Cứng khớp là gì? Nguyên nhân, triệu chứng & cách điều trị

2023-07-20 09:03:07

Hiện tượng cứng khớp thường khiến người bệnh cảm thấy khó chịu, khó cử động, ảnh hưởng tới sinh hoạt hoặc thậm chí gây đau nhức. Mặc dù tình trạng này thường thấy ở người lớn tuổi, người trung niên nhưng không phải những người trẻ tuổi là sẽ không gặp. Cùng chúng tôi tìm hiểu chi tiết về nguyên nhân, các vị trí thường gặp, biểu hiện và cách điều trị qua bài viết dưới đây.

I - Cứng khớp là gì?

Cứng khớp được đặc trưng bởi cảm giác khó cử động, căng cứng ở một số vị trí như khớp ngón tay, cổ tay, cổ chân, khớp gối... Hiện tượng này thường xảy ra khi các khớp không cử động hay hoạt động trong một khoảng thời gian dài, phổ biến nhất là vào buổi sáng sau khi ngủ dậy.

Thông thường hiện tượng cứng khớp nhẹ chỉ khiến bạn khó cử động trong một khoảng thời gian ngắn sau khi cơ thể hoạt động trở lại, tuy nhiên nếu là triệu chứng nặng thì có thể ảnh hưởng tới sinh hoạt và cũng là biểu hiện cho nhiều bệnh lý.

cứng khớp là thế nào

II - Nguyên nhân gây ra hiện tượng cứng khớp

Nhiều người thường cho rằng cứng khớp thường là do vấn đề về tuổi tác, tuy nhiên thực tế sự lão hóa chỉ là một trong rất nhiều nguyên nhân. Lý do dẫn tới hiện tượng này còn có thể do nhiều yếu tố về bệnh lý, yếu tố lối sống sinh hoạt và điều kiện sống khác. Dưới đây là những nguyên nhân phổ biến nhất:

1. Không cử động trong thời gian dài

Khi bạn duy trì một tư thế nào đó trong thời gian dài (điển hình như ngủ, nằm, ngồi…) thì sẽ rất dễ gây ra hiện tượng cứng khớp. Đó là bởi lượng dịch bôi trơn giữa các khớp bị suy giảm do thiếu cử động, vì thế bề mặt các khớp gặp nhiều ma sát hơn, dẫn tới khó cử động hơn. Ngoài ra lâu không cử động cũng khiến các nhóm cơ, gân bị yếu và co dần rồi dẫn tới cảm giác co cứng.

2. Yếu tố tuổi tác

Nguy cơ bị thoái hóa khớp sẽ gia tăng khi mà tuổi tác càng cao. Lúc này, do sự bào mòn của sụn khớp theo thời gian mà các hoạt động của khớp sẽ kém linh hoạt hơn. Điều này sẽ càng tệ hơn khi lượng chất lỏng hoạt dịch tại khớp giảm, khiến khớp dễ bị sưng viêm…

người cao tuổi dễ bị cứng khớp

3. Thừa cân, béo phì

Tình trạng thừa cân sẽ gây nên một áp lực “âm thầm” cho những vùng khớp trong cơ thể. Chưa kể, sự gia tăng quá mức kiểm soát của nồng độ protein trong cơ thể còn dễ kích ứng phản ứng viêm khớp, khiến bệnh nhân dễ bị cứng khớp thường xuyên.

4. Thực hiện ăn kiêng không khoa học

Ăn kiêng thiếu khoa học sẽ làm tăng nguy cơ mắc bệnh xương khớp. Điều này sẽ khiến cơ thể bị thiếu đi các chất dinh dưỡng cần thiết để duy trì sức khỏe tổng thể. Khi ấy bệnh nhân dễ bị mất cơ, gây ảnh hưởng cho sức khỏe khớp và nhiều vấn đề khác. Chưa kể, một số thực phẩm còn có khả năng kích thích phản ứng viêm bên trong cơ thể, hoặc gây mất nước… khiến các vùng khớp bị tổn thương, giảm khả năng vận động.

5. Cứng khớp do bị chấn thương

Khi gặp phải những chấn thương quá mạnh do chơi thể thao, tai nạn… có thể làm cho phần sụn khớp bị tổn thương và hoạt động kém trơn tru. Lúc này, tình trạng cứng khớp rất dễ xảy ra, đặc biệt là sau khi vừa ngủ dậy hoặc không vận động trong thời gian dài.

6. Ảnh hưởng bởi thời tiết

Theo nhiều chuyên gia, thời tiết cũng là một tác nhân ảnh hưởng đến chức năng của xương khớp. Thông thường, những người sinh sống tại vùng lạnh sẽ có nguy cơ bị bệnh về xương khớp cao hơn người sống tại các vùng nóng.

Đó là do áp suất của không khí sẽ gây sức ép, khiến cho những mô sẹo, gân và cơ tại gần khu vực khớp xảy ra sự co giãn. Chưa kể khi nhiệt độ xuống thấp thì lượng chất lỏng tại vùng khớp xương sẽ trở nên khô cứng, ảnh hưởng đến sự chuyển động của các khớp.

XEM THÊM: Khớp gối bị đau nhức khi trời lạnh

thời tiết lạnh dễ gây cứng khớp

7. Viêm khớp dạng thấp

Bệnh lý viêm khớp dạng thấp thường xảy ra ở những người trong độ tuổi từ 30 - 50 và chủ yếu xảy đến với đối tượng nữ. Căn bệnh này sẽ gây nên tình trạng rối loạn miễn dịch, ảnh hưởng tới khả năng miễn dịch của những vùng khớp khỏe mạnh và dẫn đến triệu chứng cứng khớp.

8. Viêm bao hoạt dịch

Khi bao hoạt dịch bị viêm thì lớp màng hoạt dịch sẽ ngày càng dày lên, gây ra cảm giác đau đớn và tình trạng cứng khớp. Dù chứng bệnh khớp này có thể xảy ra ở mọi vị trí, nhưng phổ biến nhất vẫn là khớp vai, khớp gối…

9. Gout

Bệnh gout có mối liên quan chính đến sự rối loạn chuyển hóa thành phần protid bên trong máu. Những triệu chứng nổi bật của căn bệnh này thường diễn biến chủ yếu vào buổi đêm, gây ra tình trạng khớp bị cứng, sưng hoặc là đau nhức.

10. Ung thư xương

Ung thư xương là một căn nguyên hiếm gặp có thể gây cứng khớp cho người bệnh. Bên cạnh biểu hiện này thì bệnh nhân thường sẽ bị đau dương, suy giảm khả năng vận động khớp.

III - Các vị trí thường hay bị cứng khớp

Mặc dù trên cơ thể mỗi người thường có từ 250-350 những khớp xương khác nhau, thế nhưng các vị trí dưới đây được cho là sẽ có nguy cơ bị cứng khớp cao hơn các khu vực còn lại:

1. Khớp gối

Cứng khớp gối là vấn đề khá phổ biến. Hội chứng này thường xuất hiện do chấn thương, do bệnh nhân bị viêm màng hoạt dịch tại khu vực khớp gối hoặc vì thoái hóa khớp… Trong đó tình trạng khớp gối bị cứng do thoái hóa khớp phổ biến hơn cả. Căn bệnh này khiến cho phần sụn chêm của khớp gối sẽ bị mỏng đi. Kết hợp với lượng dịch bôi trơn tích lũy tại khớp gối cũng giảm dần. Điều này sẽ ảnh hưởng đến khả năng vận động, gây đau nhức khi các đầu xương massage với nhau, gây ra các tiếng kêu lạo xạo.

2. Khớp ngón tay

Cứng khớp ngón tay được đánh giá là biểu hiện đặc trưng của chứng bệnh viêm khớp dạng thấp hoặc là bệnh thoái khớp trong nhóm đối tượng người cao tuổi. Triệu chứng này sẽ khởi phát chủ yếu vào buổi sáng, thường kéo dài khoảng 30 - 45 phút, tùy theo nguyên nhân gây bệnh.

các vị trí hay bị cứng khớp

3. Khuỷu tay

Khuỷu tay là vị trí thường xuyên phải chịu đựng những lực tác động cơ học do sự tì đè khi con người vận động hàng ngày. Vậy nên vị trí này rất dễ bị tổn thương, gây ra tình trạng cứng khớp do chấn thương. Ngoài ra, những căn nguyên về bệnh lý cũng có thể gây cứng khớp khuỷu tay, làm suy giảm chức năng của các mô liên kết trong khớp, khiến khuỷu tay của người bệnh chuyển động khó khăn hơn.

4. Khớp cổ tay

Trong nhiều trường hợp, người bị chấn thương lâu ngày phải bó bột tay sẽ gặp phải tình trạng cứng khớp cổ tay. Tuy nhiên, điều này thường sẽ biến mất sau khi vết thương lành lại hoặc bệnh nhân tiến hành các phương pháp vật lý trị liệu để phục hồi sau tai nạn. Bên cạnh đó, những bệnh lý liên quan đến tình trạng viêm khớp mãn tính cũng có thể trở thành nguồn căn gây cứng khớp cổ tay.

5. Cổ chân

Cổ chân bị cứng khớp thường gặp ở những người trên 40 tuổi, đặc biệt là đối tượng cao tuổi (trên 60) do sự suy giảm khả năng vận động của những khớp chân.

IV - Triệu chứng, biểu hiện khi bị cứng khớp

Biểu hiện đặc trưng nhất khi một người bị cứng khớp chính là những khớp gối, bàn tay… bị cứng, khó di chuyển, khiến việc xoay hay gập khớp đều trở nên vô cùng khó khăn. Lúc này người bệnh thường sẽ không thể co hoặc duỗi chân tay ngay lập tức.

Tùy vào mức độ nặng, nhẹ của mỗi người mà thời gian có thể cử động lại bình thường sẽ khác nhau. Những người bị triệu chứng nhẹ thì chỉ cần làm vài động tác duỗi người là có thể cử động lại bình thường, những người nặng hơn có thể sẽ mất từ 10, 15 phút hoặc thậm chí hơn 1 giờ đồng hồ mới có thể hoạt động lại. Thậm chí có những người sẽ cảm thấy đau nhức, khó chịu đi kèm với cảm giác khớp không thể cử động.

triệu chứng khi bị cứng khớp

V - Những đối tượng có thể gặp tình trạng cứng khớp

Bất kỳ ai không kể giới tính hay độ tuổi đều có thể mắc hiện tượng bị cứng khớp, thế nhưng vẫn có một vài đối tượng có tỷ lệ gặp cao hơn những người khác, bao gồm:

  • Người cao tuổi, người trung niên (khoảng trên 35 tuổi)
  • Người sinh ra trong gia đình có bố mẹ mắc bệnh xương khớp
  • Người có sức đề kháng yếu
  • Phụ nữ mang thai hoặc mới sinh
  • Người bị thừa cân, béo phì, sinh hoạt không điều độ, hay dùng chất kích thích

VI - Bệnh cứng khớp có nguy hiểm hay ảnh hưởng gì không?

Cứng khớp không chỉ làm ảnh hưởng tới khả năng vận động, ảnh hưởng tới quá trình sinh hoạt trong cuộc sống mà cònđược đánh giá là một trong những dấu hiệu tiềm ẩn của những bệnh về xương khớp. Nếu không điều trị sớm, người bệnh có thể gặp phải một số ảnh hưởng sau:

  • Teo cơ, biến dạng: Khi khớp bị cứng và khó cử động trong thời gian dài, kết hợp việc không điều trị sớm sẽ dễ khiến các nhóm cơ bị yếu và teo đi, thậm chí nếu kết hợp với các tình trạng như viêm khớp mãn tính, viêm khớp dạng thấp... còn có thể làm khớp bị biến dạng
  • Nguy cơ bị ngã: Nếu hiện tượng này xảy ra ở phần chân và là người cao tuổi thì dễ dẫn tới nguy cơ bị té ngã, khá nguy hiểm cho sự an toàn của người bệnh.

cứng khớp có thể dễ bị ngã

VII - Điều trị chứng cứng khớp như thế nào?

1. Chườm nóng, lạnh

Bạn có thể chườm lạnh vào vùng khớp bị cứng trong thời gian khoảng 20 phút. Cách thức này sẽ làm giảm sự sưng viêm. Nhờ đó mà khớp hoạt động linh hoạt hơn. Ngoài ra, bệnh nhân có thể dùng khăn nóng để thư giãn vùng khớp gối đang bị cứng, tăng tuần hoàn máu tại đây.

XEM THÊM: Đau nhức xương khớp nên chườm nóng hay lạnh?

2. Vật lý trị liệu

Vật lý trị liệu là một hình thức giúp giảm tăng cường chức năng vận động cho vùng khớp. Chính vì thế mà tình trạng cứng khớp cũng sẽ giảm đi đáng kể. Bạn có thể tìm đến các chuyên gia để hiểu đúng, áp dụng đúng những phương pháp vật lý trị liệu.

3. Uống thuốc giảm cứng khớp

Khi tình trạng cứng khớp xảy ra, kèm theo những cơn đau dữ dội, nhiều người sẽ lựa chọn các loại thuốc giảm đau nhanh như ibuprofen… để xử lý triệu chứng tức thời.

Tuy nhiên, về lâu dài thì việc giải quyết nguồn căn gây bệnh mới được cho là phương pháp tối ưu, đặc biệt là với những ai bị cứng khớp do các bệnh xương khớp mãn tính.

Phải biết rằng, các bệnh xương khớp mãn tính có liên quan chặt chẽ đến cơ địa của người bệnh. Đó là lý do trong cùng hoàn cảnh sống nhưng có người thường xuyên phải chịu đựng các triệu chứng của bệnh xương khớp, nhưng có những người không bao giờ gặp phải những hội chứng này đến hết đời.

uống thuốc điều trị cứng khớp

Do vậy, để khắc phục được các biểu hiện của bệnh xương khớp mãn tính như cứng khớp, sưng đau khớp… thì thay đổi cơ địa là giải pháp hiệu nghiệm nhất. Đây là điều phương pháp Đông y thế hệ 2 đã làm được và có kiểm chứng lâm sàng chứng minh.

Với viên khớp Ngự y mật phương - Đông y thế hệ 2, người bệnh sẽ cảm nhận được những cơn đau khớp gối giảm đi rõ rệt. Việc vận động khớp gối khi di chuyển không còn nhiều khó khăn, thậm chí các triệu chứng của bệnh khớp có thể biến mất trong nhiều năm.

Đó là do viên uống được bào chế theo bài thuốc quý trong Ngự y mật phương (tuyển tập những phương thuốc chỉ dành cho vua) với khả năng tái tạo sụn khớp, phục hồi lại khả năng vận động của vùng khớp và tăng cường sự sản sinh dịch bôi trơn tại khu vực này.

Nhờ thế mà khả năng vận động khớp của bệnh nhân sẽ được cải thiện rõ rệt, cảm thấy thoải mái hơn, không còn gặp khó khăn khi vận động khớp.

Viên uống được sản xuất bởi dược phẩm Nhất Nhất, đáp ứng những tiêu chuẩn kiểm nghiệm vô cùng khắt khe tại nhà máy đạt chuẩn GMP-WHO, cho người dùng an tâm khi sử dụng.

VIII - Những lưu ý để phòng tránh, hạn chế cứng khớp

Muốn hạn chế hay phòng tránh tình trạng cứng khớp xảy ra, bệnh nhân hãy xây dựng những thói quen sống lành mạnh hơn. Cụ thể:

  • Bạn có thể rèn luyện thói quen thực hiện những bài tập tốt cho xương khớp mỗi ngày, điển hình như đi bộ, yoga…
  • Hãy bổ sung các loại thực phẩm, vi chất tốt cho xương khớp vào chế độ dinh dưỡng của bản thân.
  • Ngủ đúng tư thế: Điều này sẽ hạn chế được những cơn đau, cứng khớp sau khi thức giấc.
  • Đi khám định kỳ để sớm phát hiện ra những dấu hiệu bất thường của bệnh về xương khớp.

Tổng kết lại, cứng khớp có thể do nhiều nguyên nhân. Nếu đây là biểu hiện của bệnh xương khớp mãn tính, bệnh nhân cần tác động trực tiếp vào nguồn căn gây bệnh. Hy vọng các thông tin trên sẽ giúp bạn giải quyết được tình trạng cứng khớp!

Bài viết liên quan

Lên đầu trang
Loading
Hữu ích Khuyến mãi
Sản phẩm
Liên hệ