Bị đau cổ chân khi đá bóng phải làm sao? Lưu ý để phòng tránh

2023-09-12 08:43:20

Cảm giác đau cổ chân khi đá bóng thật sự rất khó chịu, làm giảm kết quả thi đấu và cản trở tới hoạt động hàng ngày. Vậy nguyên nhân nào dẫn đến tình trạng này? Và phải làm sao để khắc phục? Hãy cùng chúng tôi đi tìm cách giải quyết vấn đề này ngay trong bài viết dưới đây.

I - Nguyên nhân gây đau cổ chân khi đá bóng

Hiện tượng bị đau cổ chân khi chơi bóng đá chủ yếu thường do gặp chấn thương từ việc đá bóng sai kỹ thuật (sút bóng quá mạnh, xoay gập cổ chân gấp...), không khởi động trước khi đá bóng, va chạm... Ngoài ra cũng có thể do ảnh hưởng của một số bệnh lý liên quan tới khớp cổ chân.

1. Đá bóng sai kỹ thuật

Là lý do gây đau cổ chân khi đá bóng rất phổ biến, đặc biệt là với người mới chơi hoặc không chơi thường xuyên. Trong bộ môn đá bóng, người chơi sẽ phải thực hiện rất nhiều động tác xoay người, xoay chân, chạy giật ngược, phanh đột ngột... Tất cả những động tác này nếu không được rèn luyện kỹ rất dễ gây áp lực hoặc chấn thương cho cổ chân.

Ngoài ra với người mới chơi thường có xu hướng muốn tập sút bóng, đa phần khi đó họ sẽ học theo hướng dẫn của người khác là giữ cứng và thẳng cổ chân để sút. Sự kết hợp giữa tâm lý muốn sút bóng thật mạnh & cổ chân còn yếu thường sẽ gây ra cơn đau nhức sau khi chơi bóng.

Và cũng rất nhiều người mới chơi thường dùng những loại giày không chuyên cho môn đá bóng, thậm chí có người dùng giày chạy bộ. Những đôi giày không được thiết kế để đá bóng sẽ dễ người chơi bị té ngã, khó di chuyển hoặc thậm chí là lật cổ chân.

Một số chấn thương thường gặp ở người chơi đá bóng gồm:

  • Bong gân: Có thể ở mức độ nhẹ, trung bình hoặc nặng. Bong gân khiến cho vùng cổ chân xuất hiện vết bầm tím, sưng đau, và khiến cho cử động trở nên khó khăn. Tình trạng này có thể phục hồi được, tùy thuộc vào mức độ bong gân mà thời gian phục hồi là ngắn (4-6 tuần) hoặc kéo dài (trên 12 tuần).
  • Trật khớp mắt cá chân: Tình trạng này có thể gây ra cơn đau rất nghiêm trọng vùng cổ chân. Nguyên nhân gây ra trật khớp mắt cá chân khi đá bóng thường là do xoay, gập chân quá mạnh mẽ khiến cho khớp dễ bị tổn thương và đau nhức.
  • Đứt dây chằng.

XEM THÊM: Nguyên nhân làm đau khớp gối khi chơi thể thao

đá bóng sai kỹ thuật gây đau cổ chân

2. Không hoặc khởi động không kỹ

Khởi động là điều cần làm đầu tiên vô cùng quan trọng với những người đá bóng. Nếu không khởi động trước khi chơi bóng sẽ dễ khiến cho vùng mô cơ, gân, khớp ở cổ chân không kịp thích ứng với cường độ vận động mạnh của môn bóng đá, từ đó gây đau cổ chân và nhiều vấn đề khác.

3. Đá bóng quá thô bạo

Chơi bóng quá mạnh, quá thô bạo cũng là nguyên nhân gây đau cổ chân khi đá bóng khá phổ biến và thường gặp ở người chơi lâu năm. Tâm lý muốn chiến thắng hoặc cay cú dễ khiến người chơi có hành vi cản bóng, phá bóng quyết liệt. Do đó nếu không may rất dễ tự làm mình bị chấn thương hoặc khiến người chơi khác gặp chấn thương, và vị trí dễ va chạm nhất cũng chính là cổ chân.

va chạm khi đá bóng gây đau cổ chân

4. Do bệnh lý

Nếu cảm thấy bản thân khi đá bóng không hề chơi mạnh bạo, ít di chuyển, ít sút bóng... nhưng vẫn bị đau cổ chân thì rất có thể đó là dấu hiệu của một số bệnh lý về khớp chân, ví dụ: bệnh gout, viêm khớp cổ chân, thoái hóa xương khớp…

II - Bị đau cổ chân khi đá bóng phải làm sao?

Cơn đau cổ chân có thể xuất hiện ngay trong khi chơi bóng hoặc phải tới khi về nhà nghỉ ngơi mới thấy. Khi đó, chúng ta sẽ có những cách can thiệp kịp thời để xoa dịu cơn đau và hạn chế tổn thương.

  • Nghỉ ngơi: Nếu cơn đau quá nặng thì nên dừng vận động và tiến hành điều trị để tránh gây ra nguy hiểm cho vùng cổ chân.
  • Chườm đá lạnh: Biện pháp đơn giản này có thể giúp làm giảm cảm giác đau nhức cổ chân. Bạn có thể chườm liên tục mỗi ngày khoảng 6-7 lần, mỗi lần chườm trong khoảng 10 phút.
  • Ngâm chân vào nước đá: Cách này cũng mang lại hiệu quả gần giống với chườm đá lạnh, ngâm chân vào nước đá có thể giúp làm giảm sưng tấy, giảm đau nhức, thư giãn vùng cơ xung quanh cổ chân. Bạn có thể lựa chọn giải pháp này và thực hiện hàng ngày (khoảng 3-4 lần/ngày), mỗi lần khoảng 15 phút.
  • Nẹp cố định cổ chân: Sau khi đã ngâm chân vào nước đá, hoặc chườm đá lạnh thì bạn có thể dùng băng vải hoặc nẹp để cố định vùng cổ chân. Điều này sẽ giúp ngăn ngừa các chuyển động không tốt ở vùng cổ chân, hạn chế tổn thương lan rộng, và giảm cảm giác đau nhức cổ chân.
  • Thăm khám và điều trị kịp thời: Các biện pháp giảm đau cổ chân như đã nêu trên chỉ là giải pháp tình thế tạm thời. Khi đã cơn đau đã thuyên giảm, bạn nên đến ngay các cơ sở y tế để được bác sĩ thăm khám, phát hiện nguyên nhân để điều trị triệt để tình trạng đau nhức cổ chân khi đá bóng.

Trong các trường hợp đau cổ chân khi đá bóng do mắc các bệnh lý về xương khớp như viêm khớp cổ chân, thoái hóa xương khớp… việc sản phẩm Đông như Viên xương khớp Ngự Y Mật Phương - Đông Y Thế Hệ 2 được đánh giá là một giải pháp an toàn, đem lại hiệu quả vượt trội và lâu dài, không chỉ giúp giảm đau, sưng nhanh chóng, khôi phục chức năng các khớp mà còn ngăn ngừa được tối đa nguy cơ bệnh tái phát nhờ cơ chế tác động đặc biệt giúp củng cố, thay đổi cả cơ địa người bệnh.

ĐỌC NGAY: Cách dùng trái nhàu trị đau xương khớp

đá bóng bị đau cổ chân phải làm sao

Chú ý rằng trong quá trình điều trị, bạn cần tránh làm một số việc như sau để không làm cho tình trạng đau nhức cổ chân ngày càng nặng nề hơn:

  • Không dùng dầu nóng để xoa bóp, bởi các loại dầu nóng có thể kích thích mạnh mẽ các phản ứng viêm ở cổ chân, làm cho tổn thương ngày càng nặng nề hơn.
  • Không vận động quá mạnh, cử động nhiều vùng cổ chân.
  • Không tự ý dùng thuốc tiêm trực tiếp vào tổn thương ở cổ chân khi chưa có sự chỉ định của bác sĩ.
  • Không tự ý băng bó vết thương bằng thuốc bắc, vì nếu xử lý không đúng cách có thể làm nặng thêm tình trạng đau nhức cổ chân.

III - Những lưu ý để tránh bị đau cổ chân khi đá bóng

Để hạn chế những chấn thương cho cổ chân hoặc các bộ phận cơ thể khác khi đá bóng, bạn cần lưu ý một số vấn đề như sau:

  • Khởi động thật kỹ trước khi chơi: Hãy luôn ghi nhớ việc khởi động trước khi chơi thể thao, trong đó có đá bóng. Việc khởi động sẽ giúp vùng cơ xương khớp dần dần thích nghi với các chuyển động, cường độ đá bóng. Từ đó, giúp bạn hạn chế các chấn thương có thể xảy ra, ngăn ngừa nguy cơ đau cổ chân. Các bài tập khởi động có thể bao gồm: xoay cổ chân, chạy bộ, ép thẳng chân, chuyền bóng, vờn bóng…
  • Chọn giày có kích cỡ phù hợp: Hãy lựa chọn đôi giày vừa vặn với kích thước bàn chân của bạn, chất liệu tốt và có khả năng bảo vệ tốt để tránh những chấn thương vùng cổ chân hoặc bàn chân.
  • Không chơi bóng quá sức: Chơi bóng quá sức có thể khiến cho toàn bộ cơ thể rơi vào tình trạng mệt mỏi, cổ chân dễ bị chấn thương và đau nhức. Vì vậy, cần dựa trên tình trạng sức khỏe của bản thân để đá bóng với cường độ phù hợp.
  • Tránh những pha tranh chấp bóng nguy hiểm: Đôi khi vì quá mải tranh giành bóng với đối phương mà có thể xảy ra những tình huống nguy hiểm khiến bạn có thể gặp tổn thương ở vùng cổ chân. Do vậy, nếu bạn có thể lường trước rủi ro khi tranh cướp bóng thì không nên thực hiện những tình huống này để giảm thiểu rủi ro cho vùng cổ chân hoặc các vùng khác trên cơ thể.

THAM KHẢO: Đau khớp gối có nên xoa bóp không?

khởi động trước khi đá bóng tránh đau cổ chân

Đừng để đau cổ chân “ngáng đường” bạn trong quá trình tập luyện bóng đá cũng như thi đấu. Mong rằng bài viết này đã giúp bạn có thêm nhiều kiến thức bổ ích để đối phó dễ dàng với tình trạng này, hăng say hết mình với mỗi trận cầu bóng đá.

Lên đầu trang
Loading