nhân bên ngoài gây căng thẳng thần kinh

Tiếp xúc với ánh sáng xanh thường xuyên có thể gây căng thẳng

IV - Căng thẳng thần kinh kéo dài có nguy hiểm không?

1. Ảnh hưởng về tinh thần

  • Mất ngủ: Tình trạng căng thẳng và áp lực kéo dài có thể khiến cơ thể tiết hormone cortisol và adrenaline nhiều hơn bình thường, dẫn đến cảm giác bồn chồn, khó ngủ, gây mất ngủ về đêm. Khi tình trạng này kéo dài còn gây ra các biểu hiên nguy hiểm hơn như co quắp, run rẩy…
  • Rối loạn tâm thần: Căng thẳng thần kinh kéo dài có thể gây ra những tình trạng như hay sợ hãi, hoảng loạn… đó chính là dấu hiệu của chứng rối loạn tâm thần. Theo nghiên cứu, những người bị thường xuyên bị căng thẳng thần kinh có nguy cơ bị rối loạn tâm thần cao hơn tới 80% so với người bình thường.
  • Bệnh Alzheimer: Căng thẳng thần kinh không chỉ ảnh hưởng đến tâm lý mà còn gây hại cho não bộ của người bệnh, đặc biệt là với người đang mắc Alzheimer. Tình trạng căng thẳng kéo dài có thể khiến biến chứng của căn bệnh này tới sớm hơn, gây tổn thương cấu trúc não, dẫn đến các vấn đề như co rút não, suy giảm trí nhớ, giảm miễn dịch.

Tác hại của căng thẳng thần kinh

Mất ngủ do bị căng thẳng thần kinh

2. Ảnh hưởng về thể chất

Không chỉ ảnh hưởng tới tinh thần, căng thẳng thần kinh còn có tác động không nhỏ tới cả thể chất của người bệnh, gây ra các tình trạng:

  • Đau đầu: Dễ dàng nhận thấy, căng thẳng thần kinh chính là một trong những tác nhân chính gây ra tình trạng đau đầu, đau nửa đầu.
  • Béo phì: Căng thẳng kéo dài khiến cơ thể tiết ra nhiều hormone cortisol, gây ra tình trạng bị thừa cân, béo bụng.
  • Giảm tuổi thọ: Bởi theo thống kê, những người bị căng thẳng thần kinh có nguy cơ tử vong cao hơn so với người không bị bệnh.
  • Bệnh tim mạch: Hay bị căng thẳng thần kinh còn làm tăng nguy cơ mắc các bệnh lý về tim mạch. Nguyên nhân là do căng thẳng có thể làm tăng nhịp tim, giảm lưu thông máu tới tim, giải phóng chất béo vào máu. Đặc biệt, khi bị kích động đột ngột do căng thẳng, người bệnh rất có thể sẽ gặp phải vấn đề nghiêm trọng về tim, cụ thể là lên cơn đau tim.
  • Tiểu đường: Có nhiều nghiên cứu đã chỉ ra, bệnh căng thẳng thần kinh có thể làm gia tăng nồng độ glucose trong máu (ở người bệnh tiểu đường tuýp 2). Chưa kể, tình trạng này sẽ dần khiến người bệnh sinh ra nhiều thói quen xấu trong sinh hoạt và ăn uống, khiến bệnh khởi phát hoặc tiến triển nặng hơn.
  • Lão hóa: Do hệ thần kinh luôn trong trạng thái căng thẳng nên nếu không được khắc phục hiệu quả sẽ làm đẩy nhanh quá trình lão hóa của cơ thể tới khoảng từ 9 tới 17 năm so với thông thường.
  • Bệnh đường tiêu hóa: Căng thẳng luôn được coi là một trong những yếu tố tác nhân gây ra các bệnh lý về đường tiêu hóa như viêm đại tràng co thắt, trào ngược dạ dày… Với người bệnh viêm loét dạ dày, căng thẳng thần kinh khiến vết loét trở nên tồi tệ hơn.
  • Hen suyễn: Căng thẳng sẽ khiến các triệu chứng của bệnh hen suyễn càng trở nên tồi tệ hơn.
  • Các bệnh khác: Như bệnh xương khớp, suy nhược cơ thể, bệnh về tâm thần kinh, bệnh tình dục, phụ khoa…

V - Những cách giảm tình trạng căng thẳng thần kinh hiệu quả

Người bệnh có thể tham khảo một số cách dưới đây để giải tỏa áp lực và căng thẳng, giúp hệ thần kinh thư giãn.

1. Xem lại chế độ sinh hoạt, làm việc

  • Xây dựng một chế độ sinh hoạt khoa học, cân bằng giữa làm việc và nghỉ ngơi.
  • Tạo một thói quen đi ngủ và thức dậy đúng giờ, không thức khuya, ngủ nướng.
  • Luôn đảm bảo thời gian ngủ đủ từ 6 - 8 tiếng mỗi đêm.
  • Hạn chế sử dụng điện thoại, các thiết bị điện tử… trước khi đi ngủ để tránh làm ảnh hưởng tới giấc ngủ. Thay vào đó có thể thư giãn trước khi đi ngủ bằng cách đọc sách, thiền, nghe nhạc nhẹ…
  • Thường xuyên tập thể dục.
Cách khắc phục căng thẳng thần kinh từ thói quen sinh hoạt

Đảm bảo thời gian nghỉ ngơi phù hợp

2. Áp dụng chế độ ăn uống khoa học

  • Xây dựng một chế độ ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng, bổ sung nhiều rau xanh và các loại trái cây tươi như cam, quýt, bưởi, nho…
  • Hạn chế ăn các loại thức ăn nhiều dầu mỡ, đồ cay nóng, khó tiêu hóa… Tránh hút thuốc lá, không sử dụng nhiều rượu, bia, các chất kích thích…
  • Bên cạnh đó, có thể uống thêm các loại trà thảo dược (tâm sen, gừng…) sẽ phần nào giúp giảm căng thẳng, dễ ngủ hơn.

3. Dùng thuốc Tây y

Khi chẩn đoán mắc chứng căng thẳng thần kinh, người bệnh sẽ thường được bác sĩ chỉ định sử dụng một số loại thuốc giúp chống trầm cảm, chống lo âu…

Đặc biệt, tùy theo từng tình trạng và mức độ của bệnh mà bác sĩ sẽ kê các loại thuốc cũng như liều dùng phù hợp. Chính vì vậy, với các loại thuốc Tây này, người bệnh tuyệt đối không nên tự ý mua dùng mà chỉ nên dùng một khi đã có chỉ định của bác sĩ. Bên cạnh đó, việc sử dụng những loại thuốc này cũng có thể gây ra một vài tác dụng phụ không mong muốn như gây đau đầu, buồn ngủ, buồn nôn, miệng khô, người mệt mỏi, chán ăn…

Thuốc trị căng thẳng thần kinh

Nhóm thuốc an thần thường được dùng để điều trị căng thẳng thần kinh

4. Dùng thuốc Đông y

Đông y trị chứng căng thẳng thần kinh bằng cách tác động tới đúng căn nguyên gây bệnh, giúp bổ huyết, hoạt huyết, tăng cường mạnh mẽ máu lên não, phục hồi chức năng não bộ, khắc phục tình trạng thiếu máu lên não, suy nhược thần kinh, đồng thời dưỡng tâm an thần, giải tỏa căng thẳng, mệt mỏi.

Tuy nhiên, không phải cứ điều trị bằng Đông y là đem lại hiệu quả. Căng thẳng thần kinh trị theo Đông y muốn đem lại hiệu quả thực sự, hạn chế nguy cơ tái phát phải trị theo Ngự Y Mật Phương - Đông Y Thế Hệ 2 bởi:

  • Ngự Y Mật Phương: “Quốc bảo” Y học cung đình triều Nguyễn xưa, tổng hợp các bài thuốc Đông y hiệu nghiệm nhất được Ngự y Thái y viện nghiên cứu dành riêng để chữa bệnh cho vua chúa thời đó.
  • Đông Y Thế Hệ 2: An toàn, không tác dụng phụ, hiệu quả vượt trội Tây y trong nhiều trường hợp, dùng được cho các trường hợp bệnh nặng mạn tính nhiều năm.

Việc sử dụng Hoạt huyết Ngự Y Mật Phương - Đông Y Thế Hệ 2 đem lại hiệu quả thực sự vượt trội và khác biệt, giúp… Cảm nhận hiệu quả rõ rệt sau 10 - 15 ngày dùng. Uống đủ 3 tháng có thể giảm thiểu căng thẳng, hạn chế nguy cơ tái phát.

5. Thăm khám nếu tình trạng tồi tệ hơn

Nếu tình trạng căng thẳng thần kinh kéo dài với các dấu hiệu ngày càng tồi tệ hơn, kể cả khi người bệnh đã cố gắng nghỉ ngơi và áp dụng các giải pháp khắc phục. Lúc này, tốt nhất người bệnh nên đi thăm khám tại các cơ sở y tế để được chẩn đoán và điều trị chính xác nhất.

Có thể thấy, căng thẳng thần kinh là tình trạng mà người bệnh hoàn toàn có thể khắc phục được triệt để, từ việc xây dựng một chế độ sinh hoạt, dinh dưỡng hợp lý đến sử dụng thuốc phù hợp. Tuy nhiên, người bệnh cũng không nên chủ quan và cần tới các cơ sở y tế thăm khám nếu bị căng thẳng kéo dài và ngày càng trầm trọng.

Bài viết liên quan

Lên đầu trang
Loading
SP Hữu ích Khuyến mãi
Sản phẩm
Liên hệ